ListNewByCategory

Tích cực bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng

(05/12/2011)
Năm 2011, lực lượng Kiểm lâm tỉnh đã phối hợp với các ngành Công an, Quân đội và chính quyền địa phương các xã tổ chức nhiều đợt kiểm tra, truy quét các tổ chức, cá nhân xâm hại tài nguyên rừng. Theo đó, tổng số vi phạm qua kiểm tra phát hiện và xử lý trong năm 2011 là 290 vụ, giảm 69 vụ so với năm 2010. Các hành vi vi phạm chủ yếu là: vận chuyển lâm sản trái phép 165 vụ, chiếm 56,9% (xảy ra chủ yếu ở huyện Lạc Sơn và huyện Mai Châu); phá rừng trái phép 73 vụ, chiếm 25,2% (xảy ra chủ yếu ở huyện Kim Bôi). Tổng số lâm sản thu hồi, bao gồm: gỗ tròn 80,89 m3; gỗ xẻ 59,48 m3; củi 9,6 ste; động vật rừng là 18,3 kg… Thu nộp ngân sách nhà nước năm 2011 đạt 1.358,6 triệu đồng.

Thực hiện nghị quyết “tam nông” ở Tân Lạc

(02/12/2011)
Để thực hiện Nghị quyết 26/NQ-Tư về nông nghiệp, nông thôn, nông dân (tam nông) hiệu quả, Huyện ủy Tân Lạc đã xây dựng chương trình hành động sát với thực tế ở các địa bàn. Các chương trình đã tạo khí thế thi đua sôi nổi tăng năng suất, sản lượng lương thực, thực phẩm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng các mô hình sản xuất đa dạng từ trồng trọt đến chăn nuôi, nông - lâm nghiệp, thuỷ sản và kinh tế hộ gia đình... là nông dân ở các xã vùng cao bước đầu áp dụng công nghệ trồng hoa, sản xuất rau sạch cho năng suất cao gấp 1,5 lần so với canh tác lúa. Đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi đã phát triển mạnh đàn bò lai sind, nuôi dê Bách Thảo cho hiệu quả kinh tế cao... Các khâu của sản xuất nông nghiệp ngày càng được cơ giới hoá. Riêng khâu làm đất cấy lúa đạt trên 70%. Năng suất, chất lượng của nhiều loại cây trồng, vật nuôi được cải thiện, riêng cây lúa năng suất bình quân đạt 50,2 tạ/ha. Bình quân lương thực đầu người đạt 500 kg/năm, an ninh lương thực được bảo đảm, sản xuất nông nghiệp ngày càng gắn kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến và thị trường.

Co Lương – Làm giàu từ kinh tế đa dạng

(02/12/2011)
Là 1 xóm của xã Vạn Mai (Mai Châu), nằm trên trục quốc lộ 15 A, tiếp giáp với huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) đã tạo điều kiện cho Co Lương phát triển đa dạng loại hình kinh tế. Nhờ đó, đến nay, tỷ lệ hộ khá, giàu của xóm chiếm từ 30 – 40%, có nhiều hộ tổng thu nhập hàng năm đạt trên 100 triệu đồng.

Đà Bắc: mô hình trồng và thâm canh sắn cao sản KM94 tại Hào Lý

(28/11/2011)
Vụ xuân năm 2011, trạm Khuyến nông khuyến lâm huyện Đà Bắc đưa giống sắn cao sản KM94 về trồng thí điểm trên đất bưa bãi của xã Hào Lý, nhằm đánh giá sự thích nghi, đặc tính và năng suất của giống so với các giống sắn khác đang trồng tại địa phương. Từ đó nhân giống cho bà con trong vùng.

Cao Phong - Mùa cam “trả vàng”

(24/11/2011)
Cao Phong vào vụ cam mới ngọt ngào đầy ắp niềm vui. Suốt dọc đường thị trấn nhuộm vàng sắc cam. Nắng ấm đầu đông chan hòa, ấm áp đem lại những vườn cam trĩu quả vàng xuộm. Thương lái mua hàng rộn rã. Vùng cam hàng hóa đang hình thành. Chất lượng, uy tín, thương hiệu cam Cao Phong được nâng lên và khẳng định vị trí hơn trên thị trường. Cam vàng nặng trĩu được mùa, được giá đang trả nghĩa mồ hôi, công sức người vun trồng.

Huyện Lương Sơn “góp phần quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên”

(24/11/2011)
Dự án phát triển Lâm nghiệp ở Hòa Bình và Sơn La (KFW7) là dự án hợp tác tài chính giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa liên bang Đức thông qua ngân hàng Tái thiết Đức. Dự án được thực hiện tại 40 xã thuộc 8 huyện của 2 tỉnh tại tỉnh Hòa Bình dự án được thực hiện tại 4 huyện và thành phố là: Lương Sơn, Kim Bôi, Kỳ Sơn và thành phố Hòa Bình. Tổng nguồn vốn thực hiện dự án là 13,8 triệu ẺU, riêng ở Hòa Bình là 4.772.937 URO. Dự án KFW7 với mục tiêu dài hạn là “góp phần quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên thông qua các hoạt động trồng và quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học”, mục tiêu cụ thể của Hòa Bình là thiết lập ít nhất 6.500ha trong đó 300 ha rừng trồng mới và 3.500 ha rừng tái sinh tự nhiên, quản lý rừng dựa vào cộng đồng địa phương khoảng 6 -8 xã có những diện tích rừng phù hợp, dự tính khoảng 3500 ha, bảo tồn da dạng sinh học.

Đà Bắc : Hội thảo đầu bờ giống ngô lai AG59 tại xã Tu Lý.

(22/11/2011)
Nhằm đánh giá hiệu quả và tính phù hợp của giống ngô lai AG59 ,vụ hè thu năm 2011. Vừa qua, trạm Khuyến nông - Khuyến lâm huyện Đà Bắc phối hợp với Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang tiến hành trồng khảo nghiệm giống ngô AG59 tại xóm Tình, xã Tu Lý.

Lạc Sơn mở rộng diện tích cây hành tăm vụ đông

(22/11/2011)
Ông Bùi Văn Khánh, Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện Lạc Sơn cho biết: Ở những vụ đông trước, huyện luôn duy trì diện tích cây trồng đạt trên 2.000 ha. Vụ đông năm 2011, tuy không đặt mục tiêu về diện tích gieo trồng nhưng các xã, thị trấn trên địa bàn huyện phấn đấu và quyết tâm tăng diện tích trồng rau, đậu để bù đắp những thiếu hụt về diện tích, nhất là cố gắng bù đắp diện tích ngô đông mà các vụ trước thường đạt từ 1.000- 1.200 ha, có năm cao nhất đạt tới 1.700 ha. Tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn đẩy nhanh tiến độ gieo trồng vụ đông, huyện khuyến khích bà con trồng các loại cây màu, rau đậu ngắn ngày và hành tăm.

Khát khao tạo dựng thương hiệu cho quê hương

(22/11/2011)
Một nắm ngô từ bàn tay người thanh niên được tung lên, chưa kịp chạm mặt đất, hàng ngàn con gà lông óng vàng, mượt mà từ đâu lao đến quây lấy chủ. Phía bên có đến cả trăm chú lợn rừng lai với lợn bản địa mũm mĩm to có, nhỏ có từ trong các lùm cây, trên những vách đá nhọn hoắt lao về bu lấy hàng rào dây thép cạnh trại gà... Đó là khung cảnh án tượng khi chúng tôi đến thăm gia đình anh Khương Đức Thụ ở xóm Sèo, xã Cao Sơn (Đà Bắc).

Công bố đồ án quy hoạch nông thôn mới xã Phong Phú

(21/11/2011)
Vừa qua, UBND huyện Tân Lạc đã phê duyệt đề án, đồ án quy hoạch và công bố quy hoạch NTM xã điểm Phong Phú. Hiện, đơn vị tư vấn đang chuẩn bị cắm mốc ranh giới quy hoạch cho xã Phong Phú. Ngay sau khi được chọn làm xã điểm xây dựng NTM của tỉnh, xã Phong Phú đã thành lập Ban quản lý xã, 9 Ban phát triển thôn, ban hành nghị quyết triển khai thực hiện chương trình. Xã đã tổ chức tuyên truyền về nội dung chương trình xây dựng NTM tới CB, ĐV và nhân dân trong xã.

Tháo gỡ khó khăn trong phát triển kinh tế HTX ở Lạc Sơn

(17/11/2011)
Trước khi có Luật HTX năm 1996, trên địa bàn huyện Lạc Sơn có 206 HTX. Từ năm 1996-2003 có 36 HTX tiến hành đại hội xã viên để chuyển đổi hoạt động theo Luật, còn 166 HTX chưa chuyển đổi được do các HTX ở vùng sâu, xa, thâm hụt nguồn quỹ không có khả năng thanh toán, không có đủ người có trình độ làm sáng lập viên. Công tác tuyên truyền chưa sâu rộng, xã viên chưa tin tưởng vào mô hình HTX kiểu mới. Mặt khác, xã viên còn nghèo chưa có đủ tiền đóng góp vốn điều lệ.

Chủ động bảo vệ đàn vật nuôi trong mùa đông 2011

(17/11/2011)
Không khí lạnh đã về, mùa đông mới bắt đầu cũng có nghĩa đàn gia sức, gia cầm của tỉnh đang đứng trước những nguy cơ thiệt hại. Đã bước vào mùa đông thứ 3, những câu chuyện trâu, bò chết rét những mùa đông trước vẫn còn nguyên giá trị và là bài học đắt giá cho phòng- chống đói, rét cho trâu, bò của cấp ủy, chính quyền và người chăn nuôi tỉnh ta.

Hỗ trợ bò sinh sản cho 20 hộ tái định cư

(17/11/2011)
Thực hiện Quyết định 193/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc bố trí dân cư các vùng thiên tai, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, bên cạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư, hỗ trợ trực tiếp đối với hộ di chuyển, tỉnh ta đã triển khai chính sách hỗ trợ hộ vốn, giống sản xuất cho các hộ tái định cư.

Huyện vùng cao Mai Châu trên đường xây dựng nông thôn mới

(17/11/2011)
Mai Châu là huyện miền núi cao của tỉnh Hòa Bình, với diện tích tự nhiên gần 575 km, dân số trên 52.000 người, gồm 7 dân tộc anh em cùng sinh sống: Thái, Mường, Kinh, Dao, Tày, Mông, Hoa. Đây là huyện thuộc diện nghèo của tỉnh Hòa Bình, nên việc xây dựng nông thôn mới vô cùng khó khăn, bấp cập nhiều phía, nếu không muốn nói là “lực bất tòng tâm”. Từ đây, Đảng bộ huyện Mai Châu nhận rõ, ý thức xây dựng nông thôn mới phải được gắn kết hữu cơ với sản xuất hàng hóa, với xóa đói giảm nghèo, tạo cho bà con các dân tộc cái tư duy sản xuất hàng hóa, đầy lùi dần, đến xóa bỏ phương thức sản xuất tự cung tự cấp vốn có lâu đời.

Tăng cường công tác triển khai thực hiện Luật thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp

(16/11/2011)
UBND tỉnh Hoà Bình ban hành Văn bản số 3141/VPUBND-TCTN chỉ đạo Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, Ban ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức kinh tế, xã hội, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh về việc triển khai thực hiện Luật thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp.

“Kỹ sư” lúa ở Mường Bi

(16/11/2011)
Cũng có dáng vẻ lam lũ, hiền lành, chất phác như bao người nông dân ở xứ Mường Bi. Cũng lăn lộn với đồng đất quê hương, với từng hạt lúa, củ khoai. Nhưng ở ông lại có một điều đặc biệt. Đó là tình yêu, đam mê với các giống lúa, ruộng đồng

Tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Ngành Thông tin và Truyền thông chung sức xây dựng nông thôn mới”

(11/11/2011)
Ngày 04/11/2011, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Quyết định số 1831/QĐ-BTTTT về Ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Ngành TT$TT chung sức xây dựng nông thôn mới”. Theo đó, mục tiêu của Quyết định này là tiếp tục quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua ái quốc, làm cho phong trào thi đua thực sự trở thành ý thức tự giác, trách nhiệm và thường xuyên của mỗi tập thể, cá nhân trong đơn vị, tạo thành cao trào hành động cách mạng, góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi chủ trương xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, thực hiện tốt 11 nội dung với 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân trên địa bàn nông thôn.

Dự án trồng cao su tại Cao Phong thất bại

(11/11/2011)
“Sau 3 năm triển khai thực hiện dự án trồng khảo nghiệm 10ha cao su tại khu đồi Nguyệt thuộc xóm Bưng 3 xã Thu Phong huyện Cao Phong đến nay đã thất bại hoàn toàn. Toàn bộ 10ha cây cao su to bằng cổ chân người được trồng từ năm 2009 đã bị chết khô. Cũng vì thế Đề tài “xây dựng mô hình trồng khảo nghiệm một số giống cây cao su tại xã Thu Phong - Cao Phong” đổ bể hoàn toàn”, TS Nguyễn Ngọc Hồng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh chua chát.

Khuyến cáo nhân dân phòng chống rét cho đàn trâu, bò

(11/11/2011)
Theo Chi cục Thú y tỉnh Hòa Bình, hiện nay trên địa bàn có khoảng gần 200.000 con gia súc, gần bốn triệu con gia cầm. Để chủ động phòng chống rét cho gia súc, gia cầm trên địa bàn, hiện nay 11 huyện, thành phố đang khuyến cáo nhân dân củng cố chuồng trại bảo đảm đủ ấm trong mùa đông; trồng cỏ, ngô, tận dụng phụ phẩm cây công nghiệp làm thức ăn dự trữ cho đàn gia súc, gia cầm.

Khai giảng lớp tạp huấn, bồi dưỡng cán bộ tham gia thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM.

(11/11/2011)

Ngày 11/11/2011, tại trung tâm Thương mại AP Plaza, BCĐ Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Hòa Bình phối hợp với Văn phòng điều phối chương trình MTQG xây dựng NTM trung ương tổ chức khai giảng lớp tập huấn bồi dưỡng cho 80 học viên là thành viên BCĐ 800 tỉnh, lãnh đạo các sở ban ngành, thành viên BCĐ 800 11 huyện, thành phố trực tiếp tham gia thực hiện chương trình. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã tới dự lễ khai giảng.

Chăn nuôi gà H’ Mông giúp người dân xã Pà Cò thoát nghèo

(10/11/2011)

Hòa bình là một tỉnh miền núi, có nguồn lao động dồi dào, có quỹ đất lớn phục vụ cho việc chăn nuôi gia súc, gia cầm. Có nhiều sản phẩm và phụ phẩm nông nghiệp như: Ngô, lúa, khoai, sắn...là nguồn cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi gà.

Hòa Bình thành công từ mô hình an toàn dịch bệnh trong nhân dân

(10/11/2011)
Thời gian qua, việc chăn nuôi gia súc, gia cầm đang là hướng làm giàu của nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, chăn nuôi gia súc, gia cầm lại luôn đối mặt với những rủi ro do thời tiết, dịch bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến người chăn nuôi. Vì vậy, việc xây dựng vùng an toàn dịch bệnh luôn được tỉnh quan tâm, triển khai nhằm giúp người chăn nuôi vượt qua khó khăn, góp phần phát triển kinh tế.

Thành công nhờ năng động chuyển đổi cơ cấu cây trồng

(08/11/2011)
Túng thiếu trăm bề là tình cảnh của gia đình chị Lương Thị Mỹ ở xóm Tân Thành, xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) 10 năm về trước. Ngày đó, hai vợ chồng chị để nuôi 4 con thơ ăn học phải làm lụng vất vả, ngày mùa đi cấy lúa, tranh thủ lúc nông nhàn thì đi làm thuê mà vẫn không tránh khỏi phải vay mượn, chạy vạy ngược xuôi. Khi con cái khôn lớn dần lên, lòng chị càng thêm nặng trĩu bởi nếu cứ trông vào mấy sào ruộng cấy của gia đình thì không thể lo cho các con tiếp tục đeo đuổi việc học hành, thi cử. Loay hoay, trăn trở rồi trong cái khó “ló” cái khôn, chị có suy nghĩ nếu cũng từng ấy diện tích đất ruộng, đất vườn cha mẹ để lại cho mà chuyển hướng thâm canh, tăng vụ, cuộc sống có thể sẽ bớt chật vật hơn.

Hòa Bình: Nguy cơ hạn hán trong vụ chiêm xuân

(02/11/2011)
Ngày 2-11, UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất vụ chiêm xuân năm 2011-2012. Theo đó, vụ chiêm xuân toàn tỉnh phấn đấu gieo trồng hơn 71,5 nghìn ha, trong đó cây lương thực có hạt là hơn 37 nghìn ha, các cây màu khác gần 17 nghìn ha.

Cải tạo và phát triển đàn dê ở Lạc Thủy

(01/11/2011)
Cuối tháng 10 vừa qua, tại xóm Đồng Mới, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy), Trung tâm khuyến nông tỉnh và Trạm KNKL huyện Lạc Thủy tổ chức hội thảo mô hình cải tạo và phát triển đàn dê ở địa phương. Đến dự có đại diện Trung tâm khuyến khích phát triển thành phố và các huyện Lương Sơn, Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu, Lạc Sơn, Yên Thủy.

Rau hữu cơ: Giải pháp mới cho thực phẩm an toàn

(01/11/2011)
Cuối tuần qua, tại Lương Sơn, đã diễn ra lễ thành lập Hợp tác xã (HTX) nông sản hữu cơ Lương Sơn trên cơ sở Dự án nghiên cứu xây dựng khuyến nghị chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp.

Kỳ Sơn: Chuyện về một “nữ tướng rừng xanh”

(31/10/2011)
Bây giờ là chủ trang trại giàu có nhất vùng, với hơn 50ha rừng nơi xóm Vặc (Văn Tiến, Dân Hạ), ân nhân của nhiều người, nhưng mấy ai biết trước đây người đàn bà tên Nguyễn Thị Vân vốn là một nữ tù nhân.

Khảo nghiệm thành công giống lúa thuần ĐTL2 tại xã Phong Phú

(26/10/2011)
Ngày 21/10, Trung tâm Giống cây trồng Hòa Bình đã phối hợp với UBND xã Phong Phú (Tân Lạc) tổ chức hội thảo mô hình sản xuất giống lúa thuần ĐTL2 vụ mùa 2011 nhằm đánh giá kết quả xây dựng mô hình, tiến tới được công nhận và đưa vào sản xuất thử.

Thông tin đầy đủ cho người tiêu dùng về sản phẩm phân bón và thức ăn chăn nuôi kém chất lượng

(26/10/2011)
Vừa qua, đoàn kiểm tra của Sở NN&PTNT đã tiến hành kiểm tra một số cơ sở kinh doanh phân bón và thức ăn chăn nuôi tại các huyện, thành phố trong tỉnh. Qua kiểm tra, đoàn đã phát hiện một số sản phẩm phân bón và thức ăn chăn nuôi kém chất lượng đang được lưu thông trên địa bàn. Để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng cũng như các cơ sở sản xuất, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Sở NN&PTNT tỉnh) đã có thông báo số 68/QLCL-QLCL hướng dẫn Phòng NN&PTNT các huyện và phòng Kinh tế TPHB xử lý phân bón và thức ăn chăn nuôi kém chất lượng.

Đà Bắc: thắt chặt công tác quản lý bảo vệ rừng

(07/10/2011)
9 tháng năm 2011, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do diễn biến thời tiết phức tạp, rét đậm, rét hại kéo dài, tuy nhiên, với sự nỗ lực không ngừng của ngành lâm nghiệp, sản xuất lâm nghiệp tính đến tháng 9 toàn huyện đã trồng được 1.200 ha rừng, đạt 64% kế hoạch, trong đó nhân dân tự trồng được 686,3 ha, đạt 64% kế hoạch, các dự án và doanh nghiệp trồng được 513,7 ha.

Hội thảo mô hình “phát triển lúa gieo thẳng” tại xã Tiến Sơn

(07/10/2011)
Nông nghiệp Hòa Bình trong những năm gần đây khởi sắc hơn, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới đã được ứng dụng vào sản xuất, trồng trọt và chăn nuôi. Giúp người nông dân cải thiện được đời sống. Một trong những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới được áp dụng vào Hòa Bình được bà con quan tâm là mô hình “phát triển lúa gieo thẳng”.

Tân Lạc tăng cường công tác dự tính, dự báo tình hình sâu bệnh hại cây trồng

(06/10/2011)
Những ngày này, lực lượng cán bộ trạm bảo vệ thực vật huyện Tân Lạc có mặt gần như 24/24 giờ có mặt trên đồng ruộng, cùng bà con nông dân theo dõi, kiểm tra tình hình sâu bệnh hại cây trồng. Ông Vũ Quang Hùng, trưởng trạm BVTV huyện cho biết: Đang trong thời điểm các đối tượng sâu bệnh phát triển mạnh trên lúa và các loại cây màu. Để bảo vệ mùa màng, công tác dự tính, dự báo có vai trò hết sức quan trọng, giúp hướng dẫn bà con nông dân chủ động nắm bắt và có biện pháp xử lý kịp thời khi mật độ sâu và tỷ lệ bệnh cao.

“Bà đỡ” gà, vịt mát tay

(04/10/2011)
Anh Đỗ Trung Quân ở thôn Trung Thành A, xã Hợp Thịnh, huyện Kỳ Sơn (Hòa Bình) người được người dân nơi đây gọi vui là "bà đỡ" gà, vịt mát tay".

Hòa Bình, nỗ lực cấp nước hợp vệ sinh cho các vùng nông thôn

(23/09/2011)
Với địa hình chủ yếu là đồi, núi, nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc, giao thông đi lại khó khăn, tuy nhiên trong những năm qua, tỉnh Hòa Bình đã có các giải pháp để đưa nước hợp vệ sinh đến với nhiều bản, làng vùng sâu, xa và vùng cao. Có nước hợp vệ sinh sử dụng, nhân dân nhiều địa phương trên địa bàn không còn cảnh phải đi hàng chục km để lấy nước suối, sông về dùng trong sinh hoạt hằng ngày.

Hiển thị 2.201 - 2.240 of 2.304 kết quả.