Hướng tới mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân
(02/07/2010)Chính sách Bảo hiểm y tế (BHYT) ở Việt Nam bắt đầu được triển khai từ năm 1992 là một trong những chính sách xã hội do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Chính sách Bảo hiểm y tế (BHYT) ở Việt Nam bắt đầu được triển khai từ năm 1992 là một trong những chính sách xã hội do Nhà nước tổ chức thực hiện.
6 tháng đầu năm 2010, hệ thống y tế trong toàn tỉnh đã khám, chữa bệnh cho 320.060 lượt người. Trong đó, số bệnh nhân điều trị nội trú là 45.478 lượt người; số bệnh nhân điều trị ngoại trú là 12.121 lượt người; số ngày điều trị nội trú là 305.592 lượt người, công suất sử dụng giường bệnh đạt 51,05%.
Công tác xã hội hoá chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân chưa được đẩy mạnh, không có nguồn lực bổ sung nào dành cho ngành Y tế là những vấn đề đặt ra trong công tác triển khai xây dựng chuẩn Quốc gia về y tế xã tại các địa phương trong tỉnh. Toàn tỉnh mới có 34% số xã đủ điều kiện và được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về y tế, trong khi bình quân chung của các tỉnh, thành trong cả nước đang là trên 60%.
Ngày 27/6, Báo Sức khoẻ & Đời sống phối hợp với Sở Y tế, Bệnh viện đa khoa tỉnh tổ chức khám bệnh, tư vấn, cấp thuốc miễn phí và tặng quà tại xã Tu Lý, huyện Đà Bắc.
Theo tinh thần Quyết định số 957/QÐ-TTg, mục tiêu đến năm 2020, 80% số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cơ sở y học hạt nhân, xạ trị, phát triển X-quang can thiệp ở các bệnh viện tỉnh, thành phố và các trung tâm y tế lớn cũng như đầu tư máy X-quang cao tần đến bệnh viện huyện. Nội dung này nằm trong Quy hoạch tổng thể phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt ngày 24-6-2010.
Ngày 25/6, Sở Y tế đã tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức Hội thi Hộ sinh giỏi, thanh lịch ngành Y tế tỉnh năm 2010.
Trong 6 tháng đầu năm, các cấp Hội Chữ thập đỏ đã chủ động, phối hợp với ngành Y tế tuyên truyền đến 1.000 lượt người về kiến thức chăm sóc sức khoẻ và tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho 749 lượt người là đối tượng chính sách, nạn nhân da cam với trị giá 33 triệu đồng.
Dịch lợn tai xanh ở huyện Tân Lạc đã làm chết, tiêu hủy 115 con và 193 con bị ốm ở 4 xã Mãn Đức, Ngọc Mỹ, Thanh Hối, Do Nhân và thị trấn Mường Khến.
Khoa học và công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ đang tạo nên những biến đổi sâu sắc và làm thay đổi tận gốc các mặt của đời sống. Trong vòng chuyển động đó, việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật công nghệ cao trong y học tại Việt Nam đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Thời tiết nắng nóng cộng với mưa nhiều là yếu tố thuận lợi để các dịch bệnh phát triển nhanh. Chính vì thế, mùa hè rất dễ mắc các bệnh về tiêu hoá, sốt xuất huyết, nguy hiểm nhất là bệnh viêm não. Đặc biệt, các bệnh này có khả năng lây truyền nhanh và dễ bùng phát thành dịch.
Ngày 23/6, Ban chỉ đạo thực nhiệm vụ BHYT toàn dân tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2010. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo đã đến dự và chủ trì hội nghị.
Ngày 15/6, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm tỉnh đã tổ chức hội nghị đánh giá công tác phòng chống dịch năm 2009, 6 tháng đầu năm và triển khai hoạt động phòng chống dịch 6 tháng cuối năm 2010.
Là người đầu tiên “xông” vào trận chiến với căn bệnh thế kỷ, ông Cao Thế Kỷ, Bí thư Chi bộ xóm Đá Bạc, xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình đã giúp đỡ và thắp lên ngọn lửa của niềm hi vọng sống cho những người nhiễm HIV.
Đối với đội ngũ cán bộ y tế của trạm y tế thị trấn Cao Phong (Cao Phong), công việc theo dõi, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân là không có thời gian ngơi nghỉ. Xuống thăm hộ gia đình, tư vấn, hướng dẫn, quản lý, khám chữa phục vụ bệnh nhân... là những phần việc luôn được hoàn thành mỗi ngày
Ngày 12/6, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức Lễ phát động chiến dịch dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2010 tại thành phố Hoà Bình.
Hiện nay, toàn tỉnh có 820 trẻ em bị khuyết tật, tàn tật, tăng 190 trẻ so với năm 2008. Qua khảo sát thực tế cho thấy, chủ yếu các em đang sống trong các gia đình nghèo, điều kiện chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh còn rất nhiều hạn chế. Để giúp trẻ em khuyết tật cải thiện điều kiện sống, hoà nhập vươn lên cùng xã hội thì rất cần sự chung tay chia sẻ, giúp đỡ của cả cộng đồng.
Nghề thuốc nam ở Quèn Thị, xã Cao Dương, huyện Lương Sơn có từ bao giờ, không ai nhớ nổi, chỉ biết rằng khi người dân gắn với đất, với núi rừng Quèn Thị này thì hầu như ai ai cũng có thể phân biệt được đâu là cây thuốc lẫn trong bạt ngàn cây lá của rừng xanh. Từ thế hệ trước truyền cho thế hệ sau, cứ như vậy, nghề thuốc nam ở Quèn Thị được duy trì đến bây giờ.
Với nỗ lực “Không để mai một những kinh nghiệm hay, những bài thuốc quý”, đội ngũ cán bộ, nhân viên của Công ty CP Y Dược học dân tộc Hoà Bình đã miệt mài, lặn lội trên khắp nẻo đường vùng sâu, vùng xa để sưu tầm, nghiên cứu, đồng thời vận động, tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị kế thừa giá trị các cây thuốc, bài thuốc dân gian của các ông lang, bà mế trong vùng.
Ngày 8/6, nhóm chuyên gia và cán bộ chương trình của văn phòng UNFPA tại Hà Nội đã tiến hành giám sát hỗ trợ hoạt động triển khai Dự án chăm sóc SKSS tại 2 huyện Mai Châu, Tân Lạc.
Hơn một năm qua người dân ở huyện Lạc Sơn (Hoà Bình) không còn bị ám ảnh căn bệnh quái ác "tê tê, say say". Sau nhiều năm "oanh tạc" trên mảnh đất này, cướp đi sinh mạng của hàng chục người dân tưởng như căn bệnh lạ đã chấm dứt thế nhưng, bệnh đã xuất hiện trở lại. Từ tháng 4/2010 đến nay đã có 22 người mắc bệnh, người dân và các cơ quan chức năng địa phương lại lo sốt vó.
Ngày 8/6, Hội CTĐ huyện Tân Lạc phối hợp với ngành Y tế đã tổ chức khám và cấp phát thuốc miễn phí cho các đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, nạn nhân chất độc da cam tại 2 xã Lũng Vân và Nam Sơn.
Đầu tháng 5/2010, tình hình dịch bệnh đàn gia súc trên địa bàn tỉnh diễn biến khá phức tạp.
Hội Nông dân tỉnh vừa tổ chức sơ kết 1 năm hoạt động công tác phòng chống HIV của 2 chi hội nông dân xóm Chiềng và xóm Vôi, xã Liên Vũ thuộc huyện Lạc Sơn. Đây là mô hình phòng chống HIV, bệnh xã hội được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chỉ đạo làm điểm.
Trong tháng 5/2010, Trung tâm Chăm sóc SKSS tỉnh phối hợp với Trung tâm YTDP 11 huyện, thành phố mở 53 lớp tập huấn Chương trình phòng chống SDD trẻ em cho 1.600 học viên là CTV dinh dưỡng các xóm bản, đội ngũ cán bộ dinh dưỡng tuyến phường, xã, thị trấn.
Hai năm trở lại đây, số vụ tự tử bằng thuốc diệt cỏ tại địa bàn huyện vùng cao Đà Bắc xảy ra tới mức báo động. Chỉ thống kê riêng từ quý III/2009 đến tháng 4/2010, Bệnh viện Đa khoa huyện Đà Bắc đã tiếp nhận 7 ca tự tử có sử dụng chai thuốc diệt cỏ “màu xanh”. Hầu hết các trường hợp là người dân tộc thiểu số Mường, Tày, Dao, nhiều nạn nhân đã không thể qua khỏi...
Trong những năm qua, chất lượng khám chữa bệnh ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh ngày càng được nâng cao. Nhiều kỹ thuật cao trong khám và điều trị được đưa vào áp dụng trong điều trị như mổ sọ não, nội soi, chiết tách được các thành phẩm máu...
Ngày 26/5, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức đêm giao lưu văn nghệ truyền thông lồng ghép SKSS, phòng chống HIV/AIDS tại xã Ba Khan (Mai Châu).
Từ ngày 11 – 25/5, Trung tâm Chăm sóc SKSS tỉnh phối hợp với Trung tâm YTDP thành phố Hoà Bình mở lớp tập huấn công tác phòng chống SDD trẻ em cho 179 CTV dinh dưỡng các xóm, khu dân cư thuộc 15 xã, phường trên địa bàn thành phố.
Chúng tôi tìm đến nhà lương y Nguyễn Thị Thập ở xóm Máy Giấy, xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn, mặc dù trời đã gần tối nhưng bà vẫn bận rộn với công việc hàng ngày của mình. Thang thuốc cuối cùng cũng đã bốc xong, gói ghém cẩn thận bà đưa cho người con trai để kịp gửi chuyến xe chiều về Hà Nội. Xong xuôi đâu đó, bà lại kiểm tra công đoạn phơi sao và dự trữ thuốc.
Mới vào đầu mùa hè nhưng thời tiết nắng nóng kéo dài đã làm không khí tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh thêm phần oi bức, ngột ngạt. Lượng bệnh nhân từ khắp các địa phương trong tỉnh “đổ về” cao hơn hẳn so với những tháng trước.
Mới 21 tuổi, cô gái Đặng Thị Mai đã được bà con dân tộc Dao, Mường ở xóm Tra, xã Toàn Sơn, huyện Đà Bắc chọn làm y tế thôn bản với nhiệm vụ theo dõi tình hình sức khoẻ ở địa bàn. Tuổi còn trẻ, thiếu cả kiến thức và kinh nghiệm, cô đã bắt đầu công việc của mình bằng trau dồi vốn hiểu biết, học hỏi các cô, các chú y tế thôn bản đi trước trong việc tiếp cận người dân.
Đến ngày 8/5/ trên địa bàn huyện Tân lạc có 190 con ốm có dấu hiệu bệnh tai xanh và 55 con chết vì bệnh. Trong đó xã Mãn Đức chết 29 con, xã Thanh Hối chết 20 con và thị trấn Mường Khến chết 6 con. Trước tình hình này, ngày 11/5, UBND tỉnh công bố dịch lợn tai xanh tại địa bàn huyện Tân Lạc.
Kể từ ngày bùng phát bệnh "tê tê say say" vào tháng 9/2006 đến nay đã gần 4 năm trôi qua nhưng những người dân ở xóm Cành - xã Bình Chân (Lạc Sơn - Hoà Bình) vẫn không khỏi lo lắng, đời sống của người dân đã nghèo khó giờ lại càng khó khăn hơn
Kỳ 3: “Thần y” chữa bỏng
Bài thuốc chữa trị của ông hạn chế để lại di chứng, khả năng nhiễm trùng thấp, cắt ngay cơn đau cho người bệnh...Khẩu trang bịt kín mặt, đội nón lá đứng bên máy xay xát gạo, ít ai nghĩ ông Bùi Văn Dũng (xã Dũng Phong, huyện Cao Phong, Hòa Bình) là một người làm nghề y, được nhiều người bệnh nhận làm bố nuôi. Hỏi ra mới biết ông làm nghề chữa bỏng kiêm luôn thợ… xay xát gạo.
Tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ của y tế cơ sở tăng lên gấp 2, gấp 3 lần, chất lượng cuộc sống của bà con ngày càng cải thiện, số cặp vợ chồng độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại chiếm tới 93,5% là thành quả của việc kiên trì tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của người dân xã Noong Luông, huyện Mai Châu.
Từng xới bát cơm đầy, cơm vơi từ hạt gạo ân tình của bạn bè nơi lòng chảo Ðiện Biên gửi tặng, dâng cúng Tổ tiên mỗi lần Tết đến. Từng bưng bát cơm trắng ngần của Mường Then - Mường Trời giữa núi rừng Tây Bắc... nên cứ "rưng rưng" muốn tìm đến ngọn nguồn hương thơm hạt dẻo...
Kỳ 2 - Bí quyết miếng trầu
Một bình đựng vôi, một hộp đựng cau và xấp lá trầu tươi: Đó là những thứ có thể chữa trị gãy xương, bong gân, mụn nhọt, rắn cắn. Tiếng xe máy ngược dốc chở mế (bà, cụ) Quyết (ở xã Hợp Thành, huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình) về nhà lúc mặt trời ngả xuống dãy núi xa, mọi người đứng trong sân bỗng thở phào. Gần chục người bệnh chờ mế suốt từ sáng, họ đứng ngồi không yên.
Đơn vị H50, Đoàn B61 (Quân chủng Phòng không – Không quân) đã phối kết hợp với xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn (Hoà Bình) tổ chức chương trình tình nguyện áo ấm mùa đông tặng bà con dân tộc Mường, Dao cùng chung sống tại hai xóm Dối, xóm Bình Tiến của xã Dân Hạ.
Bình quân mỗi ngày, một cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn tỉnh đón tiếp từ 5 - 7 lượt người bệnh đến khám, chữa bệnh. Riêng các phòng khám đa khoa và Trung tâm Y học cổ truyền đón từ 20 - 25 người bệnh /ngày, chiếm tỷ lệ 10% so với kết quả khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế công. Đây là con số không nhỏ góp phần giảm bớt lượng bệnh nhân quá tải tại các bệnh viện, đồng thời giúp các trạm y tế có điều kiện, dành thời gian nhiều hơn cho công tác y tế dự phòng, KHHGĐ
Sáng 12/4, tại Nhà Văn hoá thành phố Hoà Bình, BCĐ phối hợp vì chất lượng VSATTP tỉnh đã tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì chất lượng VSATTP năm 2010. Tới dự có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và các huyện Thành phố trong tỉnh.
Hiển thị 4.121 - 4.160 of 4.173 kết quả.