ListNewByCategory

Yên Thủy: Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

(18/11/2014)
Được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự chỉ đạo, hướng dẫn của các Sở ngành của tỉnh, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, sự giám sát của HĐND huyện, sự chỉ đạo điều hành tích cực, sát sao của UBND huyện và các cấp chính quyền cơ sở, sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân các dân tộc trong huyện, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Yên Thủy có bước phát triển, an sinh xã hội được đảm bảo, quốc phòng, an ninh được củng cố tăng cường; đặc biệt chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới đã thực sự đi vào cuộc sống.

Lễ đón nhận Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong

(17/11/2014)
Ngày 16/11, tại Nhà văn hóa huyện Cao Phong, UBND tỉnh tổ chức Lễ đón nhận Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong. Tới dự buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Quân, UV BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN, Tạ Quang Minh, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ KH&CN, lãnh đạo các Cục, vụ, viện thuộc Bộ KH&CN. Về phía tỉnh ta có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, UV TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành đoàn thể trong tỉnh, huyện Cao Phong, lãnh đạo Sở KH&CN các tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Kạn, Hà Nam, Phú Thọ, Yên Bái, Lạng Sơn, thành phố Hà Nội, đại diện các hộ trồng cam và DN trong tỉnh.

Hội thảo khoa học Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” cho sản phẩm cam gắn với phát triển kinh tế - xã hội hiệu quả và bền vững

(17/11/2014)

Ngày 15/11, tại huyện Cao Phong, Sở KH&CN tổ chức Hội thảo khoa học Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” cho sản phẩm cam gắn với phát triển kinh tế - xã hội hiệu quả và bền vững. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội thảo. Tham dự có lãnh đạo các Cục, vụ, viện của Bộ Kh&CN, Bộ NN&PTNT; lãnh đạo các sở, ban, ngành trong tỉnh, UBND và Huyện ủy Cao Phong; đại diện một số DN trong và ngoài tỉnh.

Niềm vui đến từ “Ngân hàng bò”

(13/11/2014)
Dự án Ngân hàng Bò là một dự án nhân văn của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam được phát động từ năm 2010 với mục tiêu là huy động các nguồn lực từ các tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài và các nhà hảo tâm để có 100 nghìn con bò tương đương với 100 tỷ đồng tặng cho các hộ nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn tại các xã nghèo của các tỉnh biên giới và các địa phương trên toàn quốc. Đến nay cả nước đã có trên 7 nghìn hộ gia đình nghèo được nhận bò từ Dự án "Ngân hàng bò” với tổng trị giá trên 60 tỷ đồng. Tỉnh Hòa Bình là một 44 tỉnh, thành trong cả nước đã triển khai thực hiện chương trình “ngân hàng bò”, trong đó Huyện Lương Sơn là địa phương thực hiện rất tích cực chương trình này, tạo động lực cho người nghèo có một nền tảng đầu tiên để phát triển sản xuất.

Tập trung khai thác, bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản

(12/11/2014)

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 ghi rõ: phấn đấu tăng trưởng lĩnh vực thủy sản giai đoạn 2011- 2020 đạt 9,2%, giai đoạn 2016 -2020 đạt 8,0%. Tỉnh Hòa Bình tập trung phát triển thủy sản theo hướng đa dạng, tận dụng tối đa tiềm năng mặt nước, áp dụng quy trình công nghệ nuôi tiên tiến để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả; kết hợp nuôi thả các giống các thủy sản truyền thống với nuôi các loại thủy sản đặc sản.

Triển khai Kế hoạch sản xuất vụ Đông xuân năm 2015

(12/11/2014)
Ngày 12/11, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến với 11 huyện, thành phố nhằm triển khai Kế hoạch sản xuất vụ Đông xuân năm 2015. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành có liên quan.

Hòa Bình: Đẩy mạnh cơ chế hỗ trợ tiêu thụ nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014 - 2020

(10/11/2014)
Hòa Bình là tỉnh miền núi có trên 80 vạn người, trong đó hơn 85% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn, trực tiếp sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Trong những năm qua, nhiều quy hoạch, chiến lược, đề án, chính sách, kế hoạch phát triển của ngành nông nghiệp được ban hành đi vào cuộc sống và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Huyện Lương Sơn thực hiện nghiên túc Kết luận số 61 – KL/TW ngày 03/12/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng

(30/10/2014)
Năm 2014 là năm thứ 4 huyện Lương Sơn tiếp tục triển khai việc thực hiện Kết luận số 61 – KL/TW ngày 03/12/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp Nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020”. Cùng với việc thực hiện kết luận số 61, huyện Lương Sơn cũng đã tích cực thực hiện Quyết định số 673/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội nông thôn giai đoạn 2011 – 2020” và Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”

Chủ nhiệm Hợp tác xã Bản Dao làm giàu cho quê hương

(29/10/2014)
Là người con gái dân tộc Mường, lấy chồng dân tộc Dao ở xóm Đồng Chụa, xã Thống Nhất, đã hơn ba chục năm chị Nguyễn Thị Bình gắn bó với vùng đất heo hút ở ngoại ô thành phố. Bằng sự siêng năng, cần cù chịu khó gia đình chị là một trong những hộ đầu tiên trong xóm làm được nhà mái bằng khang trang và có của ăn của để. Năm 2009, khi Hợp tác xã Nông lâm nghiệp và Kinh doanh tổng hợp Bản Dao được kiện toàn lại, chuyển đổi mô hình hoạt động chị đã được bà con xã viên xóm Đồng Chụa tín nhiệm bầu chị giữ chức Chủ nhiệm Hợp tác xã.

Tập trung phát triển vùng, khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng Công nghệ cao theo quy hoạch

(29/10/2014)
Trong những năm qua ngành nông nghiệp Hòa Bình duy trì được tốc độ tăng trưởng khá(trên 4%/năm). Tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở nền sản xuất nhỏ phân tán. Kinh tế hàng hóa chưa phát triển đặc biệt là hàng nông sản làm ra yếu sức cạnh tranh mà nguyên nhân hàng đầu do chất lượng giống, nhất là giống rau, hoa, cây cảnh chưa được quan tâm đúng mức. Đứng trước xu thế phát triển và hội nhập của cả nước, Hòa Bình cần phải xây dựng một ngành nông nghiệp với vóc dáng mới với những bước đi mạnh dạn đột phá thông qua việc tiếp cận một cách hợp lý nền khoa học công nghệ. Quy hoạch khu nông nghiệp ứng dụng Công nghệ cao là một nhiệm vụ quan trọng được lãnh đạo và các sở, ban, ngành của tỉnh đặc biệt quan tâm.

Kỳ Sơn: Tập trung mọi nguồn lực xây dựng nông thôn mới

(29/10/2014)
Tính tới hết tháng 9/2014, huyện Kỳ Sơn đã có 7/9 xã hoàn thành lập quy hoạch chung, 2/9 xã đã hoàn thành quy hoạch chi tiết khu trung tâm, đã công bố đồ án Quy hoạch cấp xã của 9/9 xã; thực hiện lập đề án nông thôn mới 9/9 xã với mục tiêu hoàn thành gắn quy hoạch, đề án với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Huyện đang gấp rút thực hiện huy động và lồng ghép các nguồn lực để hoàn thành các tiêu chí năm 2014 theo đúng kế hoạch đề ra.

Nỗ lực quản lý và bảo vệ rừng ở Khu bảo tồn Phu Canh

(28/10/2014)
Khu bảo tồn Phù Canh nằm trên địa bàn 4 xã Đoàn Kết, Tân Pheo, Đồng Chum và Đồng Ruộng huyện Đà Bắc, có diện tích tự nhiên 5.303,9ha. Khu Bảo tồn có tính đa dạng sinh học quan trọng nhờ có hệ sinh thái và thảm thực vật rừng kín lá rộng xanh nhiệt đới và á nhiệt đới núi thấp, đặc trưng cho khu vực Tây Bắc Việt Nam. Ngoài ra, khu bảo tồn còn có vị trí vô cùng quan trọng đối với phòng hộ đầu nguồn, cung cấp nước cho hồ sông Đà, bảo vệ môi trường và điều tiết khí hậu cho khu vực. Tuy đã chịu sức ép nặng nề từ hoạt động săn bắn của người dân địa phương, Khu BTNT Phu Canh hiện vẫn là nơi sinh sống của trên 100 loài động, thực vật quý hiếm.

Mô hình trồng thanh long ruột đỏ mang lại hiệu quả kinh tế cao

(23/10/2014)
Về xóm Giếng, xã Hợp Thành, huyện Kỳ Sơn hỏi ông Vũ Tuấn Khích trồng thanh long ruột đỏ ai cũng biết, bởi ông không chỉ là một nhà giáo đã về hưu, một Cựu chiến binh mẫu mực mà ông còn là người đi đầu trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế.

Một vụ mùa bội thu

(17/10/2014)
Vụ mùa năm 2014, diện tích cấy lúa trên địa bàn toàn tỉnh giảm 568 ha so với vụ mùa năm 2013. Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 đã làm một số diện tích lúa ở một số huyện bị ngập úng cục bộ. Tuy nhiên, nhờ có sự chỉ đạo kịp thời của các ngành chức năng, chính quyền địa phương và nỗ lực của bà con nông dân nên năng suất, sản lượng lúa vụ mùa năm nay đạt thắng lợi lớn.

Phát triển vùng nguyên liệu gấc: Một dự án triển vọng cho nông dân Lương Sơn

(15/10/2014)
Trong những năm qua, nhờ chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhiều loại giống cây - con mới đã được nông dân huyện Lương Sơn đưa vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần quan trọng trong công tác xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn. Đặc biệt, huyện còn đẩy mạnh liên kết giữa nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học và người dân trong tiêu thụ nông sản.

Thực hiện tốt Luật Bảo vệ và Phát triển rừng góp phần nâng cao chất lượng rừng và cải thiện môi trường sinh thái

(03/10/2014)
Luật Bảo vệ và phát triển rừng được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 6, khóa XI, ngày 3/12/2004. Tới nay qua gần 10 năm thực hiện, Luật Bảo vệ và phát triển rừng đã đi vào cuộc sống, đem lại nhiều hiệu quả thiết thực. Đặc biệt đối với một tỉnh miền núi như tỉnh Hòa Bình, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng được thực hiện đã ngăn chặn tình trạng phá rừng, tiến hành giao đất giao rừng, bảo vệ rừng cộng đồng, giữ gìn môi trường sinh thái và nâng cao đời sống cho người dân.

Hiền Lương: Phát huy tiềm lực kinh tế - xã hội xây dựng nông thôn mới

(03/10/2014)

Sau 03 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Dưới sự chỉ đạo sát sao của Ban Chỉ đạo 800 tỉnh, UBND huyện và sự quan tâm của các phòng ban huyện Đà bắc, sự vào cuộc của cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc xã Hiền Lương, chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Hiền Lương đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Xã Nam Phong (Cao Phong): sẵn sàng cán đích nông thôn mới vào năm 2015

(03/10/2014)

Trong những năm qua, xã Nam Phong (huyện Cao Phong) đã có sự thay đổi tích cực trong phát triển kinh tế, đặc biệt là đời sống của người dân khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Năm 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã đạt 13%, thu nhập bình quân tính theo đầu người đạt 21 triệu đồng/người/năm. Tính đến thời điểm này, xã Nam Phong đã đạt 13/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới và đang tự tin vững bước trên đường về đích nông thôn mới vào năm 2015 theo lộ trình đã đề ra.

Nam Sơn xóa đói, giảm nghèo nhờ trồng quýt bản địa

(03/10/2014)
Là một trong những xã thuộc vùng 135, trước kia đời sống của người dân xã Nam Sơn huyện Tân Lạc còn gặp nhiều khó khăn do kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, những năm gần đây nhờ việc đẩy mạnh phát triển giống quýt bản địa đã giúp nhiều hộ gia đình ở xã Nam Sơn vượt qua nghèo đói, ổn định cuộc sống.

Tổng kết mô hình nuôi vỗ béo bò thịt trong nông hộ

(01/10/2014)

Ngày 30/9/2014, Trung tâm Khuyến nông Hòa Bình đã phối hợp với UBND xã Hữu Lợi và xã Lạc Lương của huyện Yên Thủy (Hòa Bình) tổ chức Hội nghị Tổng kết mô hình "Nuôi vỗ béo bò thịt trong nông hộ" thuộc Chương trình Dự án khuyến nông Trung ương năm 2014.

Ngăn chặn và tiến tới chấm dứt tình trạng sử dụng xung điện, chất nổ, ngư cụ bị cấm trong khai thác thủy sản

(30/09/2014)
Để bảo tồn, bảo vệ các loài thủy sản có giá trị kinh tế; các hệ sinh thái đặc thù, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Ngày 22 tháng 9 năm 2014 Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành Chỉ thị số 17/CT-UBND về việc tăng cường công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Mở rộng diện tích gieo trồng, đa dạng hóa và tăng giá trị kinh tế các cây trồng vụ đông

(24/09/2014)
Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương đang khuyến cáo bà con nông dân tranh thủ thời gian thu hoạch lúa mùa, giải phóng đất để sản xuất vụ đông. Đồng thời các cơ quan chức năng cũng đề nghị bà con mở rộng diện tích gieo trồng, đa dạng hóa và tăng giá trị kinh tế các cây trồng vụ đông năm 2014.

Phát triển cây có múi, triển vọng kinh tế nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình

(19/09/2014)
Hòa Bình là tỉnh miền núi nằm trong vùng kinh tế Tây Bắc, vị trí thông thương thuận lợi, tài nguyên phong phú, thuận lợi cho phát triển kinh tế. Khoảng 10 năm trở lại đây, cây ăn quả có múi đang trở thành lợi thế của tỉnh với những vùng sản xuất tập trung mang tính hàng hóa rõ nét như vùng cam ở huyện Cao Phong, vùng bưởi tại huyện Tân Lạc, Lương Sơn.

Hiệu quả các phong trào thi đua nông dân sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn thành phố Hòa Bình

(17/09/2014)
Được sự chỉ đạo kịp thời của cấp ủy, chính quyền các cấp, cán bộ, hội viên nông dân của Hội Nông dân Thành phố đã nỗ lực cố gắng khắc phục khó khăn, tích cực lao động sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Đời sống vật chất tinh thần của nông dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, hộ nghèo giảm, hộ khá, hộ giàu tăng, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới. An ninh, chính trị ổn định, nông dân tích cực phát huy dân chủ trên mọi lĩnh vực, đặc biệt trong việc xây dựng nông thôn mới, xây dựng Đảng, chính quyền MTTQ và các đoàn thể vững mạnh.

Huyện Cao Phong: Tạo sức bật trong phát triển kinh tế - xã hội từ việc vận dụng linh hoạt chủ trương, chính sách của Đảng

(16/09/2014)
Huyện Cao Phong được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/3/2002 trên cơ sở chia tách huyện Kỳ Sơn thành 2 huyện Kỳ Sơn và Cao Phong theo quyết định số 95/NĐ-CP ngày 12/12/2011 của Chính phủ. Trải qua hơn 10 xây dựng và phát triển, huyện Cao Phong đã giành được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực. Năm 2013, huyện Cao Phong có những bước tiến vượt bậc với tổng mức đầu tư toàn xã hội là hơn 280 tỷ đồng tăng 17% so với kế hoạch. Đời sống của người dân được nâng lên, thu nhập bình quân đạt gần 22 triệu đồng/người/năm. Tốc độ phát triển kinh tế đạt gần 14%, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn gần 19%. Đây là cơ sở và tiền đề vững chắc để huyện Cao Phong thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH địa phương.

Kiểm tra tình hình thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Kỳ Sơn

(22/08/2014)
Ngày 22/8, UBND tổ chức buổi làm việc kiểm tra tình hình thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Kỳ Sơn, nghe báo cáo tình hình chung của huyện và tình hình cụ thể của các xã Hợp Thành, Hợp Thịnh, Mông Hóa. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị; cùng dự có lãnh đạo UBND huyện Kỳ Sơn, các sở, ngành chức năng của tỉnh.

Hơn 2.200 ha cây trồng bị sâu bệnh gây hại

(22/08/2014)
Theo Chi cục BVTV tỉnh, qua kiểm tra trên đồng ruộng ở 11 huyện, thành phố đã có 2.283 ha cây trồng ở các huyện Lương Sơn, Yên Thủy, Lạc Thủy, Kim Bôi, Mai Châu, Lạc Sơn... bị sâu bệnh gây hạ.

Diện mạo mới nơi vùng hồ sông Đà

(20/08/2014)
Thực hiện di dân phục vụ cho xây dựng công trình trọng điểm quốc gia nhà máy Thủy điện Hòa Bình từ năm 1976, tới nay sau gần 40 năm thực hiện các chính sách tái định cư và phát triển kinh tế - xã hội, diện mạo nơi vùng hồ sông Đà có nhiều đổi khác.

Đào tạo nghề nông nghiệp gắn với đặc thù địa phương

(20/08/2014)
Thời gian qua, công tác đào tạo nghề nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã và đang đạt được những kết quả khả quan mang lại quyền lợi và việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn. Từ việc đào tạo nghề nông nghiệp, nhiều hộ dân trên địa bàn đã có cơ hội phát triển sản xuất; áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi. Qua đó từng bước ổn định cuộc sống, xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập trong sản xuất nông nghiệp.

Sơ kết 6 tháng năm 2014 thực hiện Kết luận số 61-KL/TW ngày 03/12/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng

(20/08/2014)
Ngày 19/8, BCĐ thực hiện Đề án 61 của tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014. Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Trưởng BCĐ chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có các đồng chí là thành viên BCĐ thực hiện Đề án 61 của tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành đoàn thể; thành viên Tổ công tác giúp việc BCĐ.

Yên Thủy tiếp tục nhân rộng dồn điền, đổi thửa

(14/08/2014)
Năm 2013, huyện Yên Thủy đã thực hiện thành công việc thí điểm dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp tại các xóm Trường Long, xóm Hổ 2 (xã Ngọc Lương), Ao Hay (xã Yên Trị). Đến nay, tổng diện tích đất đã dồn điền, đổi thửa là 90,54 ha. Trong đó, tổng số thửa khi chưa dồn đổi là 1.648 thửa, sau khi thực hiện dồn đổi còn 504 thửa. Các bước triển khai công tác dồn điền, đổi thửa đã tuân thủ theo cách quy định lại đồng ruộng, chia đất theo từng cánh đồng, đảm bảo diện tích các hộ đã được giao theo khẩu từ năm 1993.

Kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới tại huyện Đà Bắc

(14/08/2014)
Ngày 14/8, UBND tỉnh tổ chức buổi làm việc kiểm tra tình hình thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Đà Bắc, nghe báo cáo tình hình chung của huyện và tình hình cụ thể của các xã điểm là Hiền Lương, Mường Chiềng, Tu Lý. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc.

Huyện Kỳ Sơn: Bước đầu khởi sắc trong phong trào xây dựng nông thôn mới

(14/08/2014)
Sau 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày 07/6/2011 của Tỉnh uỷ về xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011- 2015, định hướng đến năm 2020, cùng với sự nỗ lực, cố gắng và vào cuộc của các cấp, các ngành cùng nhân dân trong huyện, Kỳ Sơn bước đầu đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi. Bộ mặt nông thôn của huyện đã có nhiều khởi sắc, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao… tạo tiền đề để Kỳ Sơn hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI đã đề ra.

Hội nông dân : Những kết quả đạt được trong quý II/2014

(13/08/2014)
Thực hiện nhiệm vụ quý II/2014 các cấp Hội Nông dân tỉnh đã có nhiều đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động, tạo ra nhiều nguồn lực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Hỗ trợ xây dựng vùng quýt bản địa Nam Sơn

(11/08/2014)
Ngày 6-8, Ban Dự án giảm nghèo giai đoạn II của tỉnh đã có buổi làm việc với lãnh đạo và nhân dân xã Nam Sơn, huyện Tân Lạc về việc đầu tư phát triển vùng quýt bản địa. Cùng đi với đoàn có giám đốc một số doanh nghiệp chuyên thu mua nông sản.

UBND tỉnh làm việc với Đoàn Công tác Viện Chăn nuôi và Đoàn chuyên gia Nhật Bản

(11/08/2014)

Ngày 11/8, UBND tỉnh tổ chức buổi làm việc với Đoàn Công tác của Viện Chăn nuôi và Đoàn chuyên gia Nhật Bản về xây dựng Dự án “Thành lập ngân hàng gen đông lạnh cho các giống lợn bản địa của Việt Nam và phát triển hệ thống chăn nuôi lợn bền vững bảo vệ đa dạng sinh học”. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc. Cùng dự buổi làm việc có lãnh đạo các sở: NN&PTNT, KH&CN, Tài chính, KH&ĐT, Ngoại vụ, TN&MT; Văn phòng UBND; UBND thành phố Hòa Bình và huyện Đà Bắc.

Kiểm tra tình hình thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới tại huyện Lạc Thủy

(07/08/2014)
Ngày 07/8, UBND tỉnh tổ chức buổi làm việc kiểm tra tình hình thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới tại huyện Lạc Thủy. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc. Tham dự có lãnh đạo Sở NN&PTNT; Sở TN&MT; lãnh đạo UBND huyện Lạc Thủy và các xã Đồng Tâm, Thanh Nông, Phú Lão.

UBND tỉnh làm việc với Đoàn Công tác Ban Quản lý Dự án phát triển lâm nghiệp Trung ương

(07/08/2014)

Chiều ngày 06/8, UBND tỉnh tổ chức buổi làm việc với Đoàn Công tác của Ban Quản lý Dự án phát triển lâm nghiệp Trung ương về Dự án phát triển lâm nghiệp ở Hòa Bình sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của chính phủ Đức. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc. Cùng dự buổi làm việc có các sở, ngành liên quan: NN&PTNT, KH&ĐT, Tài chính, TN&MT.

Chủ động phòng chống dịch lở mồm long móng trên đàn gia súc

(06/08/2014)
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh chưa ghi nhận ổ dịch lở mồm long móng trên đàn gia súc. Tuy nhiên, nguy cơ dịch lở mồm long móng vẫn có thể xảy ra, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế cũng như thu nhập của người chăn nuôi. Hiện nay các cơ quan chức năng đang triển khai các biện pháp để chủ động phòng chống dịch bệnh khi xuất hiện trên địa bàn.

Ban Chỉ đạo 800 sơ kết 6 tháng đầu năm 2014

(04/08/2014)
Sáu tháng đầu năm 2014, Chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục đạt được những kết quả tốt trên các lĩnh vực như: Hệ thống cơ chế, chính sách; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; các mô hình sản xuất theo nhóm sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực của tỉnh được nhân rộng. Văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế có nhiều chuyển biến tích cực, an ninh trật tự xã hội được giữ vững.

Lạc Sơn: chính sách dân tộc thay đổi cuộc sống vùng đặc biệt khó khăn

(31/07/2014)
Thực hiện công tác dân tộc, nhiều chính sách của Đảng và nhà nước đối hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn đã đi vào cuộc sống và phát huy được hiệu quả. Đặc biệt như : chương trình 134, 135, chính sách cho hộ nghèo vay vốn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Những chương trình này đã tạo sự thay đổi đáng kể đời sống đồng bào dân tộc tại các vùng khó khăn. An ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội đảm bảo. Nhân dân các dân tộc thiểu số tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương.

Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

(24/07/2014)
Ngày 23/7, UBND tỉnh tổ chức buổi làm việc với lãnh đạo Sở NN&PTNT về tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm 2014. Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc. Cùng dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dũng; lãnh đạo một số sở, ngành.

Nhiều đối tượng sâu bệnh sẽ gây hại mạnh hơn trong vụ hè thu năm nay

(23/07/2014)
Hiện nay, bà con nông dân trên địa bàn tỉnh đã cơ bản cấy xong lúa hè thu trong khung thời vụ tốt nhất. Tuy nhiên, theo dự báo của các cơ quan chức năng, vụ hè thu năm nay các đối tượng sâu bệnh gây hại cho lúa sẽ mạnh hơn so với vụ hè thu năm trước và ở mức trên trung bình nhiều năm, rất có khả năng xảy ra dịch trên diện rộng nếu không có các biện pháp xử lý kịp thời.

Nguy cơ mất an toàn từ những hồ đập xuống câp

(23/07/2014)
Đã bước vào mùa mưa bão nhưng hiện nay nhiều hồ, đập trên địa bàn tỉnh do đã xây dựng từ lâu nên đã bị xuống cấp, tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn. Qua kiểm tra, hiện nay một số hồ chứa tiềm ẩn sự cố ở các hạng mục đầu mối như đập đất bị thẩm lậu, sói mòn mái; cống bị thấm 2 bên mang hoặc cửa cống không kín nước, một số hồ không có van điều tiết; tràn xả lũ là tràn đất bị xói lở, thu hẹp.

Mở ra vùng nguyên liệu trồng gấc tại Hòa Bình

(23/07/2014)
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tích cực đưa các loại cây trồng hàng hóa mà thị trường có nhu cầu vào sản xuất là điều mà rất nhiều địa phương đang hướng tới. Song đi kèm với nó là những yêu cầu về kỹ thuật canh tác, đầu tư vốn, và quan trọng là đảm bảo đầu ra ổn định lâu dài cho người nông dân. Đây cũng là bài toán mà tỉnh HB đang nỗ lực đưa ra các giải pháp để thực hiện hiệu quả nhất. Sự gắn kết giữa nhà đầu tư và nhà nông đang đưa giá trị của sản phẩm nông nghiệp ngày một nâng cao. Mối quan hệ này đang cho thấy hiệu quả trong việc triển khai mô hình trồng gấc tại tỉnh.

Hội nghị về công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản

(22/07/2014)

Ngày 21/7, UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến với 11 huyện, thành phố về công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ trì hội nghị. Tham dự có lãnh đạo UBND các huyện, thành phố; lãnh đạo các sở, ban, ngành trong tỉnh.

Hạn chế thiệt hại cho sản xuất thủy sản trước và trong mùa mưa bão

(21/07/2014)
Để chủ động phòng ngừa, hạn chế thiệt hại cho sản xuất thủy sản trước và trong mùa mưa bão, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh vừa ban hành văn bản số 705/SNN-TS về tăng cường thực hiện các biện pháp bảo vệ đối tượng nuôi trồng thủy sản trong mùa mưa bão năm 2014.

Ban chỉ đạo 127/ĐP triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

(21/07/2014)
Theo đánh giá của Ban chỉ đạo 127/ĐP, sáu tháng đầu năm 2014 tình hình hàng hóa sôi động hơn so những tháng cuối năm 2013. Hàng hóa phong phú, đa dạng, chất lượng đảm bảo, đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân.

Hệ thống thủy lợi đáp ứng nước tưới cho 88% diện tích lúa

(21/07/2014)
Hiện nay, toàn tỉnh hiện có 1.305 công trình và hệ thống công trình được đầu tư xây dựng kiên cố và bán kiên cố bằng mọi nguồn vốn, bao gồm: tưới trọng lực 1.239 công trình và hệ thống công trình phục vụ tưới cho trên 35 nghìn ha lúa và trên 5,5 nghìn ha màu; tưới động lực 63 công trình, phục vụ tưới, tiêu cho khoảng 1.200 ha lúa và 400 ha màu; tưới thủy luân 17 công trình phục vụ tưới cho khoảng 900 ha lúa 2 vụ và 400 ha màu 2 vụ. Lượng nước tích trữ trong các hồ chứa phục vụ sản xuất vụ Chiêm xuân 2013 – 2014 đạt khoảng trên 80% dung tích đảm bảo nước tưới cho sản xuất vụ chiêm xuân năm 2014.

Thành phố Hòa Bình: trồng mới 92 ha rừng sản xuất

(18/07/2014)
Được sự chỉ đạo của UBND thành phố, trong nửa đầu năm các cơ sở đã thực hiện tốt công tác chăm sóc, bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng. 6 tháng đầu năm, thành phố đã trồng được 92 ha rừng sản xuất, đạt 65,7% kế hoạch năm; bảo vệ, chăm sóc 5,7 nghìn ha rừng; khai thác 96 ha rừng trồng, sản lượng đạt trên 5,8 nghìn ste, nhờ đó thu nhập của các hộ dân từ khai thác rừng tăng lên, ước đạt 3,6 tỷ đồng.

Hòa Bình khuyến khích phát triển cây có múi

(18/07/2014)
Với nhu cầu sử dụng các loại hoa quả sạch của người tiêu dùng tăng cao trong những năm gần đây, cam Cao Phong (tỉnh Hòa Bình) đã trở thành một loại nông sản được nhiều người biết đến. Mẫu mã đẹp, cam ngọt và mọng nước. Từ chỗ gần 10.000/kg vài năm trước, giờ giá đã lên cao gần 3 lần. Vào những ngày giáp tết, giá cam không hạt có thể lên tới 50.000đ/kg. Bình quân mỗi ha có thể cho thu nhập gần 500 triệu đồng. Với những loại cam đặc sản như cam canh, cam không hạt thu nhập lên tới gần 1 tỷ đồng. Với diện tích gần 1000ha cam và sản lượng cam 2013 là trên 15000 tấn, Cao phong đã có 160 hộ có thu nhập trên 1 tỷ, 20 hộ có thu nhập trên 5 tỷ đồng.

Kiểm tra tình hình thực hiện Chương trình 135 và Dự án giảm nghèo tại huyện Tân Lạc

(18/07/2014)

Ngày 18/7, tại hội trường UBND xã Phú Vinh (huyện Tân Lạc), UBND tỉnh tổ chức buổi làm việc kiểm tra tình hình thực hiện Chương trình 135 và Dự án giảm nghèo tại huyện Tân Lạc. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc. Tham dự có lãnh đạo VP UBND tỉnh; Ban Dân tộc, Sở NN&PTNT; Sở KH&ĐT; lãnh đạo UBND huyện Tân Lạc và xã Phú Vinh.

Tăng cường các kênh thông tin nhằm quảng bá hình ảnh tỉnh Hòa Bình tới bè bạn quốc tế và đẩy mạnh thu hút đầu tư

(17/07/2014)
Ngày 17/7, UBND tỉnh tổ chức buổi Tọa đàm với Đoàn công tác các Đại sứ, Trưởng đại diện của Việt Nam ở nước ngoài do đồng chí Thạch Dư, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao làm trưởng đoàn. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh; Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Định Cư (Lạc Sơn): Tích cực thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội

(17/07/2014)
Xã Định Cư là xã vùng núi còn nghèo nằm ở phía tây huyện Lạc Sơn- tỉnh Hoà Bình. Phía đông giáp xã Hương Nhượng; phía nam giáp xã Ngọc Lâu và xã Ngọc Sơn và bị cắt ngang bởi dãy núi Trường Sơn; phía tây giáp xã Chí Đạo và xã Chí Thiện; phía bắc giáp xã Thượng Cốc và xã Xuất Hoá.

Kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hòa Bình

(17/07/2014)
Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo 800 tỉnh do đồng chí Nguyễn Anh Quân, Phó giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chánh văn phòng điều phối BCĐ 800 làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND và lãnh đạo các phòng chức năng của UBND thành phố Hòa Bình về tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới 6 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014.

Chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XV

(16/07/2014)

Sáng ngày 16/7, tiếp tục ngày làm việc thứ hai của Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XV, các đại biểu dự họp đã tiến hành thảo luận tại hội trường, chất vấn và trả lời chất vấn. Vấn đề phát triển nông nghiệp, phản ánh các công trình thi công chậm tiến độ được các đại biểu HĐND tỉnh đặc biệt quan tâm và đặt nhiều câu hỏi.

 

Hiển thị 1.801 - 1.860 of 2.297 kết quả.