DetailController

Tin Nông nghiệp - Nông thôn

Đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm quốc gia trên địa bàn tỉnh

04/01/2023 00:00
Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết số 34/NQ-CP ngày 25/3/2021 về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030, ngày 05/8/2021 UBND tỉnh ban hành kế hoạch hàng động triển khai thực hiện Nghị quyết. Trong đó xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp triển khai thực hiện Nghị quyết nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Ủy ban nhân dân một số huyện, thành phố đã xây dựng kế hoạch riêng về thực hiện đảm bảo an ninh nương thực trên địa bàn huyện, các huyện còn lại đã triển khai lồng ghép vào đề án, dự án, chương trình phát triển sản xuất lương thực thực phẩm.
Tổng diện tích cây lúa 38,51 nghìn ha, đạt 117% kế hoạch

Công tác an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua cơ bản đảm bảo, diện tích gieo trồng các loại cây lương thực được duy trì ổn định, và có xu hướng gia tăng ở một số loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, các diện tích trồng lúa kém hiệu quả đã được địa phương rà soát và đưa vào kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa; công tác chăn nuôi gia súc, gia cầm, các loại thủy sản ngày càng được quan tâm chú trọng đầu tư, số lượng các cơ sở, trang trại chăn nuôi tập trung công nghiệp tăng, các loại giống vật nuôi chủ lực đã được cải thiện về tầm vóc nâng cao năng suất, sản lượng thịt hàng năm, sản lượng cá hàng năm tăng do diện tích ao hồ nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng. Công tác dồn điền, đổi thửa đã tạo điều kiện cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, quy hoạch vùng sản xuất tập trung, sản xuất hàng hóa, là cơ sở để kêu gọi các nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh giữ ổn định diện tích gieo trồng các nhóm cây trồng chủ lực. Cây lúa tổng diện tích 38,51 nghìn ha đạt 117% kế hoạch (33-35 ha), cây ngô diện tích gieo trồng ngô khoảng 38 nghìn ha (trong đó 32,48 nghìn ngô có hạt, còn lại là ngô sinh khối) đạt 100% kế hoạch (38-40 ha). Tổng sản lượng lương thực có hạt 36,57 vạn tấn đạt 116% kế hoạch (36 vạn tấn); diện tích cây ăn quả 15,05 nghìn ha đạt 94% kế hoạch (16 nghìn ha); cây rau 14,25 nghìn ha đạt 129% kế hoạch (11-12 nghìn ha); mía ăn tươi 6,61 nghìn ha đạt 110% kế hoạch (6-7 nghìn ha). Sản lượng thịt trâu xuất chuồng đạt 4,16 nghìn tấn tăng 9,03 % so với cùng; sản lượng thịt bò xuất chuồng đạt 4,1 nghìn tấn/năm tăng 31,94% so với cùng kỳ; tốc độ đàn lợn tăng 4,2% vượt kế hoạch (3%/năm), sản lượng thịt hơi xuất chuồng 68,65 nghìn tấn/năm tăng 7,71% so với cung kỳ; tốc độ đàn gia cầm 9,6% so với cùng kỳ, sản lượng thịt gia cầm 26,19 nghìn tấn tăng 4,77% so với cùng kỳ. Diện tích nuôi ao hồ nhỏ, nuôi hồ chứa thủy lợi đạt 2,7 nghìn ha; số lồng cá nuôi 4,89 nghìn lồng; sản lượng nuôi trồng và khai thác đạt 12,17 nghìn tấn/năm đạt 76%, trong đó sản lượng khai thác đạt 2,02 nghìn tấn 101% kế hoạch, sản lượng nuôi trồng 10,15 nghìn tấn đạt 72,5% kế hoạch. Bảo đảm khả năng tiếp cận lương thực của người dân, thu nhập người dân khu vực nông thôn năm 2020 đạt 34,5 triệu đồng người/năm; năm 2021 ước đạt 39 triệu đồng người/năm, kế hoạch đến năm 2030 tăng gấp 2 lần.

Bên cạnh đó, nâng cao khả năng và quyền tiếp cận của người dân đối với lương thực; phát triển hệ thống thông tin an ninh lương thực. Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới triển khai hiệu quả, thu nhập người dân khu vực nông thôn năm 2020 đạt 34,5 triệu đồng người/năm; năm 2021 ước khoảng 39 triệu đồng người/năm, đến năm 2030 tăng gấp 2 lần. Hệ thống giao thông đường bộ đã được quan tâm nâng cấp đến các vùng xâu vùng xa, đặc biệt các xã khó khăn; hệ thống logictis đã có những bước phát triển, thông qua các hệ thống thông tin, mạng xã hội. Đặc biệt từ năm 2020 sau khi dịch Covid-19 bùng phát, UBND tỉnh đã ban hành các kịch bản ứng phó với dịch bệnh, nhằm kiểm soát và lưu thông hàng hóa đảm bảo người dân có khả năng tiếp cận lương thực trong mọi tình huống./.