ListNewByCategory

Phát huy vai trò của đồng bào dân tộc thiểu số trong xây dựng nông thôn mới

(24/11/2023)
Hòa Bình là tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc, với diện tích tự nhiên hơn 4.590 km2; dân số hiện nay trên 87 vạn người, gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống (các dân tộc như: Mường, Kinh, Tày, Dao, Thái, H’Mông,...). Trong đó, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 74,31%, gồm các dân tộc Mường, Thái, Tày, Dao, Mông, còn lại là một số dân tộc thiểu số khác. Những năm qua, với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và Nhân dân, kinh tế - xã h ội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh ngày càng nâng lên, đời sống người dân không ngừng được cải thiện; quốc phòng - an ninh, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững;... Những thành tựu đó có sự đóng góp công sức quan trọng của đồng bào DTTS, đặc biệt là trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Tân Lạc: Thực hiện chuyển đổi trên 600 ha đất trồng lúa kém hiệu quả trong năm 2023

(20/11/2023)
Thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2023, UBND huyện Tân Lạc đã lồng ghép các chương trình, dự án, hội nghị của huyện để tuyên truyền, phổ biến các nghị định, thông tư của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; Chỉ thị số 11-CT/HU ngày 10/12/2021 của Ban Thường vụ Huyện uỷ về tiếp tục lãnh đạo đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả, giai đoạn 2021-2025 đến các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn và tuyên truyền sâu rộng trong Nhân dân.

Tăng cường chỉ đạo, chấn chỉnh công tác thú y thủy sản và chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật cuối năm 2023 và đầu năm 2024

(17/11/2023)
Ngày 16/11/2023, Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành công văn số 3299/SNN-CNTY gửi Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chi cục Chăn nuôi và Thú y về việc tăng cường chỉ đạo, chấn chỉnh công tác thú y thủy sản và chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật cuối năm 2023 và đầu năm 2024.

Phát triển sản phẩm nông nghiệp nhóm chủ lực, lợi thế gắn với sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm

(16/11/2023)
Trong 3 năm qua, tỉnh đã tập trung cải thiện, nâng cao số lượng và chất lượng nhóm nông sản chủ lực từ sản xuất, sơ chế, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh việc thúc đẩy sản xuất các sản phẩm chủ lực thì hoạt động sơ chế, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm cũng được chú trọng, góp phần nâng cao chất lượng và tăng giá trị của nông sản trên địa bàn. Đến nay trên địa bàn tỉnh có 618 cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm nông lâm thủy sản, với sản lượng trung bình đạt 20.979,47 tấn đạt 7,14% so với tổng sản lượng sản phẩm nông lâm thủy sản trên toàn tỉnh là 293.732 tấn.

Quản lý, khai thác và phát triển Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” cho sản phẩm Cam quả của huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình

(16/11/2023)
Sản phẩm Cam quả của huyện Cao Phong được Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” theo Quyết định số 3947/QĐ-SHTT ngày 15/11/2014 về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý Cao Phong số 00046 cho sản phẩm Cam quả nổi tiếng của huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình gồm 04 giống cam: CS1, Xã Đoài lùn, Xã Đoài cao và cam Canh. Năm 2021, Chỉ dẫn địa lý Cao Phong đã được Cục Sở hữu trí tuệ công bố bổ sung giống Cam V2 vào danh mục các sản phẩm Cam quả của huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Đồng thời, khu vực chỉ dẫn địa lý Cao Phong được bảo hộ đã được mở rộng diện tích ra toàn huyện Cao Phong.

Kết quả sản xuất vụ Hè thu - vụ Mùa năm 2023

(15/11/2023)
Theo báo cáo của UBND tỉnh, công tác chỉ đạo sản xuất và thu hoạch lúa Mùa và trồng cây màu vụ Hè thu được thực hiện sớm, tập trung trong khung thời vụ tốt nhất; thời tiết tương đối thuận lợi với nhiệt độ và lượng mưa ổn định, nguồn nước tưới dưỡng được đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, thủy sản được dự tính, dự báo, phòng trừ kịp thời và kiểm soát tốt nên không ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm. Giá vật tư nông nghiệp (giống, phân bón) đã giảm và ổn định so với cùng kỳ năm trước tạo điều kiện cho người dân đầu tư vào sản xuất. Công tác trồng rừng đảm bảo tiến độ, yêu cầu. Việc ứng dụng kỹ thuật, công nghệ trong nuôi trồng thủy sản được quan tâm trú trọng.

Một số giải pháp bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản

(14/11/2023)
Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên vô cùng, quý giá có khả năng tái tạo, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và đời sống của Nhân dân. Nó không chỉ là nguồn thực phẩm phong phú, đa dạng phục vụ đời sống hàng ngày mà còn tạo ra thu nhập và việc làm cho người dân. Tái tạo, bảo vệ nguồn lợi thủy sản là nghĩa vụ, trách nhiệm và cũng là quyền lợi của mọi người dân hiện nay cũng như thế hệ mai sau.

Năm 2023 toàn tỉnh thực hiện dồn điền đổi thửa được 200 ha diện tích đất nông nghiệp

(14/11/2023)
Thực hiện Kế hoạch 141, ngày 6/11/2018 về dồn điền, đổi thửa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, năm 2023, tỉnh đã tiếp tục đôn đốc các địa phương thực hiện công tác dồn điền đổi thửa, đến nay toàn tỉnh đã dồn điền, đổi thửa được 4.608 ha (trong đó năm 2023 ước thực hiện đạt 200 ha). Việc dồn điền, đổi thửa bước đầu khắc phục được tình trạng manh mún ruộng đất, số thửa đất nông nghiệp bình quân/hộ đã giảm từ 37-50% tại các địa phương triển khai thực hiện (trung bình từ 7-11 thửa, cá biệt có những hộ 21 thửa nay giảm còn bình quân 2,4-3,7 thửa và mỗi xứ đồng còn 1-2 thửa trên hộ sản xuất).

Tăng cường công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản

(14/11/2023)
Thời gian qua, công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản tiếp tục có những kết quả tích cực. Xây dựng các đề án, các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy hoạch, kế hoạch, mô hình sản xuất nông, lâm, thủy sản an toàn.

Tiềm năng Mô hình Nuôi cá lồng trên vùng lòng hồ Hòa Bình gắn với phát triển du lịch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

(13/11/2023)
Hồ thủy điện Hòa Bình tuy không xây dựng cho mục đích thủy sản, nhưng với điều kiện về mặt nước rộng, dòng chảy phù hợp nên thuận lợi cho phát triển nuôi cá lồng bè và tiềm năng phát triển mô hình Nuôi cá lồng trên vùng lòng hồ Hòa Bình gắn với phát triển du lịch.

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Nông nghiệp

(13/11/2023)
Phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn là cơ sở để phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Trong đó, nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực nông thôn có vai trò đặc biệt quan trọng. Xác định được mục tiêu trên, tỉnh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề găn với việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn.

Phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gắn với xây dựng nông thôn mới

(13/11/2023)
Thực hiện Đề án số 03-ĐA/TU, ngày 9/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, 03 năm qua ngành Nông nghiệp và PTNT cùng các địa phương và các ngành đã chủ động thực hiện các chương trình, hoạt động nhằm cơ cấu lại ngành Nông nghiệp, đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Nhờ đó, sản xuất phát triển quy mô và theo định hướng đáp ứng nhu cầu thị trường; công tác tiêu thụ được liên kết; hoạt động sản xuất, cung ứng, kinh doanh, quảng bá vật tư nông nghiệp được kiểm tra, giám sát, đảm bảo các quy định của pháp luật, góp phần tăng năng suất và chất lượng nông sản. Giá trị sản phẩm thu được trên một đơn vị canh tác năm sau tăng cao hơn năm trước.

Chè Sông Bôi: Khẳng định về giá trị và thương hiệu khi được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao

(10/11/2023)
Từ năm 2020 đến nay, thương hiệu chè Sông Bôi, huyện Lạc Thủy đã và đang từng bước khẳng định được chỗ đứng trên thị trường, giá trị sản phẩm chè được nâng lên đáng kể. Người trồng chè ở huyện Lạc Thủy đã có thêm thu nhập ổn định từ loại cây trồng này. Hiện tại, sản phẩm chè Sông Bôi, ngày càng được khẳng định về giá trị và thương hiệu khi được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao của tỉnh.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu Nghị quyết số 27-NQ/TU về phát triển bền vững rừng sản xuất

(10/11/2023)
Sau 03 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TU, các địa phương đã phát huy được lợi thế của mình để phát triển kinh tế lâm nghiệp Nhiều chỉ tiêu thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TU đến năm 2025 đã đạt và vượt. Tư duy, nhận thức về phát triển rừng, trồng rừng gỗ lớn ngày càng rõ nét, hiệu quả; lâm nghiệp của tỉnh đã phát triển theo đúng định hướng và bền vững, dần khai thác được giá trị to lớn của rừng, từng bước hình thành chuỗi giá trị liên kết chặt chẽ hơn trong lâm nghiệp, từ trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác rừng, chế biến lâm sản, tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ môi trường rừng. Đời sống người dân sống với rừng được cải thiện, an ninh quốc phòng được giữ vững.

Hợp tác xã 3T Farm, huyện Cao Phong: Mô hình tiêu biểu trong xây dựng thương hiệu và chuyển đổi số

(09/11/2023)
Hợp tác xã 3T Farm (huyện Cao Phong) hiện là mô hình tiêu biểu trong xây dựng thương hiệu và chuyển đổi số, mở đường cho xu hướng trồng cam theo hướng hữu cơ. Theo chị Vũ Thị Lệ Thủy, Giám đốc Hợp tác xã 3T Farm, địa chỉ tại khu 1, thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong, được nhiều người làm nông nghiệp cả nước biết đến bởi chị chính là chủ nhân của sản phẩm OCOP 4 sao “Cam quà tặng cao cấp 3T Farm”.

Tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thủy sản phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu

(09/11/2023)
Ngày 8/11, Sở NN&PTNT ban hành công văn số 3200/SNN-QLCL gửi Ủy ban nhân dân các huyện: Cao Phong,Tân Lạc, Mai Châu, Đà Bắc; Ủy ban nhân dân thành phố Hòa Bình; Các đơn vị thuộc Sở: Thanh tra Sở, Chi cục Quản lý chất lượng NLS và TS, Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Thủy sản về việc tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thủy sản phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Sản phẩm na trái vụ xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy: Khẳng định thương hiệu sản phẩm OCOP 3 sao

(09/11/2023)
Những năm gần đây, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hộ trồng na trên địa bàn xã Đồng Tâm (huyện Lạc Thuỷ) đã có vụ na thứ 2, hay còn gọi là na trái vụ... Diện tích trồng na trái vụ ở xã Đồng Tâm (huyện Lạc Thuỷ) trước đây chỉ thu được 1 vụ. Nhờ vậy người trồng na đã tăng thêm thu nhập, khắc phục tình trạng được mùa mất giá.

Mai Châu: Phấn đấu đến năm 2025 thực hiện dồn điền đổi thửa được 41 ha diện tích đất nông nghiệp

(07/11/2023)
Huyện Mai Châu có tổng diện tích tự nhiên là trên 56 nghìn ha. Trong đó: Đất trồng cây hằng năm trên 8,7 nghìn ha, chiếm 15,3% (đất trồng lúa là 1.552,86ha, đất trồng cây hằng năm khác là 7.164,57ha), còn lại là đất trồng cây lâu năm và đất khác. Trong những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức dồn điền, đổi thửa. Nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân về mục đích, tầm quan trọng của việc dồn điền, đổi thửa được nâng lên, từng bước khắc phục tình trạng manh mún, phân tán về ruộng đất, giảm chi phí sản xuất, tạo thuận lợi trong canh tác, thu hoạch, dần áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, thúc đẩy sản xuất hàng hóa, hình thành vùng sản xuất tập trung.

Mai Châu: Tăng cường chỉ đạo đảm bảo thực hiện thắng lợi vụ sản xuất Đông Xuân 2023 - 2024

(06/11/2023)
Ngay từ đầu vụ Mùa - Hè thu, UBND huyện Mai Châu tập trung chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất, phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn đôn đốc các hộ gia đình khẩn trương làm đất, chuẩn bị vật tư nông nghiệp chuẩn bị cho sản xuất lúa vụ mùa và cây trồng vụ Mùa - Hè thu năm 2023 đảm bảo đúng tiến độ sản xuất, năng suất và chất lượng.

Kim Bôi phấn đấu thực hiện dồn đổi 504 ha đất nông nghiệp trong năm 2024

(06/11/2023)
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm huyện Kim Bôi trung bình đạt trên 16 nghìn ha được chia làm 03 vụ trong năm trong đó có 02 vụ trồng lúa với diện tích khoảng trên 5 nghìn ha/năm; trồng ngô đạt trên 3,2 nghìn ha/năm; rau các loại gần 4 nghìn ha/năm; cây mía gần 500 ha/năm;…Sản lượng lương thực cây có hạt đạt trên 48 nghìn tấn/năm.

Tân Lạc: Vụ Đông xuân 2023 - 2024 phấn đấu diện tích gieo trồng đạt trên 7.500 ha

(02/11/2023)
Vụ Mùa - hè thu 2023, thời tiết thuận lợi, nguồn nước cơ bản đảm bảo cho sản xuất; bà con nông dân tranh thủ điều kiện sản xuất thuận lợi đã gieo trồng các loại cây trồng đảm bảo trong khung thời vụ; lựa chọn cơ cấu giống phù hợp, khắc phục kịp thời ảnh hưởng thiên tai. Công tác phòng, trừ sâu bệnh hại trên cây trồng, dịch bệnh trên vật nuôi được quan tâm, thực hiện tốt. Nhìn chung tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Lạc diễn ra thuận lợi, năng suất đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Lương Sơn: Tập trung chuẩn bị tốt các điều kiện cho vụ Đông Xuân 2023 – 2024

(01/11/2023)
Vụ Mùa- Hè thu năm 2023, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lương Sơn đạt và vượt kế hoạch đề ra. Diện tích gieo trồng, sản lượng lương thực có hạt đạt 105,5% kế hoạch; cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã và đang chuyển dịch theo hướng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, hình thành các vùng sản xuất tập trung hàng hóa; công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi được quan tâm, đàn vật nuôi được duy trì và phát triển. Các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị tiếp tục được tập trung chỉ đạo thực hiện; các chương trình, đề án, dự án, chương trình xây dựng nông thôn mới và công tác phòng chống thiên tai được triển khai thực hiện tốt.

Hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Lạc Thủy

(01/11/2023)
Tổng diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lạc Thủy là 22.192,81 ha, chiếm 70,77% diện tích đất tự nhiên. Trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp là 7.208,32 ha (Đất trồng cây hàng năm 3.969,45 ha (đất lúa 2.401 ha), đất trồng cây lâu năm 3.238,87 ha); đất lâm nghiệp 14.514,33 ha; đất nuôi trồng thủy sản 321,27 ha, đất nông nghiệp khác 169,5 ha.

Tiếp tục đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử để nâng cao giá trị sản phẩm nông sản

(01/11/2023)
Là tỉnh có 74% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, nhưng tỉnh Hòa Bình lại là địa phương có nhiều nông sản chủ lực như: Cam, quýt, bưởi, lợn bản địa, gà, cá sông Đà… Đến nay, tỉnh Hòa Bình có 100 sản phẩm được chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh, gồm 22 sản phẩm đạt 4 sao, 78 sản phẩm đạt 3 sao. Trong số đó phần lớn là sản phẩm OCOP của bà con đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Triển khai Quyết định số 4555/QĐBNN-TY của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xuất hóa chất dự chữ quốc gia hỗ trợ tỉnh Hòa Bình phòng chống dịch bệnh động vật

(01/11/2023)
Ngày 31/10, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Công văn số 9507/VPUBND-KTN về việc triển khai Quyết định số 4555/QĐBNN-TY ngày 31/10/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Hướng dẫn sử dụng nhãn hiệu, tem chứng nhận sản phẩm OCOP đối với các sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao do cấp huyện phê duyệt, thẩm định

(01/11/2023)
Ngày 31/10/2023, Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành Công văn số 3089/SNN-PTNT gửi Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố về việc hướng dẫn sử dụng nhãn hiệu, tem chứng nhận sản phẩm OCOP đối với các sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao do cấp huyện phê duyệt, thẩm định.

Bế mạc Lễ hội cá tôm sông Đà lần thứ Nhất, Hội chợ Nông nghiệp và Triển lãm sản phẩm OCOP vùng Trung du miền núi phía Bắc năm 2023

(01/11/2023)
Ngày 31/10, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức Bế mạc Lễ hội cá tôm sông Đà lần thứ Nhất, Hội chợ Nông nghiệp và Triển lãm sản phẩm OCOP vùng Trung du miền núi phía Bắc năm 2023. Dự buổi lễ có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội và Hội chợ; cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

Tòa đàm giải pháp bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lơi thủy sản lưu vực sông Đà

(01/11/2023)
Chiều 31/10, tại Trung tâm hội nghị Hòa Bình, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Tọa đàm giải pháp bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản lưu vực sông Đà. Dự tọa đàm có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh; Trung tâm Khuyến nông quốc gia; các đơn vị trực thuộc Sở; đại diện các công ty, HTX, nông dân trên địa bàn tỉnh.

Giao Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của dự án Cứng hóa đường liên xã từ xóm Suối Bến, xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn đi xóm Chỉ Ngoài, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi

(31/10/2023)
Ngày 30/10/2023, Văn phòng UBND tỉnh ban hành Công văn số 9470/VPUBND-KTN gửi Sở Nông nghiệp và PTNT về việc chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của dự án Cứng hóa đường liên xã từ xóm Suối Bến, xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn đi xóm Chỉ Ngoài, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi.

Hiển thị 321 - 360 of 2.304 kết quả.