ListNewByCategory

Thực hiện tái canh cây ăn quả có múi theo hướng bền vững

(11/12/2023)
Hoà Bình là tỉnh có diện tích cây ăn quả lớn, đặc biệt là cây ăn quả có múi với diện tích gần 10.000 ha. Cây ăn quả có múi đem lại giá trị kinh tế cao, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh. Tỉnh đã hình thành được vùng sản xuất cây có múi hàng hóa, trong đó, vùng sản xuất cam tại các huyện: Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy; vùng sản xuất bưởi tại các huyện: Tân Lạc, Yên Thủy, Lương Sơn… Giá trị trồng cây có múi đạt từ 300 - 350 triệu đồng/ha/năm.

Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

(07/12/2023)
Theo dự báo của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, tình trạng El Ninovào cuối năm 2023, đầu năm 2024 sẽ gia tăng cường độgây nắng nóng, khô hạn sẽdiễn ra ở nhiều địa phương, đặc biệt là tại các tỉnh khu vực Bắc Bộ, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ nguy cơ cháy rừng rất cao. Để chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm thiểu tối đa thiệt hại do cháy rừng gây ra, ngày 7/12, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Công văn số 10838/VPUBND-KTN về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.

Kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh năm 2023

(07/12/2023)
Năm 2023, công tác lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện đạt tiến độ, đảm bảo chất lượng theo quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã phê duyệt là căn cứ để thu hồi, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đúng trình tự và quy định của pháp luật.

Mai Châu: Tiếp tục duy trì, giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới

(05/12/2023)
Năm 2023, việc tổ chức triển khai xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mai Châu được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, đặc biệt là sự đồng thuận và ủng hộ mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân trong huyện. Cơ sở hạ tầng nông thôn tiếp tục được đầu tư, kinh tế nông thôn, sản xuất nông nghiệp tiếp tục có bước phát triển, giáo dục, y tế được quan tâm; công tác giảm nghèo thực hiện có hiệu quả, thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân tiếp tục được cải thiện, hệ thống chính trị được củng cố và tăng cường, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Lạc Thủy: Tích cực thực hiện Bộ tiêu chí Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

(05/12/2023)
Huyện Lạc Thủy có vị trí kinh tế quan trọng và nhiều điều kiện để phát triển theo hướng vùng kinh tế tổng hợp. Những phân tích về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, địa hình và các tiềm năng tài nguyên cho thấy Lạc Thủy là vị trí giao thoa giữa vùng đồng bằng Bắc bộ, nhất là khu vực các tỉnh: Hà Nam, Ninh Bình, Thủ đô Hà Nội với tỉnh Hòa Bình. Tốc độ gia tăng giá trị sản xuất năm 2022 đạt 14,5%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng hướng: Công nghiệp - Xây dựng 34,3%, Thương mại - Dịch vụ 41,7%, Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản 24,0%. Tổng giá trị sản xuất đạt 7.585.672 triệu đồng (giá HH). Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 72,43 triệu đồng.

Hoà Bình xuất khẩu 48 tấn bưởi Diễn đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ

(05/12/2023)
Sáng nay 5/12, tại huyện Lương Sơn, các đơn vị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, UBND huyện Lương Sơn, UBND huyện Yên Thủy, Công ty cổ phần Nông nghiệp RYB tổ chức xuất khẩu chuyến bưởi Diễn đầu tiên với số lượng 16 tấn, trong 3 lô đơn hàng 48 tấn bưởi sang thị trường Hoa Kỳ.

Hòa Bình: Tích cực thu hút các nguồn đầu tư để phát triển nuôi trồng thủy sản

(04/12/2023)
Vơi tiềm năng phát triển thủy sản tương đối lớn, tỉnh Hòa Bình có hơn 14.560 ha mặt nước, 543 hồ thủy lợi lớn, vừa và nhỏ, trong đó có 49 hồ chứa lớn có dung tích từ 3 -10 triệu m3, 151 hồ chứa vừa có dung tích từ 0,5 - 3 triệu m3, 273 hồ chứa nhỏ có dung tích từ 0,05 - 0,5 triệu m3 và có 70 hồ chứa có dung tích dưới 50.000 m3 phân bố trên địa bàn của 10 huyện, thành phố của tỉnh. Hồ thuỷ điện Sông Đà có diện tích 8.892 ha, tại trên địa bàn thành phố Hòa Bình và 4 huyện gồm: Cao Phong, Đà Bắc, Tân Lạc và Mai Châu.

Hiển thị 297 - 304 of 2.298 kết quả.