DetailController

Giáo dục

Đẩy mạnh đổi mới hoạt động của thư viện trong xây dựng phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi trên địa bàn tỉnh

10/03/2023 15:04
Ngày 9/3/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 48/KH-UBND triển khai thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 01/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh đổi mới hoạt động của thư viện trong xây dựng phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi trên địa bàn t

Kế hoạch nhằm triển khai có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra tại Chỉ thị số 20/CTTTg; xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc sách trong thiếu nhi; cải thiện môi trường đọc, phát triển tài nguyên thông tin phù hợp với đối tượng thiếu nhi, đa dạng sản phẩm thông tin, dịch vụ thư viện, tăng cường sự tham gia của thiếu nhi trong các hoạt động, sự kiện khuyến đọc, trải nghiệm với sách; góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, hình thành lối sống lành mạnh cho thiếu nhi trên địa bàn toàn tỉnh. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội về vị trí, vai trò của văn hóa đọc, đặc biệt là hình thành thói quen đọc, phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi. Huy động sự tham gia vào cuộc của các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, gia đình nhằm hỗ trợ, chung tay phát triển thư viện, phát triển văn hóa đọc phục vụ thiếu nhi một cách đồng bộ và sâu rộng trong mọi tầng lớp Nhân dân; đồng thời đẩy mạnh việc đa dạng hóa, huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia phát triển văn hóa.

Nội dung triển khai bao gồm: Đẩy mạnh công tác truyền thông vận động, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về vị trí, vai trò của văn hóa đọc trên các kênh thông tin đại chúng, nhất là trên nền tảng công nghệ số, phát huy ưu thế của mạng xã hội nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị trí, vai trò của văn hóa đọc, đặc biệt là hình thành thói quen đọc, phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi; tăng cường tổ chức kết nối giữa các thư viện, cơ sở giáo dục và các cơ quan liên quan để huy động sự tham gia của nhà trường, gia đình vào việc hình thành và duy trì thói quen đọc, nâng cao kỹ năng đọc và năng lực tiếp cận, xử lý thông tin cho thiếu nhi; chỉ đạo xây dựng, phát triển mô hình, liên kết các loại hình thư viện, không gian đọc, phòng đọc cơ sở trên địa bàn phù hợp với đối tượng thiếu nhi. Rà soát, hoàn thiện và duy trì các cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh; xây dựng dự án, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết để phát triển thư viện trên địa bàn đạt chuẩn theo quy định; đẩy mạnh xã hội hoá để phát triển thư viện và văn hoá đọc phục vụ thiếu nhi, đồng thời khuyến khích vai trò của thư viện cộng đồng và thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng tham gia phục vụ thiếu nhi tại cơ sở; từng bước xây dựng và phát triển thư viện, mô hình văn hoá đọc phù hợp với thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt. Định kỳ hàng năm tổ chức các hoạt động sự kiện và kỹ năng đọc cho thiếu nhi thông qua các cuộc thi về sách, ngày hội đọc sách, câu lạc bộ bạn đọc…; chú trọng tổ chức các hoạt động sự kiện như: Ngày Sách và Văn hoá đọc 21/4; Cuộc thi Đại sứ Văn hoá đọc…

Bổ sung mới nguồn tài nguyên thông tin có chọn lọc, tài liệu số cho hệ thống thư viện; tăng cường luân chuyển tài nguyên thông tin; xây dựng chương trình luân chuyển sách, phối kết hợp phục vụ lưu động tại các hệ thống thư viện với các điểm Bưu điện văn hoá xã, vùng sâu vùng xa, nơi điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn… Xây dựng kế hoạch, chương trình đưa văn hoá đọc vào trường học thông qua tiết học chính khóa, ngoại khoá, nhằm giáo dục năng lực ngôn ngữ với các năng lực cơ bản, nâng cao tinh thần tự đọc, tự học, phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận tra cứu và xử lý thông tin gắn với phát triển văn hoá đọc trong học đường. Tạo điều kiện, khuyến khích người làm công tác thư viện được nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tập huấn về kỹ năng phục vụ thiếu nhi, tham quan thực tế ở các thư viện lớn trong và ngoài nước để mở rộng tầm nhìn, trau dồi học hỏi và tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân; hỗ trợ về cơ chế, chính sách phù hợp cho người làm công tác thư viện. Đẩy mạnh chuyển đổi số, liên thông thư viện, xây dựng thư viện điện tử, thư viện số, cơ sở dữ liệu số, sử dụng công nghệ hiện đại hỗ trợ việc đọc và khai thác thông tin của thiếu nhi trong thư viện./.