ListNewByCategory

Toàn tỉnh hiện có 12 cửa hàng nông sản an toàn giới thiệu, quảng bá, kết nối tiêu thụ nông sản

(11/07/2024)
Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU ngày 06/8/2021 của Tỉnh ủy Hòa Bình về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025", hội viên nông dân trong tỉnh đã có nhiều hoạt động tích cực thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu và nhiệm vụ của đề án.

Triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Viêm da nổi cục trâu bò trên địa bàn huyện Mai Châu

(11/07/2024)
Hiện nay, dịch bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò (VDNC) xảy ra nhiều nơi triển địa bàn huyện Mai Châu. Phòng Nông nghiệp và Phát triển huyện ghi nhận 17 con trâu, bò mắc bệnh tại 15 hộ chăn nuôi trên địa bàn các xã: Chiềng Châu, Tòng Đậu, Cun Pheo, Nà Phòn, Mai Hịch và Thị trấn Mai Châu. Trước tình hình trên, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mai Châu trực tiếp kiểm tra cơ sở, xác minh nguyên nhân và chỉ đạo các biện pháp chống dịch.

Những kết quả tích cực trong Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025

(10/07/2024)
Được sự quan tâm chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp việc tổ chức, triển khai thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững (Chương trình 809) và Tiểu dự án 1, Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình 1719) đạt được những kết quả nhất định. Diện tích trồng rừng hàng năm đều vượt chỉ tiêu kế hoạch giao; diện tích trồng cây gỗ lớn và năng suất, chất lượng trồng rừng tăng dần qua các năm; an ninh rừng giữ vững, góp phần tích cực vào công tác đảm bảo an ninh môi trường.

Thực hiện các biện pháp ngăn chặn bệnh Khảm lá sắn tại huyện Tân Lạc

(08/07/2024)
Theo kết quả rà soát và kiểm tra của UBND huyện Tân Lạc, hiện nay, bệnh Khảm lá sắn đang phát sinh và gây hại trên 2,5ha diện tích trồng sắn trên địa bàn huyện, tập trung tại xã Lỗ Sơn. Giống sắn nhiễm bệnh là giống sắn BK đã được công nhận chính thức giống cây trồng mới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tỷ lệ nhiễm bệnh trung bình khoảng 3-5% số cây.

Tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh động vật

(08/07/2024)
Trước diễn biến ngày càng phức tạp của các loại dịch bệnh động vật, nhất là bệnh DTLCP vẫn ghi nhận phát sinh các ổ dịch mới. Để chủ động kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Ngày 05/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Công văn số 1870/SNN-CNTY về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh động vật.

Chủ động triển khai thực hiện các biện pháp phòng, trừ sinh vật gây hại cây trồng trên địa bàn tỉnh

(05/07/2024)
Ngay từ đầu tháng 7, thời tiết mây thay đổi nắng, mưa xen kẽ trong suốt kỳ. Nhiệt độ trung bình 28,4 - 30,9oC; cao nhất 37,7oC; thấp nhất 25,1oC. Độ ẩm trung bình 82 - 88 %; cao nhất 92 %; thấp nhất 55 %. Lượng mưa trung bình tổng số 59,82 mm. Số giờ nắng trung bình tổng số 127,6 giờ. Thời tiết diễn biến phức tạp, thuận lợi cho sinh vật phát triển và gây thiệt hại đến năng suất, cây trồng. Do đó, các địa phương cần theo dõi sát diễn biến sinh trường của sinh vật để có biện pháp phòng, ngừa kịp thời.

Hiệu quả từ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh

(04/07/2024)
Thời gian qua, các vùng và khu sản xuất trồng trọt tập trung trên địa bàn tỉnh được các huyện, thành phố rà soát, điều tra, đánh giá cụ thể và có sự thống nhất về phương án tổ chức thực hiện với cơ sở. Quy mô sản xuất đều đáp ứng quy định về diện tích tối thiểu của cánh đồng lớn. Sự quan tâm, đồng thuận của các cấp chính quyền, địa phương xác định rõ lợi ích kinh tế phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Đà Bắc: Phấn đấu đến năm 2030 diện tích chè toàn huyện đạt khoảng 128 ha

(04/07/2024)
Nhằm cụ thể hóa các nội dung tại Quyết định số 431/QĐ-BNN-TT ngày 26/01/2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên và văn hóa bản địa; phù hợp với truyền thống sản xuất, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương để phát triển bền vững, đa giá trị cây chè trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, UBND huyện Đà Bắc đã ban hành Kế hoạch thực hiện Phát triển bền vững, đa giá trị cây chè trên địa bàn huyện Đà Bắc giai đoạn 2024 – 2030.

Đẩy mạnh công tác Khuyến nông theo hướng hàng hóa, đa dạng, hiệu quả

(04/07/2024)
6 tháng đầu năm 2024, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã chỉ đạo, thực hiện các dự án khuyến nông đạt yêu cầu đề ra và đảm bảo tiến độ và thời vụ. Chủ động bám sát định hướng phát triển của ngành, thực tế sản xuất, mùa vụ phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền và đào tạo tập huấn cho người dân.

Dự báo tình hình phát sinh gây hại của các đối tượng sinh vật gây hại chính vụ Mùa, vụ Hè thu năm 2024

(03/07/2024)
Ngày 02/7, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật – Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành Công văn số 309/TTBVTV gửi Phòng NN&PTNT các huyện; Phòng Kinh tế thành phố; Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố về việc Dự báo tình hình phát sinh gây hại của các đối tượng sinh vật gây hại chính vụ Mùa, vụ Hè thu năm 2024.

Yên Thủy: Phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng, tạo sinh kế bền vững cho người dân

(02/07/2024)
Nhằm phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên rừng; tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, UBND huyện Yên Thủy đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 208/QĐ-TTg ngày 29/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 6 tháng đầu năm

(28/06/2024)
Trong 6 tháng đầu năm 2024, với sự tập trung nỗ lực của các sở, ban ngành đoàn thể (là thành viên Ban Chỉ đạo) đã tích cực tham mưu UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc triển khai thực hiện Chương trình nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh, qua đó đã đạt được nhiều kết quả.

Phấn đấu năm 2025 diện tích gieo trồng toàn tỉnh trên 62.000 ha

(27/06/2024)
6 tháng đầu năm 2024, công tác chỉ đạo sản xuất được triển khai đồng bộ, chặt chẽ theo định hướng cơ cấu lại ngành trồng trọt, chuyển đổi diện tích sản xuất các loại cây trồng kém hiệu quả, năng suất thấp, chất lượng kém sang trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu của thị trường, đẩy mạnh thu hút đầu tư, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và tăng cường quản lý chất lượng giống, vật tư đầu vào nông nghiệp. Chủ động phòng, chống dịch bệnh trên các loại cây trồng.

Phê duyệt chủ trương xây dựng phương án phương án rà soát diện tích nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái và phòng chống thiên tai ở tỉnh Hòa Bình

(26/06/2024)
Ngày 25/6, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 1124/QĐ-UBND Về việc phê duyệt chủ trương xây dựng phương án phương án rà soát diện tích nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái và phòng chống thiên tai ở tỉnh Hòa Bình.

Phấn đấu năm 2025 toàn tỉnh trồng mới được trên 5.500 ha rừng

(25/06/2024)
6 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 04 vụ cháy rừng ở các huyện Đà Bắc, Lạc Sơn và Thành phố Hòa Bình, chức năng rừng sản xuất. Nguyên nhân cháy rừng chủ yếu do đốt dọn thực bì sau khai thác rừng trồng dẫn đến cháy lan. Các đám cháy đã được phát hiện sớm, lực lượng Kiểm lâm đã tham mưu cho chính quyền địa phương huy động lực lượng tại chỗ chữa cháy kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra, diện tích rừng bị cháy khoảng 8,89 ha và 01 người bị thiệt mạng do bị ngạt khói.

Ngành trồng trọt tiếp tục mở rộng diện tích sản xuất và kiểm soát tốt sinh vật gây hại

(24/06/2024)
Tháng 6/2024, điều kiện thời tiết, khí hậu khá thuận lợi cho việc gieo trồng và chăm sóc các loại cây trồng. Với nền nhiệt độ trung bình từ 30-39 độ C, các địa phương đã tranh thủ thu hoạch các loại cây trồng đã chín, giải phóng đất và tập trung làm đất chuẩn bị cho giao cấy vụ Mùa - Hè thu. Cây ăn quả có múi vừa phát triển thân lá, vừa phát triển quả. Được sự chỉ đạo sát sao của ngành Nông nghiệp và sự chủ động của bà con nông dân, do đó, tình hình sâu bệnh hại ở mức độ trung bình – nhẹ.

Phấn đấu vụ Hè Thu – vụ Mùa 2024 diện tích gieo trồng toàn tỉnh đạt trên 45 nghìn ha

(21/06/2024)
Vụ Đông Xuân 2023 – 2024, do làm tốt công tác chỉ đạo sản xuất, kết quả sản xuất vụ đã đạt và vượt chỉ tiêu đề ra; diện tích gieo trồng cây hàng năm được 72,57 nghìn ha đạt 102,6% kế hoạch (trong đó: vụ Đông 2023 gieo trồng được 8,47 nghìn ha, vụ Đông xuân 2023-2024 gieo trồng được 64,1 nghìn ha).

Lương Sơn: Phấn đấu tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ Mùa – Hè thu 2024 đạt trên 4 nghìn ha

(21/06/2024)
Vụ Đông xuân năm 2024, đầu vụ thời tiết cơ bản thuận lợi, nguồn nước đảm bảo cho việc tưới tiêu, các địa phương của huyện Lương Sơn đã gieo trồng đảm bảo khung thời vụ. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 3.979,95 ha đạt 100,3% kế hoạch và bằng 112,27% cùng kỳ. Tổng diện tích cây lương thực có hạt 2.817,3 ha đạt 100,6 % kế hoạch và bằng 101% so cùng kỳ. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt ước đạt 16.262,6 tấn đạt 106% kế hoạch và bằng 101,1% so cùng kỳ.

Huyện Lạc Sơn đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

(20/06/2024)
Được sự chỉ đạo kịp thời của ngành Nông nghiệp tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của cơ quan chuyên môn và sự chủ động vào cuộc của các xã, thị trấn; huyện Lạc Sơn đã triển khai việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất Lúa kém hiệu quả và đạt được những kết quả tích cực. Cơ cấu cây trồng lựa chọn chuyển đổi gắn với điều kiện thực tế địa phương. Từ đó, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và tăng thu nhập cho các hộ sản xuất.

Tiếp tục thực hiện tốt việc quản lý cấp và giám sát mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu trên địa bàn tỉnh

(19/06/2024)
Thời gian qua, sản xuất trồng trọt đã được các địa phương trong tỉnh chủ động tổ chức sản xuất linh hoạt, thích ứng với điều kiện thời tiết, khí hậu, phù hợp với nhu cầu của thị trường, thực hiện quản lý tốt vùng trồng và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản.

Chủ động phòng, chống châu chấu hại tre nứa và cây nông nghiệp

(19/06/2024)
Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, các loài châu chấu gây hại trên tre nứa và cây nông nghiệp phổ biến là loài châu chấu mía (Hieroglyphus tonkinensis). Theo kết quả điều tra phát hiện của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, loài châu chấu mía xuất hiện sớm hơn cùng kỳ năm 2023 gây hại trên rừng luồng, bương... với diện tích ảnh hưởng khoảng 7,0 ha tại huyện Tân Lạc, và Cao Phong (xóm Chiềng, xóm Mu xã Thung Nai, huyện Cao Phong; xóm Đạy, xóm Ong, xóm Thung xã Suối Hoa, huyện Tân Lạc). Từ cuối tháng 4/2024, đàn châu chấu di chuyển xuống gây hại trên lúa, ngô (xóm Chiềng, xã Thung Nai); tuy nhiên đã được khoanh vùng và phòng trừ kịp thời không để lây lan trên diện rộng.

Hội nghị trực tuyến về dự thảo Nghị định quy định về đất trồng lúa

(19/06/2024)
Chiều ngày 18/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chủ trì Hội nghị với các bộ, ngành, chuyên gia tại trụ sở Chính phủ và kết nối trực tuyến 63 tỉnh, thành phố về dự thảo Nghị định quy định về đất trồng lúa. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Hòa Bình, có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; cùng lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi

(18/06/2024)
Theo số liệu báo cáo của Cục Thống kê tỉnh, tổng đàn trâu của tỉnh hiện có 109.863 con bằng 96,58% so với cùng kỳ năm trước; tổng đàn bò hiện có 91.655 con bằng 101,65% so với cùng kỳ năm trước; tổng đàn lợn của tỉnh hiện nay là 479.522 con so với cùng kỳ năm trước bằng 104,98%; tổng đàn gia cầm 8.886 nghìn con so với cùng kỳ năm trước bằng 104,4%.

6 tháng cuồi năm: Phấn đấu nuôi trồng thủy sản đạt trên 4.600 tấn

(14/06/2024)
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT, hiện toàn tỉnh đang duy trì diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha). Tới nay, có tổng số 4.987 lồng nuôi cá, tăng 1,16% so với cùng kỳ 6 tháng năm 2023. Sản lượng nuôi trồng 6 tháng đầu năm ước đạt: 5.000 tấn, đạt 52,08 % kế hoạch giao và giảm 18,54% so với cùng kỳ năm trước.

Tình hình sinh vật gây hại cây trồng tháng 6/2024

(14/06/2024)
Trong tháng 6, thời tiết nắng nóng, một số kỳ nắng nóng gay gắt xen kẽ mưa dông. Nhiệt độ trung bình của tỉnh 27,4 độ C - 29,9,6 độ C; có thời điểm cao nhất là 41 độ C. Tổng lượng mưa đạt 415,78mm, tổng lượng nắng là 99,2 giờ, đều cao hơn trung bình so với cùng kỳ năm 2023. Thời tiết diễn biến phức tạp, thuận lợi cho sinh vật phát triển và gây thiệt hại đến năng suất và cây trồng. Do đó, các địa phương cần theo dõi sát diễn biến sinh trường của sinh vật để có biện pháp phòng, ngừa kịp thời.

Quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm và phát triển thị trường nông, lâm, thủy sản

(14/06/2024)
6 tháng đầu năm, công tác quản lý chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm, chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản được cơ quan chức năng triển khai bằng nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực. Ngành Nông nghiệp tỉnh đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc nhiệm vụ hỗ trợ kết nối chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn cũng như tăng cường giám sát chất lượng. Qua đó đã góp phần nâng cao chất lượng công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

Kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị số 53-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong công tác quy hoạch, quản lý và sử dụng đất rừng gắn với bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng bền vững

(14/06/2024)
Hòa Bình là tỉnh miền núi thuộc vùng trung du miền núi Bắc Bộ, có diện tích tự nhiên 4.590,3 km2, gồm 9 huyện, 01 thành phố với 151 xã, phường, thị trấn. Diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp của tỉnh là 294.183,58 ha, trong đó đất rừng đặc dụng 40.231,64 ha, đất rừng phòng hộ 108.498,13 ha, đất rừng sản xuất 145.462,81 ha. Hiện nay, diện tích có rừng là 236.919,25 ha, trong đó rừng tự nhiên 141.614,03 ha, rừng trồng 95.305,22 ha; tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh đến năm 2023 đạt 51,61%.

Yên Thủy: Phấn đấu tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ Mùa – Hè thu 2024 đạt trên 4,6 nghìn ha

(13/06/2024)
Vụ Đông xuân năm 2024, đầu vụ thời tiết cơ bản thuận lợi, nguồn nước đảm bảo cho việc tưới tiêu, các địa phương của huyện Yên Thủy đã gieo trồng đảm bảo khung thời vụ, diện tích cây lúa 669 ha, tăng 11,5 % so với kế hoạch, tăng 3,85 % so với cùng kỳ. Ước năng suất sản lượng cây lương thực có hạt đạt 10.972,61 tấn vượt so với kế hoạch.

Thành phố Hòa Bình thực hiện hiệu quả chính sách về giao đất, giao rừng gắn với tạo sinh kế ổn định cho Nhân dân

(11/06/2024)
Thời gian qua, thành phố Hòa Bình đã tổ chức và thực hiện tốt công tác quy hoạch, quản lý và sử dụng đất rừng gắn với bảo vệ phát triển tài nguyên rừng. Công tác quản lý 3 loại rừng ngày càng hiệu quả, đảm bảo chức năng phòng hộ và sản xuất. Việc giao, khoán bảo vệ rừng, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng rừng được quan tâm thực hiện, giúp người dân sống gần rừng, làm nghề rừng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Từ đó, người dân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng.

Ngành Nông nghiệp tỉnh tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế

(10/06/2024)
Thực hiện các mục tiêu về hội nhập kinh tế quốc tế, từ đầu năm đến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã lồng ghép thực hiện nội dung trên với các nhiệm vụ tăng chất lượng sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường nông sản, hướng tới xuất khẩu... Qua đó đã nâng cao giá trị sản xuất hàng hóa nông sản và mở rộng mối quan hệ đa phương.

Yên Thủy: Kịp thời chỉ đạo phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi

(10/06/2024)
Theo báo cáo của UBND huyện Yên Thủy, tới nay tổng đàn lợn trên địa bàn huyện Yên Thủy có khoảng 45 nghìn con. Trên địa bàn huyện có 01 trang trại tập trung công nghiệp quy mô lớn, nuôi lợn nái sinh sản. Bên cạnh đó số lượng trang trại chăn nuôi quy mô vừa và quy mô nhỏ đang có xu hướng phát triển mạnh. Tính đến thời điểm hiện tại có khoảng 36 trang trại chăn nuôi lợn quy mô vừa và nhỏ với tổng số lợn nuôi khoảng 1.056 lợn nái, 2.750 lợn thịt.

Khai thác tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản Hồ Hòa Bình

(06/06/2024)
Hồ thủy điện Hòa Bình (Hồ Hòa Bình) được hình thành sau khi đắp đập ngăn sông Đà xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình, tạo nên một trong những hồ chứa nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, trải dài 230 km từ Hòa Bình đến Sơn La. Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, Hồ Hòa Bình nằm trong phạm vi hành chính của thành phố Hòa Bình và 4 huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc và Mai Châu. Dung tích của Hồ Hòa Bình vào khoảng 9,45 tỷ m3, diện tích mặt hồ khoảng 8.900 ha. Hồ Hòa Bình tuy không xây dựng cho mục đích thủy sản, nhưng với điều kiện thuận lợi về mặt nước rộng, dòng chảy phù hợp cho phát triển nuôi cá lồng bè.

Đảm bảo an toàn, bền vững trong hoạt động khai thác thủy sản trên hồ sông Đà

(06/06/2024)
Những năm qua, nghề khai thác đánh bắt thủy sản đã đem lại lợi ích đáng kể cho cho người dân, góp phần xoá đói giảm nghèo cái thiện đời sống cho nhân dân vùng hồ Hòa Bình. Hàng năm sản lượng cá, tôm và các sản phẩm thủy đặc sản thu được từ khai thác, nuôi trồng trên hồ thuỷ điện Hòa Bình đã góp phần tăng thu nhập tạo việc làm cho nhiều hộ gia đình.

Nông dân huyện Kim Bôi tích cực sản xuất vụ Hè – Thu năm 2024

(06/06/2024)
Vụ Chiêm Xuân năm 2024, huyện Kim Bôi đã gieo trồng khoảng 7.129 ha cây hàng năm, đạt 99,7% kế hoạch, bằng 99,9% cùng kỳ năm trước. Trong đó, cây lương thực có hạt: Diện tích gieo trồng 3.753,18 ha, đạt 99,4% kế hoạch. Các xã, thị trấn đã tập trung gieo cấy lúa và cây màu, tích cực chăm sóc cây trồng, các đối tượng gây hại có xảy ra nhưng do chủ động trong áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại kịp thời nên không gây ảnh hưởng lớn đến tình hình sinh trưởng, phát triển; dự kiến năng suất lúa ước đạt 58 tạ/ha; năng suất ngô ước đạt 50 - 51 tạ/ha; cây rau đậu các loại gieo trồng 1.718,18 ha, đạt 102,6% kế hoạch; cây hàng năm khác như: Cây lấy củ chất bột khoảng 575,7 ha, đạt 99,3% kế hoạch; cây mía khoảng 475 ha, đạt 95,9% kế hoạch; cây có hạt chứa dầu 193,8 ha, đạt 100,9% kế hoạch. Trong vụ Chiêm Xuân, các đối tượng sâu bệnh trên lúa và cây trồng cạn có mật độ, tỷ lệ, diện phân bố và mức độ gây hại ít hơn cùng kỳ.

Triển khai các giải pháp trọng tâm trong sản xuất thủy sản vụ Mùa, vụ Hè Thu

(05/06/2024)
Trong điều kiện thời tiết có xu hướng ấm dần lên, diện tích mặt nước bị thu hẹp, ngành Thủy sản của tỉnh đã và đang khắc phục những khó khăn, bám sát mục tiêu năm 2024 để triển khai hiệu quả các giải pháp trong phát triển sản xuất. Đến nay, kết quả sản xuất vụ Đông Xuân đã đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Đà Bắc: Phát triển và bảo vệ rừng tạo sinh kế bền vững cho người dân

(05/06/2024)
Đà Bắc là huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh Hòa Bình với diện tích đất gần 78 nghìn ha, trong đó đất lâm nghiệm là 62 nghìn ha, chiếm trên 79% diện tích tự nhiên, phân bố trên địa bàn 17 xã, thị trấn. Trong đó, đất rừng đặc dụng 5.026,60 ha; đất rừng phòng hộ 28.574,22 ha; đất rừng sản xuất 28.348,6 ha; độ che phủ của rừng là 60,96 %. Năm 2023, tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 15,1%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng hướng: Công nghiệp - Xây dựng 21,8,%, Thương mại - Dịch vụ 44,0%, Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản 34,2%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 41,3 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo 25,77%.

Tình hình thực hiện trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

(05/06/2024)
Trong những năm qua, các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh đã có sự vào cuộc quyết liệt, thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng và Nhà nước về trồng rừng. Ngành Nông nghiệp tích cực đôn đốc, thường xuyên kiểm tra thực hiện đúng phương án trồng rừng, các giải pháp kỹ thuật lâm sinh đảm bảo rừng phát triển tốt.

Thực hiện Đề án Phát triển bền vững ngành hàng Sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh

(05/06/2024)
Nhằm phát triển ngành hàng Sắn ổn định, hiệu quả, bền vững và xây dựng liên kết chặt chẽ giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; ngày 04/6/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 122/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Đề án Phát triển bền vững ngành hàng Sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Hỗ trợ chứng nhận áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp, xây dựng kết nối chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn

(05/06/2024)
Để tạo cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển sản xuất nông sản an toàn; liên kết, phát triển chuỗi cung cấp thực phẩm, thời gian qua, tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, tập trung nguồn lực triển khai trọng tâm vào các nội dung thông tin, truyền thông về an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản. Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, khuyến khích, hỗ trợ phát triển vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm; xây dựng, phát triển mô hình cung cấp thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn.

Đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ tái canh cây cam tại huyện Cao Phong

(05/06/2024)
Ngày 04/6, Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành Công văn số 1476/SNN-BVTV gửi Ủy ban nhân dân huyện Cao Phong; Công ty TNHH MTV Cao Phong Hòa Bình; Các Trung tâm: Khuyến nông; Giống cây trồng VN&TS; Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật yêu cầu về việc đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ tái canh cây cam tại huyện Cao Phong.

Kết quả sản xuất vụ Đông xuân 2023-2024 trên địa bàn huyện Yên Thủy

(04/06/2024)
Vụ Đông xuân năm 2024, đầu vụ thời tiết cơ bản thuận lợi, nguồn nước đảm bảo cho việc tưới tiêu, các địa phương trên địa bàn huyện Yên Thủy gieo trồng đảm bảo khung thời vụ, diện tích cây lúa 669 ha, tăng 11,5 % so với kế hoạch, tăng 3,85 % so với cùng kỳ. Ước năng suất sản lượng cây lương thực có hạt đạt 10.972,61 tấn vượt so với kế hoạch. Góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất và chỉ tiêu kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2024.

Hiệu quả từ việc giảm phát khí thải nhà kính từ lâm nghiệp

(04/06/2024)
Sau 1 năm triển khai Quyết định 1693/QĐ-BNN-KHCN về các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực lâm nghiệp và sử dụng đất, ngành Kiểm lâm tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch hành động, cũng như lồng ghép việc thực hiện Quyết định vào các hoạt động quy hoạch, quản lý và phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững.

Thông báo kết thúc niên vụ Cam Cao Phong năm 2023 – 2024

(04/06/2024)
Ngày 03/6, UBND huyện Cao Phong ban hành Công văn số 1308/UBND-NN&PTNT gửi các cơ quan: Báo, Đài truyền hình Trung ương và Thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận; Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình; Các sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và công nghệ; Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Hòa Bình; Các phòng, cơ quan, ban, ngành, đoàn thể huyện; Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn về việc thông báo kết thúc niên vụ Cam Cao Phong năm 2023 – 2024.

Tập trung thực hiện các biện pháp phòng trừ sinh vật gây hại cây trồng

(03/06/2024)
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời tiết từ đầu năm 2024 đến nay có nhiều diễn biến thất thường. Mây thay đổi ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa, mưa rào rải rác. Nhiệt độ trung bình 26,7 - 28,6oC; cao nhất 35,0oC; thấp nhất 23,5o C. Độ ẩm trung bình 82 - 88 %; cao nhất 92 %; thấp nhất 52 %. Lượng mưa trung bình tổng số 38,52 mm.

Yên Thủy: Phát huy thế mạnh trồng cây dược liệu

(03/06/2024)
Tổng diện tích tự nhiên của huyện Yên Thủy là 28.890,52 ha, trong đó đất đồi núi khoảng 20.400 ha (chiếm 70,7%). Diện tích đất nông nghiệp là 22.977,32 ha (chiếm 73,53% tổng diện tích tự nhiên), trong đó đất sản xuất nông nghiệp có 7.774,47 ha, đất lâm nghiệp có 15.122,02 ha. Trong đất sản xuất nông nghiệp thì đất trồng cây hàng năm là 6.619 ha, đất trồng cây lâu năm là 1.155,47 ha.

Thực hiện Công của Thủ tướng Chính phủ về việc ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm

(30/05/2024)
Trong thời gian qua, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tích cực phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp tăng cường quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, góp phần hạn chế các nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nông lâm thủy sản. Nhận thức về an toàn thực phẩm của người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng và trách nhiệm của cơ quan quản lý được nâng lên. Tuy nhiên nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản vẫn còn hiện hữu; việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt, kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản và phụ gia, hóa chất trong chế biến thực phẩm vẫn còn diễn ra phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm là rất lớn.

Kiểm tra công tác thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia tại xã Ngổ Luông, huyện Tân Lạc

(30/05/2024)
Ngày 29/5, Đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác triển khai thực hện các CTMTQG tại xã Ngổ Luông, huyện Tân Lạc. Tham gia đoàn có lãnh đạo các Sở, ngành và huyện Tân Lạc.

Thành phố Hòa Bình: Tập trung nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai

(27/05/2024)
Nhằm nâng cao chất lượng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên nhằm phát huy tốt chức năng của từng loại rừng, bảo tồn hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học, tăng cường trữ lượng các-bon và phòng, chống thiên tai ứng phó với biến đổi khí hậu; góp phần phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng-an ninh. Thành phố Hòa Bình đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 171/QĐ-TTg ngày 07/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai đến năm 2030, thành phố phấn đấu trong giai đoạn từ nay tới năm 2030 tập trung nâng cao chất lượng rừng trên diện tích khoảng 410ha.

Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh

(24/05/2024)
Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền, Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) các cấp trong tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt triển khai Chương trình xây dựng NTM một cách toàn diện, đồng bộ, hợp lý, mang lại hiệu quả tích cực. Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới được thực hiện đồng bộ, thông suốt từ tỉnh đến cơ sở và đã đạt được nhiều kết quả, đảm bảo theo mục tiêu, kế hoạch của Trung ương giao cũng như của tỉnh đề ra.

Tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc do Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình quản lý tại tỉnh Hòa Bình

(23/05/2024)
Thời gian qua, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc sắp xếp đổi mới lại các nông, lâm trường quốc doanh. Trong đó có việc rà soát lại quỹ đất của các nông, lâm trường để bàn giao về cho địa phương quản lý, sử dụng. Các cấp, các ngành và địa phương đã tiến hành kiểm tra, rà soát quỹ đất.

Hiển thị 61 - 120 of 2.298 kết quả.