ListNewByCategory

Tân Lạc: Hiệu quả từ những chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn

(26/05/2021)
Những năm qua, cùng với chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, nông thôn của tỉnh, huyện Tân Lạc đã xây dựng và ban hành nhiều nghị quyết về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động, từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao đời sống nhân dân.

Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống

(25/05/2021)
Những năm qua, tỉnh ta luôn đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Thông qua các mô hình sản xuất tiên tiến cho thấy sự hợp lý hóa trong công tác tổ chức quản lý; trình độ, ý thức và tinh thần làm việc của người lao động ngày càng nâng cao. Năm 2020, năng suất lao động đạt 8,33%, tỷ trọng năng suất các nhân tố tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 30,24%. Đây là những đóng góp thiết thực cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế- xã hội bền vững trên địa bàn tỉnh.

Tập trung hỗ trợ chuẩn hóa các sản phẩm OCOP năm 2021

(24/05/2021)
Tính đến tháng 4/2021 tỉnh Hòa Bình có 105 sản phẩm của 91 chủ thể đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, kết quả có 70 sản phẩm của 59 chủ thể (gồm 39 HTX, 09 doanh nghiệp, 02 cơ sở sản xuất và 09 hộ có đăng ký kinh doanh) được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận đạt sản phẩm OCOP từ ba sao trở lên (có 18 sản phẩm đạt hạng 04 sao trong đó có 01 sản phẩm OCOP được công nhận nâng hạng sao từ 3 sao lên 4 sao, 52 sản phẩm đạt hạng 3 sao).

Kết quả 5 năm thực hiện Đề án ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng, giai đoạn 2016-2020

(21/05/2021)
Nhằm tiếp tục giảm thiểu mối nguy hại do lạm dụng hóa chất, nhất là thuốc bảo vệ thực vật đối với sức khỏe cộng đồng, môi trường, an toàn thực phẩm; tăng hiệu quả sản xuất và phát triển nông nghiệp bền vững trên các cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao và có tiềm năng xuất khẩu; đồng thời, áp dụng hài hòa các biện pháp canh tác, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, giảm hóa chất sử dụng, hướng đến quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp; quản lý sức khỏe đất, xây dựng nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái có khả năng cạnh tranh nâng cao giá trị gia tăng và tiềm năng xuất khẩu; nâng cao vai trò chủ động của người sản xuất trong quản lý đồng ruộng hướng đến sản xuất an toàn nâng cao giá trị gia tăng và tiềm năng xuất khẩu.

Thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch bệnh Covid-19

(19/05/2021)
Ngày 14/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị trực tuyến bàn về giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 với 63 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 02 Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh và Trần Thanh Nam đồng chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Hòa Bình, có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; cùng lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Thường trực Tỉnh ủy họp bàn phương án phát triển cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh

(19/05/2021)
Chiều 12/5, Thường trực Tỉnh ủy đã họp nghe báo cáo kết quả nghiên cứu, khảo sát và phương án phát triển cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Tham dự có lãnh đạo các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và công nghệ; lãnh đạo Huyện ủy Lạc Sơn, Cao Phong, Mai Châu, Đà Bắc.

Hỗ trợ cấp mã số vùng trồng cho sản phẩm trồng trọt chủ lực, lợi thế phục vụ xuất khẩu và thị trường trong nước của tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030

(19/05/2021)
Với mục đích hỗ trợ, thúc đẩy để mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói trở thành động lực mới trong chuỗi sản xuất các sản phẩm trồng trọt chủ lực, lợi thế của tỉnh, đảm bảo các điều kiện để phục vụ xuất khẩu và thị trường trong nước. Nâng cao vai trò, ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp, hợp tác xã, người sản xuất; đồng thời nâng cao vai trò, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước trong chuỗi sản xuất trồng trọt. Huy động, phát huy mọi nguồn lực để đưa mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói trở thành tiêu chí, đồng thời trở thành yêu cầu và động lực thúc đẩy sản xuất trồng trọt hàng hóa.

Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong điều kiện dịch bệnh Covid-19

(19/05/2021)
Hiện nay, đang bước vào cuối tháng 5, các địa phương trong tỉnh đang khẩn trương thu hoạch lúa xuân trà sớm, chuẩn bị thu lúa trà chính vụ, các loại ngô, đậu; bên cạnh đó tích cực phòng chống dịch bệnh trên gia súc và kiểm tra các công trình thủy lợi chuẩn bị phương án khi bước vào mùa mưa bão. Nhìn chung trong tháng 5 các lĩnh vực sản xuất của ngành phát triển ổn định, ngành Nông nghiệp đang tích cực chỉ đạo, đôn đốc các địa phương tăng cường sản xuất trong điều kiện khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Nâng cao chất lượng chế biến, bảo quản và xúc tiến thương mại nông sản tỉnh Hòa Bình

(07/05/2021)
Hòa Bình là tỉnh có nhiều tiềm năng lợi thế về sản xuất nông lâm sản và thủy sản. Thị trường tiêu thụ nông sản khá thuận lợi khi gần thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng phía bắc. Qua 5 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Hòa Bình. Tăng trưởng ngành nông nghiệp giai đoạn 2016 – 2020 đạt 4,1%/năm. Tỉnh đã xác định được 9 nhóm sản phẩm chủ lực, từ đó tập trung nguồn lực để phát triển và đến nay đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung tạo nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu.

Khai thác lợi thế lâm nghiệp, phát triển ngành chế biến lâm sản

(07/05/2021)
Với nhiều lợi thế về rừng, những năm qua, trồng rừng được xác định là một trong những hướng đi phát triển kinh tế bền vững của tỉnh Hòa Bình. Phát triển kinh tế rừng mang lại cơ hội giảm nghèo và cải thiện đời sống người dân, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nông thôn

(23/04/2021)
Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường đang được toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Không chỉ ở đô thị, vấn đề ô nhiễm môi trường ở nông thôn do tác động của chất thải các nhà máy, rác thải sinh hoạt chưa được quy hoạch, chất thải từ chăn nuôi, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật…đang gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường không khí, môi trường nước, đất…tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Để hạn chế tối đa và khắc phục thực trạng chung trên, trong những năm qua tỉnh Hòa Bình đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm bảo vệ môi trường nông thôn.

Triển khai chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp phát triển thị trường nội địa và định hướng người tiêu dùng

(23/04/2021)
Năm 2020, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng, thu hút đông đảo sự quan tâm, ủng hộ của nhân dân. Điều này là tín hiệu tích cực, phản ảnh sự đúng đắn, hiệu lực, hiệu quả của các cơ chế, chính sách của tỉnh đang triển khai, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp phát triển thị trường, nhất là khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Qua đó, từng bước xây dựng thương hiệu Việt, bình ổn giá cả, bảo đảm an sinh xã hội.

Phát triển rừng bền vững gắn với bảo vệ môi trường

(22/04/2021)
Trước yêu cầu cấp thiết của công tác bảo vệ môi trường, trong giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Hòa Bình đã triển khai nhiều hoạt động bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững. Trong đó đã triển khai hiệu quả công tác phát triển rừng, tới nay diện tích bao phủ rừng của toàn tỉnh đạt trên 51%.

Hội thảo thúc đẩy, hỗ trợ nông dân vay vốn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn

(22/04/2021)
Ngày 20/4, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tinh tổ chức Hội thảo thúc đẩy, hỗ trợ nông dân vay vốn đầu tư sản xuất nông nghiệp, nông thôn nhằm đánh giá kết quả các cấp Hội Nông dân trong tỉnh thực hiện thỏa thuận hợp tác về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh dự và chủ trì hội thảo. Tham dự có đồng chí Võ Ngọc Kiên, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành trong tỉnh; Hội Nông dân các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn; các hội viên nông dân có nhu cầu vay vốn.

Hiệu quả từ Chương trình Hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II

(16/04/2021)
Chương trình Hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình) được Hội Nông dân tỉnh triển khai từ năm 2019 tại 3 xã: Tử Nê, Đông Lai (Tân lạc) và An Bình (Lạc Thủy). Bằng các hoạt động cụ thể, sau 2 năm triểu khai, Chương trình đã từng bước tháo gỡ khó khăn trong sản xuất và phát triển các sản phẩm nông, lâm nghiệp. Qua đó, đã từng bước làm thay đổi tư duy phát triển kinh tế của nhân dân, góp phần tích cực trong công tác xóa đói, giảm nghèo ở địa phương.

Huyện Yên Thủy tập trung phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

(14/04/2021)
Tập trung phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nhiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà huyện Yên Thủy tập trung thực hiện để góp phần hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

Hỗ trợ phát triển bền vững rừng sản xuất tỉnh Hòa Bình, định hướng đến năm 2035

(12/04/2021)
Hòa Bình là tỉnh miền núi phía Tây Bắc với tổng diện tích tự nhiên 460.869,1 ha, trong đó diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp 298.103 ha, chiếm 64,66%. Diện tích quy hoạch rừng sản xuất 149.429 ha, chiếm 51,7% tổng diện tích quy hoạch lâm nghiệp, bao gồm rừng tự nhiên 28.131,08 ha, rừng trồng 69.321,88 ha, đất trống 51.976,04 ha. Đây là tiềm năng lớn có vai trò quan trọng trong phát triển sản xuất lâm nghiệp, tạo việc làm và thu nhập cho phần lớn dân cư nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

Tình hình sản xuất nông nghiệp tháng 3

(12/04/2021)
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến hết tháng 3, toàn tỉnh đã hoàn thành việc gieo cấy lúa với diện tích khoảng trên 15.000 ha, tăng 103% so với kế hoạch. Các loại cây màu khác cơ bản hoàn thành và vượt mức kế hoạch gieo trồng. Cây ăn quả có múi vườn kinh doanh chín muộn giai đoạn chín - thu hoạch; chính vụ ra hoa - đậu quả. Các địa phương đang tích cực chăm sóc, làm cỏ, bón phân cho lúa cũng như cây trồng cạn, nhìn chung lúa và cây màu sinh trưởng và phát triển tốt, tiếp tục quản lý chặt chẽ nguồn nước, điều tiết nước hợp lý để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ sinh hoạt của người dân.

Chăm lo củng cố, xây dựng tổ chức Hội Nông dân ngày càng vững mạnh

(05/04/2021)
Phát triển hội viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm củng cố, xây dựng tổ chức Hội Nông dân ngày càng vững mạnh. Thời gian qua, công tác tổ chức Hội các cấp ngày càng vững mạnh toàn diện. Trong 10 năm (2010 - 2020), toàn tỉnh kết nạp được 26.458 hội viên mới, nâng tổng số hội viên đến nay là 131.099 hội viên, trở thành những hội viên nông dân tích cực, góp phần không nhỏ vào việc tuyên truyền và thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Tổng sản lượng thủy sản quý I ước đạt 3.220 tấn

(05/04/2021)
Toàn tỉnh hiện có 2,7 ha ao hồ nhỏ, hồ chứa và 4,7 nghìn lồng cá. Trong quý I/2021, tổng sản lượng cá thu hoạch ước đạt 3.220 tấn, trong đó, cá khai thác là 371 tấn, sản lượng cá nuôi là 2.849 tấn. Các cơ sở nuôi trồng thủy sản đang tích cực thực hiện các biện pháp chăm sóc, quản lý môi trường nuôi, ươm nuôi cá bột, thu hoạch cá thương phẩm; đồng thời, các hộ kinh doanh, hợp tác xã đang thực hiện cải tạo ao, hồ cho vụ tới.

Hỗ trợ cấp mã số vùng trồng cho sản phẩm trồng trọt chủ lực, lợi thế phục vụ xuất khẩu và thị trường trong nước của tỉnh

(05/04/2021)
Tại tỉnh Hòa Bình, hoạt động hỗ trợ cấp mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói đã được thực hiện thí điểm từ năm 2019. Đến hết năm 2020, tỉnh được Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cấp 9 mã số vùng trồng với diện tích 76,3 ha và 6 mã số cơ sở đóng gói.

Xúc tiến thương mại góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh

(05/04/2021)
Giai đoạn 2019-2020, hoạt động xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của tỉnh được triển khai mạnh mẽ, tạo sự chuyển biến tích cực trong tiêu thụ và đạt được một số kết quả quan trọng. Đến nay, nhiều sản phẩm nông lâm thủy sản của tỉnh đã được người tiêu dùng tin tưởng, lựa chọn. Một số sản phẩm như Cam Cao Phong, Bưởi đỏ Tân Lạc, Rau hữu cơ Lương Sơn, hạt sachi,... đã vào được hệ thống siêu thị Trung tâm thương mại BigC, Hapro Mart, Coop Mart, Lotte.

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Đoàn công tác của Hiệp hội Mắc ca Việt Nam

(05/04/2021)
Chiều 26/3, Thường trực Tỉnh ủy đã có buổi làm việc với Hiệp hội Mắc ca Việt Nam nhằm trao đổi, hợp tác chương trình phát triển cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 – 2020, định hướng đến năm 2045. Tham dự buổi làm việc có các đồng chí: Ngô Văn Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành trong tỉnh.

Tập trung phát triển thị trường xuất khẩu nông sản chủ lực tỉnh Hòa Bình

(26/03/2021)
Hòa Bình là tỉnh có điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu đa dạng, là cơ sở thuận lợi để phát triển phong phú các sản phẩm nông nghiệp. Trong cơ cấu kinh tế hiện nay, ngành nông nghiệp chiếm 22,12% GRDP của tỉnh. Đến nay, ngành nông nghiệp của tỉnh đã hình thành được một số mặt hàng chủ lực như cam, bưởi, mía tím, lợn bản địa, gà đồi, các sông đà…với sản lượng hàng năm khá lớn. Tuy vậy, phần lớn các nông sản chủ lực này mới được tiêu thụ tại thị trường trong nước, chưa được xuất khẩu ra thị trường thế giới. Các sản phẩm nông sản của tỉnh chủ yếu được tiêu thụ dưới dạng thô, chưa qua chế biết, tinh chế nên giá trị gia tăng của sản phẩm còn thấp. Xuất khẩu sản phẩm nông sản của tỉnh hiệu của chưa cao, năng lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của hàng nông sản còn hạn chế, khả năng thích ứng với những biến động của thị trường thế giới còn chậm.

Phấn đấu đưa huyện Cao Phong đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025

(22/03/2021)
Ngày 19/3, tại huyện Cao Phong, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị bàn giải pháp để hoàn thành kế hoạch huyện Cao Phong đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Phó trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự có lãnh đạo một số sở, ban, ngành, Huyện ủy và Ủy ban nhân dân huyện Cao Phong.

Tập trung chăm sóc, phòng trừ một số đối tượng sâu bệnh hại chính trên cây trồng đầu vụ xuân năm 2021

(03/03/2021)
Tính đến nay, diện tích gieo cấy lúa vụ xuân 2021 cơ bản đã hoàn thành, trà sớm giai đoạn đẻ nhánh - đẻ nhánh rộ, trà chính vụ cấy - bén rễ hồi xanh, đẻ nhánh; trà muộn mạ 5 lá - cấy; diện tích cây ăn quả có múi vườn kinh doanh đang ra hoa - ra hoa nở rộ, vườn kiến thiết đang phát triển lộc xuân; diện tích bầu, bí, dưa chuột đang tiếp tục xuống giống - leo giàn. Đây là thời điểm cây trồng mẫn cảm, xuất hiện nhiều đối tượng sinh vật gây hại, trong đó có bệnh đạo ôn, ốc bươu vàng hại lúa; bọ trĩ, dòi đục hoa, đục nụ gây hại trên cây ăn quả có múi; bệnh héo xanh vi khuẩn gây hại trên cây họ bầu.

Huyện Lương Sơn tích cực chuẩn bị vụ Xuân năm 2021

(23/02/2021)
Để đảm bảo sản xuất vụ xuân diễn ra đúng kế hoạch, huyện Lương Sơn đã động viên bà con nhân dân khẩn trương thu hoạch diện tích gieo trồng vụ Đông năm 2020-2021, triển khai làm đất, chuẩn bị đầy đủ cây, con giống chất lượng để phục vụ sản xuất vụ Xuân năm 2021 đạt hiệu quả cao.

Tăng cường chỉ đạo công tác dồn điền, đổi thửa trong năm 2021

(18/02/2021)
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế và đẩy mạnh hơn nữa công tác dồn điền đổi thửa trong năm 2021 và giai đoạn 2021-2025 đạt hiệu quả cao, đảm bảo kế hoạch đề ra. Vừa qua, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 04/CT-UBND về việc tăng cường công tác dồn điền, đổi thửa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Tiếp tục bảo vệ và phát triển rừng bền vững trên địa bàn tỉnh

(05/02/2021)
Những năm qua, tỉnh ta luôn xác định phát triển diện tích rừng vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa là nhiệm vụ lâu dài. Bởi hiệu quả của việc trồng rừng đem lại không chỉ cải thiện môi trường hệ sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu, mà còn là nguồn thu nhập bền vững cho người dân, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của tỉnh.

Tổ chức Phong trào “Tết trồng cây” năm 2021

(26/01/2021)
Ngày 18/1/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chỉ thị số 02/CT-UBND về tổ chức Phong trào “Tết trồng cây” và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng ngay từ đầu năm 2021. Theo đó, phong trào “Tết trồng cây” trên địa bàn tỉnh bắt đầu từ ngày 17/2/2021, tức ngày mùng 6 tháng giêng năm Tân Sửu.

Hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại

(15/01/2021)
Ngày 15/1, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban quản lý Chương trình Hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (FFF II) Trung ương Hội nông dân Việt Nam tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. Đồng chí Lê Văn Thạch, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh chủ trì hội nghị.

Tập trung phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ OCOP

(14/01/2021)
Sau 2 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018-2020. Đến nay, Chương trình đã lan tỏa rộng rãi trong toàn hệ thống chính trị, nhận thức của cán bộ và người dân về tầm quan trọng của việc phát triển các sản phẩm OCOP được nâng lên; các vùng sản xuất nông sản sạch, an toàn, ứng dụng công nghệ cao hình thành và mở rộng, góp phần mạnh mẽ vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa phương, nâng cao tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Lạc Thủy ưu tiên phát triển vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung

(13/01/2021)
Xác định phát triển sản xuất là ưu tiên hàng đầu, những năm qua, huyện Lạc Thủy đã tập trung xây dựng và hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện. Các vùng sản xuất đảm bảo có mô hình liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và thực hiện tiêu thụ ít nhất 10% sản lượng đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện theo quy hoạch.

Hiển thị 881 - 920 of 2.300 kết quả.