Phát động chiến dịch dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
(13/06/2010)Ngày 12/6, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức Lễ phát động chiến dịch dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2010 tại thành phố Hoà Bình.
Ngày 12/6, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức Lễ phát động chiến dịch dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2010 tại thành phố Hoà Bình.
Hiện nay, toàn tỉnh có 820 trẻ em bị khuyết tật, tàn tật, tăng 190 trẻ so với năm 2008. Qua khảo sát thực tế cho thấy, chủ yếu các em đang sống trong các gia đình nghèo, điều kiện chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh còn rất nhiều hạn chế. Để giúp trẻ em khuyết tật cải thiện điều kiện sống, hoà nhập vươn lên cùng xã hội thì rất cần sự chung tay chia sẻ, giúp đỡ của cả cộng đồng.
Nghề thuốc nam ở Quèn Thị, xã Cao Dương, huyện Lương Sơn có từ bao giờ, không ai nhớ nổi, chỉ biết rằng khi người dân gắn với đất, với núi rừng Quèn Thị này thì hầu như ai ai cũng có thể phân biệt được đâu là cây thuốc lẫn trong bạt ngàn cây lá của rừng xanh. Từ thế hệ trước truyền cho thế hệ sau, cứ như vậy, nghề thuốc nam ở Quèn Thị được duy trì đến bây giờ.
Với nỗ lực “Không để mai một những kinh nghiệm hay, những bài thuốc quý”, đội ngũ cán bộ, nhân viên của Công ty CP Y Dược học dân tộc Hoà Bình đã miệt mài, lặn lội trên khắp nẻo đường vùng sâu, vùng xa để sưu tầm, nghiên cứu, đồng thời vận động, tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị kế thừa giá trị các cây thuốc, bài thuốc dân gian của các ông lang, bà mế trong vùng.
Ngày 8/6, nhóm chuyên gia và cán bộ chương trình của văn phòng UNFPA tại Hà Nội đã tiến hành giám sát hỗ trợ hoạt động triển khai Dự án chăm sóc SKSS tại 2 huyện Mai Châu, Tân Lạc.
Hơn một năm qua người dân ở huyện Lạc Sơn (Hoà Bình) không còn bị ám ảnh căn bệnh quái ác "tê tê, say say". Sau nhiều năm "oanh tạc" trên mảnh đất này, cướp đi sinh mạng của hàng chục người dân tưởng như căn bệnh lạ đã chấm dứt thế nhưng, bệnh đã xuất hiện trở lại. Từ tháng 4/2010 đến nay đã có 22 người mắc bệnh, người dân và các cơ quan chức năng địa phương lại lo sốt vó.
Ngày 8/6, Hội CTĐ huyện Tân Lạc phối hợp với ngành Y tế đã tổ chức khám và cấp phát thuốc miễn phí cho các đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, nạn nhân chất độc da cam tại 2 xã Lũng Vân và Nam Sơn.
Đầu tháng 5/2010, tình hình dịch bệnh đàn gia súc trên địa bàn tỉnh diễn biến khá phức tạp.
Hội Nông dân tỉnh vừa tổ chức sơ kết 1 năm hoạt động công tác phòng chống HIV của 2 chi hội nông dân xóm Chiềng và xóm Vôi, xã Liên Vũ thuộc huyện Lạc Sơn. Đây là mô hình phòng chống HIV, bệnh xã hội được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chỉ đạo làm điểm.
Trong tháng 5/2010, Trung tâm Chăm sóc SKSS tỉnh phối hợp với Trung tâm YTDP 11 huyện, thành phố mở 53 lớp tập huấn Chương trình phòng chống SDD trẻ em cho 1.600 học viên là CTV dinh dưỡng các xóm bản, đội ngũ cán bộ dinh dưỡng tuyến phường, xã, thị trấn.
Hai năm trở lại đây, số vụ tự tử bằng thuốc diệt cỏ tại địa bàn huyện vùng cao Đà Bắc xảy ra tới mức báo động. Chỉ thống kê riêng từ quý III/2009 đến tháng 4/2010, Bệnh viện Đa khoa huyện Đà Bắc đã tiếp nhận 7 ca tự tử có sử dụng chai thuốc diệt cỏ “màu xanh”. Hầu hết các trường hợp là người dân tộc thiểu số Mường, Tày, Dao, nhiều nạn nhân đã không thể qua khỏi...
Trong những năm qua, chất lượng khám chữa bệnh ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh ngày càng được nâng cao. Nhiều kỹ thuật cao trong khám và điều trị được đưa vào áp dụng trong điều trị như mổ sọ não, nội soi, chiết tách được các thành phẩm máu...
Ngày 26/5, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức đêm giao lưu văn nghệ truyền thông lồng ghép SKSS, phòng chống HIV/AIDS tại xã Ba Khan (Mai Châu).
Từ ngày 11 – 25/5, Trung tâm Chăm sóc SKSS tỉnh phối hợp với Trung tâm YTDP thành phố Hoà Bình mở lớp tập huấn công tác phòng chống SDD trẻ em cho 179 CTV dinh dưỡng các xóm, khu dân cư thuộc 15 xã, phường trên địa bàn thành phố.
Chúng tôi tìm đến nhà lương y Nguyễn Thị Thập ở xóm Máy Giấy, xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn, mặc dù trời đã gần tối nhưng bà vẫn bận rộn với công việc hàng ngày của mình. Thang thuốc cuối cùng cũng đã bốc xong, gói ghém cẩn thận bà đưa cho người con trai để kịp gửi chuyến xe chiều về Hà Nội. Xong xuôi đâu đó, bà lại kiểm tra công đoạn phơi sao và dự trữ thuốc.
Mới vào đầu mùa hè nhưng thời tiết nắng nóng kéo dài đã làm không khí tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh thêm phần oi bức, ngột ngạt. Lượng bệnh nhân từ khắp các địa phương trong tỉnh “đổ về” cao hơn hẳn so với những tháng trước.
Mới 21 tuổi, cô gái Đặng Thị Mai đã được bà con dân tộc Dao, Mường ở xóm Tra, xã Toàn Sơn, huyện Đà Bắc chọn làm y tế thôn bản với nhiệm vụ theo dõi tình hình sức khoẻ ở địa bàn. Tuổi còn trẻ, thiếu cả kiến thức và kinh nghiệm, cô đã bắt đầu công việc của mình bằng trau dồi vốn hiểu biết, học hỏi các cô, các chú y tế thôn bản đi trước trong việc tiếp cận người dân.
Đến ngày 8/5/ trên địa bàn huyện Tân lạc có 190 con ốm có dấu hiệu bệnh tai xanh và 55 con chết vì bệnh. Trong đó xã Mãn Đức chết 29 con, xã Thanh Hối chết 20 con và thị trấn Mường Khến chết 6 con. Trước tình hình này, ngày 11/5, UBND tỉnh công bố dịch lợn tai xanh tại địa bàn huyện Tân Lạc.
Kể từ ngày bùng phát bệnh "tê tê say say" vào tháng 9/2006 đến nay đã gần 4 năm trôi qua nhưng những người dân ở xóm Cành - xã Bình Chân (Lạc Sơn - Hoà Bình) vẫn không khỏi lo lắng, đời sống của người dân đã nghèo khó giờ lại càng khó khăn hơn
Kỳ 3: “Thần y” chữa bỏng
Bài thuốc chữa trị của ông hạn chế để lại di chứng, khả năng nhiễm trùng thấp, cắt ngay cơn đau cho người bệnh...Khẩu trang bịt kín mặt, đội nón lá đứng bên máy xay xát gạo, ít ai nghĩ ông Bùi Văn Dũng (xã Dũng Phong, huyện Cao Phong, Hòa Bình) là một người làm nghề y, được nhiều người bệnh nhận làm bố nuôi. Hỏi ra mới biết ông làm nghề chữa bỏng kiêm luôn thợ… xay xát gạo.
Hiển thị 4.081 - 4.100 of 4.119 kết quả.