DetailController

Sức khỏe - Đời sống

Đảm bảo cung ứng, tiêu thụ hàng hóa nông sản trong điều kiện dịch Covid-19

04/10/2021 00:00
Mặc dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng với sự chuẩn bị tốt và sự vào cuộc tích cực của các sở, ngành, chính quyền địa phương, nên tình hình thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định. Nguồn hàng hóa dồi dào, mặt hàng nông sản tiêu thụ kịp thời.
Cán bộ Viettel Post hướng dẫn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã đưa sản phẩm lên Sàn Thương mại điện tử voso.vn.

Để đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của người dân trong thời gian dịch bệnh Covid-19 bùng phát, các siêu thị, trung tâm thương mại đều có các phương án, kế hoạch tăng dự trữ lên từ 30-50% so với bình thường. Ngoài ra, tại các chợ truyền thống, nguồn cung hàng hóa vẫn đảm bảo, các sản phẩm thiết yếu phong phú, không có tình trạng thiếu hàng.

          Thực hiện chỉ đạo của tỉnh, ngành Nông nghiêp tỉnh đã thành lập tổ Tổ công tác để đạo sản xuất, kết nối cung ứng nông sản trong tình hình dịch bệnh Covid-19. Đồng thời phối hợp với các sở, ngành cung cấp danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong và ngoài tỉnh có khả năng cung cấp sản phẩm, nhằm quảng bá và hỗ trợ tiêu thụ nông sản. Các nhóm Zalo được thành lập, kịp thời phổ biến các văn bản hướng dẫn, quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid - 19 cũng như: hỗ trợ kết nối, vận chuyển sản phẩm để giảm chi phí. Đến nay, cơ quan chức năng đã hỗ trợ, hướng dẫn và đăng ký luồng xanh Quốc gia cho các xe vận chuyển nông sản của doanh nghiệp và hợp tác xã trên địa bàn tỉnh thông qua trang https://luongxanh.drvn.gov.vn. Qua đó, nhiều nông sản trong tỉnh được vận chuyển đi tiêu thụ đúng thời vụ, như: Bí đỏ (Mai Châu), Bí xanh (Yên Thủy), rau Su Su (Tân Lạc), Nhãn (Lương Sơn), Thanh Long (Lạc Thủy), cam, bưởi (Cao Phong, Tân Lạc). Công tác hỗ trợ, hướng dẫn và đăng ký Shiper cho xe máy của doanh nghiệp hoạt động giao hàng tại thành phố Hà Nội, góp phần vào việc trách ùn tắc và lưu thông nông sản được kịp thời.

          Đồng hành cùng ngành Nông nghiệp, sở Thông tin và Truyền Thông đã tích cực hỗ trợ các hộ và cơ sở sản xuất đưa các sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử. Hiện có 3 sàn đang triển khai hoạt động, là Sàn Thương mại điện tử Postmart.vn thuộc Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, Sàn Thương mại voso.vn thuộc Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel, Sàn Thương mại sendo.vn thuộc Tập đoàn FPT. Đến nay, Bưu điện tỉnh đã cam kết tiêu thụ 3.000 tấn cam tại huyện Cao Phong thông qua Sàn Thương mại điện tử, số lượng này dự kiến liên kết tiêu thụ cho Nhà máy Chế biến Hoa tươi và Thảo dược huyện tỉnh Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Ngoài ra có 31 doanh nghiệp và hợp tác xã, hộ sản xuất tham gia sàn thương mại điện tử thuộc Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam. Một số địa tổ chức các buổi tuyên tuyền, hướng dẫn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã ứng dụng công nghệ thông tin để đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử.

          Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành Nông nghiệp tỉnh cũng gặp một số khó khăn trong quá trình sản xuất, tiêu thụ, nhất là thời gian tới là thời điểm thu hoạch quả có múi trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, toàn tỉnh có 8.062 ha diện tích trồng cam đang cho thu hoạch với sản lượng 103.246 tấn; có 5.030 ha diện tích trồng mía, sản lượng khoảng 33.835 tấn. Sản lương thu hoạch lớn nhưng sức mua của người tiêu dùng giảm. Ngoài ra chi phí và công tác lưu thông hàng hóa đã ảnh hưởng đến việc tiêu thụ và giá thành sản phẩm.

          Thời gian tới, các cấp, các ngành và địa phương trong tỉnh tiếp tục bám sát vào các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh để kịp thời chỉ đạo sản xuất, tiêu thụ nông sản. Tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành, cũng như các tổ chức, cá nhân có khả năng cung cấp sản phẩm đảm bảo chất lượng để quảng bá, tiêu thụ nông sản. Tập trung hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn Thương mại điện tử. Trong đó làm tốt công tác tuyên tuyền, hướng dẫn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã ứng dụng công nghệ thông tin để đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử. Bằng những biện pháp đồng bộ, tỉnh đặt mục tiêu hết năm 2021, có hơn 35% hộ được đào tạo, tập huấn về kỹ năng số và kỹ năng hoạt động trên không gian mạng; hơn 30% sô hộ sản xuất nông nghiệp được đào tạo, tập huấn, hướng dẫn thực hiện quy trình đóng gọi- kết nối- giao nhận; trên 25% số hộ có tài khoản bán hàng trên mạng và có tài khoản thanh toán điện tử.