ListNewByCategory

Xã Độc Lập (Thành phố Hòa Bình) về đích nông thôn mới

(29/01/2024)
Độc Lập là xã vùng đặc biệt khó khăn của thành phố Hòa Bình, tổng diện tích tự nhiên là 3.747,1 7ha, với tổng số 624 hộ, 2.874 nhân khẩu, có 02 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường là chủ yếu chiếm trên 90%. Bước vào xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, song dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia của thành phố, Nhân dân và cán bộ xã Độc Lập đã quyết tâm chung sức xây dựng nông thôn mới đã đạt được kết quả đáng phấn khởi. Đến nay, xã Độc Lập đã được công nhận xã đạt danh hiệu " Xã đạt chuẩn nông thôn mới" năm 2023, tại Quyết định số 3064/QĐ-UBND ngày 29/12/2023 của UBND tỉnh Hòa Bình.

Tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tháng 01/2024

(29/01/2024)
Tháng 01/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh đã thực hiện tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó, tình hình phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định.

Lạc Sơn: Tập trung sản xuất vụ Đông Xuân 2023 - 2024

(26/01/2024)
Kế hoạch sản xuất vụ Xuân 2024, toàn huyện Lạc Sơn phấn đấu gieo trồng 10.450 ha cây trồng hàng năm. Đến thời điểm hiện tại lượng mạ đã gieo khoảng 20% diện tích cấy theo kế hoạch, tuổi mạ đại trà từ 2- 4,5 lá thật; làm đất lúa 550 ha, làm đất màu 250 ha; trà muộn đang chuẩn bị giống. Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia, trong thời gian tới thời tiết diễn biến phức tạp, các đợt rét đậm, rét hại có khả năng gây hại từ cuối tháng 01/2024 đến tháng 02/2024. Để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của điều kiện thời tiết bất thuận, đảm bảo thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2023-2024, Ủy ban nhân dân huyện Lạc Sơn đã ban hành công văn yêu cầu các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn tập trung chỉ đạo tốt công tác sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân 2023- 2024.

Tập trung sản xuất vụ Đông Xuân 2023 – 2024

(26/01/2024)
Ngày 24/01/2024, Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành Công văn số 265/SNN-TTBVTV gửi UBND các huyện, thành phố yêu cầu về việc tập trung chỉ đạo sản xuất vụ Đông Xuân 2023 – 2024.

Mục tiêu năm 2024, tỉnh Hòa Bình có thêm 16 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên

(25/01/2024)
Những năm qua, Chương trình OCOP của tỉnh Hòa Bình đã góp phần nâng tầm giá trị sản phẩm truyền thống địa phương, thông qua chương trình đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

Khuyến khích phát triển sản xuất sử dụng phân bón hữu cơ

(23/01/2024)
Theo thống kê của ngành Nông nghiệp, mỗi năm tỉnh Hòa Bình có khoảng 2 triệu tấn chất thải hữu cơ từ sản xuất chăn nuôi; trồng trọt; thủy sản, công nghiệp chế biến, rác thải sinh hoạt và chất hữu cơ tự nhiên có thể khai thác để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ. Tổng lượng phân hữu cơ được sản xuất từ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là 65 nghìn tấn/năm. Bên cạnh các loại phân bón hữu cơ được sản xuất trong tỉnh còn có một số lượng phân bón nhập khẩu (phân hữu cơ, hữu cơ sinh học...) phân bón của các doanh nghiệp hữu cơ ngoài tỉnh khoảng 100 nghìn tấn.

Cao Phong: Phát triển sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030

(18/01/2024)
Thời gian qua, huyện Cao Phong đã thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi huyện Cao Phong đã chỉ đạo chuyển đổi toàn diện trên tất cả các loại cây trồng cả về quy mô diện tích, loại giống, biện pháp khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, thực sự đã mang lại hiệu quả.

Năm 2024: Phấn đấu chuẩn hóa từ 16 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên

(16/01/2024)
Năm 2023, toàn tỉnh có 47 sản phẩm được Hội đồng đánh giá, phân hạng cấp huyện đánh giá, phân hạng đạt sản phẩm OCOP từ ba sao trở lên, trong đó: có 35 sản phẩm đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận đạt sản phẩm OCOP hạng 3 sao; 12 sản phẩm đạt trên 70 điểm được cấp huyện đề nghị tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh năm 2023 (đạt 47/16 sản phẩm, vượt 193% so với kế hoạch Ủy ban nhân dân tỉnh giao).

Huyện Cao Phong: Diện tích cây ăn quả có múi hiện có là 1.744,4 ha, sản lượng niên vụ 2023 – 2024 ước đạt 20.000 tấn

(16/01/2024)
Năm 2023 vừa qua, Đảng bộ, chính quyền huyện Cao Phong đã và đang nỗ lực khắc phục khó khăn, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện quyết liệt các mục tiêu, nhiệm vụ, đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần làm cho diện mạo của huyện thêm khởi sắc.

Chủ động triển khai sản xuất vụ Xuân năm 2024

(16/01/2024)
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT, tới nay toàn tỉnh đã làm đất chuẩn bị cho cấy lúa vụ xuân đạt: 9.255 ha; Tổng lượng mạ đã gieo: 75,3 tấn; Diện tích lúa đã cấy: 100 ha, tập trung ở các huyện: Lạc Thủy, Thành Phố Hòa Bình, Kim Bôi.

Huyện Lạc Sơn hoàn thành 19/20 chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội

(15/01/2024)
Năm 2023, huyện Lạc Sơn đã hoàn thành vượt và đạt 19/20 chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội. Trong đó có 12 chỉ tiêu vượt kế hoạch. Thu nhập bình quân đầu người đạt 60,3 triệu đồng/người/năm, vượt 100,5% so với năm 2022. Chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực, ngành nông-lâm nghiệp chiến 31,6%; ngành công nghiệp-xây dựng chiếm 33%; ngành thương mại-dịch vụ tăng 35,4%.

Giữ vững an ninh trật tự góp phần xây dựng nông thôn mới

(12/01/2024)
Trong năm 2023, để nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ ANTT trong xây dựng nông thôn mới, Công an tỉnh đã chủ động tham mưu phục vụ cấp ủy Đảng, chính quyền, người đứng đầu các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục quán triệt, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước và Bộ Công an, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ (Ban Chỉ đạo 09 tỉnh) về công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội.

Năm 2024: Ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản phấn đấu tốc độ tăng trưởng đạt 4,5%

(12/01/2024)
Năm 2023, các nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ có tính đột phá ngành nông nghiệp đã hoàn thành trước hạn, hoàn thành vượt mức kế hoạch. Năm 2024, toàn ngành phấn đấu tiếp tục xây dựng nông nghiệp phát triển toàn diện, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao hướng đến xuất khẩu. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, tăng quy mô sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ. Tích cực huy động tổng hợp các nguồn lực phục vụ xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới thông minh, nhất là nguồn lực xã hội hóa. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Mai Châu phấn đấu năm 2024 thực hiện quản lý, bảo vệ tốt trên 37 nghìn ha diện tích rừng hiện có

(12/01/2024)
Trong những năm qua huyện Mai Châu đã quan tâm, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác quy hoạch, quản lý và sử dụng đất rừng gắn với bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng bền vững. Năm 2023, toàn huyện trồng mới được 245,22 ha rừng, đạt 163,48% so với kế hoạch giao; Trong đó: Trồng rừng tập trung 212,12ha; trồng phân tán 33,10 ha. Giữ tỷ lệ độ che phủ rừng ổn định ở mức trên 65%.

Kết quả triển khai thực hiện Chương trình ứng dụng "Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây trồng chủ lực và lợi thế của tỉnh giai đoạn 2023-2025"

(08/01/2024)
Nhằm chủ động phòng chống sinh vật gây hại cây trồng, giảm chi phí đầu vào, giảm hóa chất độc hại, giảm phát thải khí nhà kính, tăng năng suất, đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu, thời gian qua, tỉnh Hòa Bình đã bước đầu thực hiện có hiệu quả kế hoạch thúc đẩy ứng dụng Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây trồng giai đoạn 2022 - 2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.

Triển khai thực hiện Đề án phát triển sản xuất và sử dụng thuốc BVTV sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

(05/01/2024)
Ngày 3/1/2024, UBND tỉnh ban hành Công văn số 08 gửi Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Các Sở, Ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Khoa học và Công nghệ; Cục Quản lý thị trường; Liên minh Hợp tác xã tỉnh; Hội nông dân tỉnh về việc triển khai thực hiện Đề án phát triển sản xuất và sử dụng thuốc BVTV sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 5415/QĐ-BNN-BVTV ngày 18/12/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Đăng ký cây giống phục vụ “Tết trồng cây” xuân Giáp Thìn năm 2024

(05/01/2024)
Ngày 4/1/2024, Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành Công văn số 28/SNN-KL gửi Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các Sở, ban ngành, Công an tỉnh Hòa Bình, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hòa Bình, Đoàn thanh niên tỉnh Hòa Bình, Ban quản lý các Khu bảo tồn thiên nhiên yêu cầu về việc đăng ký cây giống phục vụ “Tết trồng cây” xuân Giáp Thìn năm 2024.

Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tổng kết công tác năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024

(04/01/2024)
Ngày 3/1, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2023 và triển khai kế hoạch năm 2024. Đồng chí Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính Phủ dự và chỉ đạo hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh, có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện thành phố.

Mai Châu: Phát triển tài nguyên rừng bền vững

(03/01/2024)
Mai Châu là huyện vùng cao, nằm phía tây của tỉnh Hòa Bình, có diện tích tự nhiên 56.982,81 ha, với 16 đơn vị hành chính (gồm 15 xã và 01 thị trấn), 116 xóm, tiểu khu, tổ dân phố, dân số 56.981 người, trong đó dân tộc Thái chiếm gần 60% và một số dân tộc khác cùng sinh sống như Kinh, Mường, Dao, Mông, Hoa, Tày… Huyện Mai Châu có tổng diện tích tự nhiên trên 56 nghìn ha. Diện tích rừng và đất quy hoạch phát triển lâm nghiệp trên 43 nghìn ha. Tổng diện tích có rừng trên địa bàn huyện trên 37 nghìn trong đó: Rừng tự nhiên 30 nghìn ha, Rừng trồng 6,7 nghìn ha. Độ che phủ rừng trên địa bàn huyện đạt 65,19 %.

Năm 2023: Hầu hết các chỉ tiêu phát triển ngành nông nghiệp đạt và vượt so với cùng kỳ

(02/01/2024)
Năm 2023, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng các địa phương đã chủ động thực hiện các chương trình, đề án và kế hoạch hành động cơ cấu lại ngành Nông nghiệp, đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các chương trình mục tiêu phát triển ngành; tham mưu thực hiện các chính sách thúc đẩy phát triển sản xuất, hầu hết các chỉ tiêu phát triển ngành năm 2023 đều đạt và vượt so với cùng kỳ và kế hoạch đề ra; giá trị sản xuất toàn ngành tăng khá; hoạt động xuất khẩu nông sản tiếp tục có nhiều đột phá, tiếp tục mở rộng vùng nguyên liệu phục vụ xuất khẩu, được mở cửa nhiều thị trường mới, tiềm năng rộng mở như Anh, Mỹ, nhiều nước EU, Canada. Công tác quản lý nhà nước của ngành được tăng cường và phát huy hiệu quả. Các nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ có tính đột phá hoàn thành trước hạn, hoàn thành vượt mức kế hoạch.

Triển khai thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thủy sản trên địa bàn tỉnh

(02/01/2024)
Năm 2023, Ủy ban nhân dân huyện các huyện, thành phố trong tỉnh đã tích cực chỉ đạo các phòng, ban, ngành tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, truyền thông về quản lý sản xuất kinh doanh sử dụng vật tư nông nghiệp. Ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện và tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện sản xuất kinh doanh sử dụng vật tư nông nghiệp trên địa bàn.

Hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn tỉnh

(02/01/2024)
Theo báo cáo kết quả dồn điền, đổi thửa của các huyện, thành phố, năm 2023 công tác dồn điền đổi thửa được triển khai thực hiện tại 04 huyện (Lạc Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy và Mai Châu) với tổng diện tích thực hiện đạt 290,99 ha. Nâng tổng diện tích lũy kế thực hiện dồn điền đổi thửa đến hết năm 2023 đạt 4.698,84 ha, đạt 30,16% so với diện tích có khả năng dồn điền, đổi thửa (Kế hoạch số 141/KH-UBND). Các hình thức dồn điền, đổi thửa được các địa phương thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, địa hình và tập quán sản xuất của người dân: Dồn điền, đổi thửa; Đổi thửa nhưng không dồn điền; Dồn điền nhưng không đổi thửa.

Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2023

(29/12/2023)
Chiều 28/12, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Hoà Bình, giai đoạn 2023 - 2025, tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2023. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng chủ trì hội nghị.

Thẩm định xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021-2025

(28/12/2023)
Ngày 28/12, Hội đồng thẩm định, xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 – 2025 (Hội đồng thẩm định) tổ chức Hội nghị thẩm định xét, công nhận cho 07 xã đạt chuẩn NTM và 02 xã NTM nâng cao. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định chủ trì hội nghị.

Nhiều địa phương của tỉnh Hòa Bình đã chủ động thực hiện các biện pháp chống đói, rét cho vật nuôi

(27/12/2023)
Những ngày gần đây, không khí lạnh tràn về khiến các tỉnh trung du miền núi phía Bắc xảy ra các đợt rét đậm, rét hại trên diện rộng, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 7-10 độ C, vùng núi cao có nơi xuất hiện băng tuyết, nhiệt độ chỉ còn 0 độ C.Trên địa bàn tỉnh, nhiều địa phương đã chủ động thực hiện các biện pháp chống đói, rét cho vật nuôi trong gia đình.

Lương Sơn: Phấn đấu vụ sản xuất Đông Xuân năm 2023 – 2024 diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 4.000ha

(21/12/2023)
Năm 2023, ngành nông nghiệp huyện Lương Sơn đã đạt được một số chỉ tiêu, kế hoạch sản xuất cơ bản đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp ước 2.073,3 tỷ đồng, đạt 100 % kế hoạch, và bằng 102% so với cùng kỳ; Diện tích trồng rừng 853,25 ha đạt 131,3% KH, bằng 113 % so với cùng kỳ; Tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh 99,87%; Tỷ lệ che phủ rừng đạt 42%.

Giao chi tiết kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2023, đợt 6

(20/12/2023)
Ngày 19/12, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 2966/QĐ-UBND về việc giao chi tiết kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2023, đợt 6 (giao chi tiết cho Ủy ban nhân dân các huyện: Mai Châu, Lương Sơn, thành phố Hòa Bình).

Vận động nông dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới

(19/12/2023)
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các cấp hội nông dân đã tích cực vận động hội viên tham gia; phát động thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh ” và “Ngày vì người nghèo phong trào thi đua “Tỉnh Hòa Bình chung sức xây dựng Nông thôn mới”.

Thực hiện hiệu quả nhiệm vụ công tác hội và các phong trào hội nông dân

(19/12/2023)
Thời gian qua, các cấp hội nông dân trong tỉnh đã tập trung hoàn thành tốt các nhiệm vụ công tác hội, đồng thời triển khai thực hiện có hiệu quả các phong trào nông dân, phong trào thi đua yêu nước ở địa phương. Nhờ đó, từng bước nâng cao vai trò và vị thế của hội nông dân các cấp, thúc đẩy hội viên, nông dân đổi mới phương thức sản xuất, phát triển kinh tế gia đình.

Yên Thủy: Phấn đấu vụ Đông xuân 2023-2024 tổng diện tích gieo trồng đạt trên 7.300ha

(15/12/2023)
Theo báo cáo của UBND huyện Yên Thủy, sản xuất vụ Mùa – Hè Thu năm 2023 diễn ra trong điều kiện thời tiết thuận lợi, các chỉ tiêu sản xuất cơ bản đạt và vượt so với cùng kỳ. Năng suất sản lượng cây lương thực có hạt đạt và vượt so với kế hoạch. Tình hình chăn nuôi trên địa bàn huyện tăng đàn về gia cầm và được giá. Tận dụng mặt nước nuôi thủy sản tại các đập, hồ chứa đảm bảo kế hoạch đề ra; Diện tích rùng trồng mới tập trung tăng 771,68 ha và đã trồng được trên 65 nghìn cây phân tán và cây ăn quả các loại phục vụ tết trồng cây. Chăm sóc bảo vệ rừng được các địa phương quan tâm, góp phần duy trì độ che phủ rừng 42%. Chủ động cơ cấu lại ngành nông nghiệp, liên kết tiêu thụ nông sản được thực hiện có hiệu quả. Quản lý vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm được tăng cường. Việc liên kết tiêu thụ sản phẩm duy trì tốt; chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa có hiệu quả kinh tế cao.

Tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật; kiểm soát tốt dịch bệnh phát triển chăn nuôi bền vững, bảo đảm nguồn cung thực phẩm

(15/12/2023)
Ngày 14/12, Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành công văn số 938/SNN-CNTY gửi Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chi cục Chăn nuôi và Thú y về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật; kiểm soát tốt dịch bệnh phát triển chăn nuôi bền vững, bảo đảm nguồn cung thực phẩm.

Tập trung phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh

(14/12/2023)
Thực hiện Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 – 2030; tỉnh đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các Sở ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện thành phố triển khai thực hiện. Tổ chức tuyên truyền các nội dung quan điểm, định hướng về phát triển nông nghiệp hữu cơ trên các phương tiện thông tin, Chương trình khuyến nông tỉnh, kế hoạch sản xuất và các đề án sản xuất nông nghiệp mùa vụ hàng năm đến toàn thể bà con nhân dân trong tỉnh.

Tăng cường nguồn lực thúc đẩy hoạt động sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản

(14/12/2023)
Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy, Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh và sự vào cuộc tích cực của các Sở, ngành, chính quyền địa phương đã tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để đẩy mạnh hoạt động sơ chế, chế biến, bảo quản và xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản gắn với việc phát triển vùng nguyên liệu.

Tăng cường phối hợp trên lĩnh vực nông nghiệp giữa tỉnh Hòa Bình và thành phố Hà Nội

(14/12/2023)
Thực hiện Chương trình phối hợp số 06, ngày 07/01/2022 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội về đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản, giao thương giữa thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021-2025. Thời gian qua, ngành nông nghiệp của hai địa phương đã chủ động kết nối, hỗ trợ nhau trong việc phát triển và tiêu thụ sản phẩm.

Tổng kết Cuộc thi tìm hiểu về "Thực hiện Phong trào học tập suốt đời gắn với Cuộc vận động xây dựng nông thôn mới" năm 2023

(14/12/2023)
Ngày 14/12, Hội Khuyến học tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết Cuộc thi tìm hiểu về "Thực hiện Phong trào học tập suốt đời gắn với Cuộc vận động xây dựng nông thôn mới" năm 2023. Dự hội nghị, có lãnh đạo Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành chức năng và Hội Khuyến học tỉnh.

Triển khai Kết luận số 952- KL/TU ngày 09/11/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển bền vững rừng sản xuất tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

(14/12/2023)
Ngày 14/12, Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành Công văn số 3664/SNN-KL gửi các sở, ban, ngành; Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố về việc triển khai Báo cáo số 644-BC/TU ngày 09/11/2023 và Kết luận số 952- KL/TU ngày 09/11/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc góp phần đắc lực trong xây dựng nông thôn mới

(12/12/2023)
Chung tay thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2023, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã Kế hoạch số 184/KH-MTTQ-BTT ngày 22/3/2023 về triển khai thực hiện Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" năm 2023; Hướng dẫn số 60/MTTQ-BTT ngày 28/2/2023 hướng dẫn thực hiện công tác dân vận trong xây dựng đô thị văn minh gắn với thực hiện Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới đô thị văn minh" năm 2023 để hướng dẫn, chỉ đạo MTTQ các cấp phối hợp các ngành các tổ chức thành viên triển khai thực hiện.

Thực hiện tái canh cây ăn quả có múi theo hướng bền vững

(11/12/2023)
Hoà Bình là tỉnh có diện tích cây ăn quả lớn, đặc biệt là cây ăn quả có múi với diện tích gần 10.000 ha. Cây ăn quả có múi đem lại giá trị kinh tế cao, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh. Tỉnh đã hình thành được vùng sản xuất cây có múi hàng hóa, trong đó, vùng sản xuất cam tại các huyện: Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy; vùng sản xuất bưởi tại các huyện: Tân Lạc, Yên Thủy, Lương Sơn… Giá trị trồng cây có múi đạt từ 300 - 350 triệu đồng/ha/năm.

Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

(07/12/2023)
Theo dự báo của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, tình trạng El Ninovào cuối năm 2023, đầu năm 2024 sẽ gia tăng cường độgây nắng nóng, khô hạn sẽdiễn ra ở nhiều địa phương, đặc biệt là tại các tỉnh khu vực Bắc Bộ, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ nguy cơ cháy rừng rất cao. Để chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm thiểu tối đa thiệt hại do cháy rừng gây ra, ngày 7/12, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Công văn số 10838/VPUBND-KTN về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.

Kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh năm 2023

(07/12/2023)
Năm 2023, công tác lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện đạt tiến độ, đảm bảo chất lượng theo quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã phê duyệt là căn cứ để thu hồi, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đúng trình tự và quy định của pháp luật.

Hiển thị 241 - 300 of 2.298 kết quả.