ListNewByCategory

Kết quả sản xuất vụ Hè thu-vụ Mùa năm 2021

(22/12/2021)
Trong vụ Hè thu- vụ Mùa 2021, thời tiết diễn biến thuận lợi, nguồn nước cơ bản ổn định, tạo điều kiện cho bà con nông dân lao động sản xuất, lựa chọn cơ cấu giống phù hợp. Bên cạnh đó, với sự vào cuộc của các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp, công tác tiêu thụ được triển khai đồng bộ, hiệu quả, đảm bảo tính thời vụ cho mặt hàng nông sản.

Năm 2021: Ngành chăn nuôi tiếp tục duy trì ổn định

(21/12/2021)
Năm 2021, hoạt động chăn nuôi trên địa bàn được duy trì ổn định. Mặc dù giá sản phẩm chăn nuôi biến động liên tục, có thời điểm giá sản phẩm đầu ra thấp hơn chi phí đầu tư sản xuất nhưng tổng đàn gia súc vẫn tăng so năm 2020. Trong đó đại gia súc tăng nhẹ, đàn lợn tăng trên 2%; đàn gia cầm tiếp tục tăng khoảng 4% so năm 2020. Trong năm, hoạt động sản xuất con giống giám sát chặt chẽ đồng thời tuyên truyền và có các khuyến cáo để đảm bảo phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Chăn nuôi tập trung tiếp tục phát triển mạnh; chuỗi liên kết chăn nuôi quy mô lớn tăng cả về số lượng và chất lượng. Các giống vật nuôi bản địa tiếp tục được các địa phương khuyến khích sản xuất nhằm phát huy lợi thế sẵn có đem lại giá trị kinh tế cao.

Bí thư Tỉnh ủy làm việc với Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Fukuoka Nhật Bản

(07/12/2021)
Chiều 06/12, Đoàn công tác do đồng chí Vũ Bình, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Fukuoka Nhật Bản làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại tỉnh Hòa Bình. Tiếp và làm việc với đoàn có các đồng chí: Ngô Văn Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; lãnh đạo các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động – Thương binh và Xã hội; Trung tâm xúc tiến đầu tư – Thương mại và Du lịch tỉnh.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh

(07/12/2021)
Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và những tiến bộ của khoa học công nghệ nhằm phát triển nền nông nghiệp theo yêu cầu xanh, sạch và bền vững đang là mục tiêu hướng đến trong lộ trình thực hiện đề án cơ cấu lại ngành Nông nghiệp & Phát triển nông thôn. Việc ứng dụng CNTT vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đang được cụ thể hóa trong quản lý điều hành, tra cứu thông tin thị trường, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm, điều tra thực trạng đất đai..

Phát triển kinh tế dưới tán rừng các tỉnh Trung du miền núi phía bắc

(03/12/2021)
Ngày 3/12, tại tỉnh Lai Châu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị Phát triển kinh tế dưới tán rừng các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc (TDMNPB). Hội nghị được tổ chức dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến tại 12 điểm cầu. Chủ trì hội nghị gồm các đồng chí: Lê Minh Hoan, Ủy viên TƯ Đảng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT; Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT; Giàng Páo Mỷ, Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu. Tại điểm cầu tỉnh Hoà Bình, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự hội nghị.

Tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh năm 2021

(03/12/2021)
Năm 2021, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng khá, thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi, nhất là dịch cúm gia cầm, dịch tả lợn châu Phi. Tích cực thực hiện tái đàn lợn theo hướng an toàn. Tăng cường ứng dụng một số công nghệ cao trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, giới thiệu, xúc tiến thương mại hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm để hỗ trợ và nâng cao hiệu quả sản xuất.

Kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2021 – 2022

(01/12/2021)
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia, mùa Đông năm 2021 có nền nhiệt độ thấp hơn 3 năm gần đây; cả vụ Đông Xuân 2021 – 2022 có thời tiết lạnh hơn. Do vậy, thời gian sinh trưởng của cây lúa sẽ kéo dài hơn các vụ Đông Xuân ấm. Mặt khác, lập Xuân vào ngày 4/2/2022, cần bố trí thời vụ, cơ cấu cây giống để đảm bảo lúa trỗ tập trung vào thời điểm tối ưu nhất. Dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi vẫn diễn biến phức tạp, bên cạnh đó dịch Covid-19 vẫn diễn biến hết sức phức tạp, khó lường sẽ gây ra nhiều khó khăn trong phát triển sản xuất.

Đối thoại chính sách cấp cao: Chuyển đổi sang hệ thống lương thực thực phẩm xanh, phát thải thấp

(30/11/2021)
Ngày 30/11, tại Hà nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến đối thoại chính sách cấp cao “Chuyển đổi sang hệ thống lương thực, thực phẩm xanh, phát thải thấp”. Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Hòa Bình, có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; cùng lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch Covid-19

(25/11/2021)
Tháng 11 là thời điểm nhiều loại nông sản chủ lực của tỉnh bước vào thời kỳ thu hoạch, như Cam- Cao Phong, Mía- Tân Lạc, Măng- Kim Bôi, Dưa Kim Hoàng Hậu-Lạc Thủy, Rau hữu cơ- Lương Sơn... Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp các ban, ngành liên quan hỗ trợ các địa phương trong khâu kiểm dịch, vận chuyển, đẩy mạnh các kênh tiêu thụ sản phẩm nông sản.

Những kết quả tích cực trong chăn nuôi bền vững

(22/11/2021)
Là tỉnh có nhiều tiềm năng lợi thế phát triển chăn nuôi như: Thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn, diện tích đất tự nhiên, vùng sinh thái đa dạng; hệ thống đường giao thông phát triển nối liền với thủ đô Hà Nội và cả vùng đồng bằng Bắc Bộ. Những năm qua, hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng hiệu quả, bền vững.

Hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông xuân năm 2021 – 2022

(18/11/2021)
Sáng 18/11, Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến với các huyện, thành phố trong tỉnh triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông xuân năm 2021 – 2022. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự tại điểm cầu tỉnh có lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh; Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình, Công ty Cổ phần Dịch vụ nông nghiệp, Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Hòa Bình.

Thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo an ninh lương thực

(16/11/2021)
Vấn đề an ninh lương thực luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, nhằm đảm bảo lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài. Theo đó, khả năng, điều kiện được tiếp cận lương thực, thực phẩm an toàn, đảm bảo dinh dưỡng ngày càng trở thành một quyền cơ bản của mọi người dân. Đối với tỉnh Hòa Bình, Ủy ban nhân dân tỉnh đã nhất quán mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp; sử dụng hiệu quả đất lúa với kế hoạch chặt chẽ giữ ổn định diện tích lúa theo phân khai của Trung ương. Phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm an toàn, hiệu quả, sản xuất hàng hóa lớn gắn với thị trường tiêu thụ, gắn kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến, du lịch, bảo vệ môi trường, sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu. Cải thiện chế độ dinh dưỡng của người dân với khẩu phần ăn cân đối, khoa học; đảm bảo khả năng tiếp cận lương thực của người dân ở mọi vùng, trong mọi hoàn cảnh.

Triển khai sản xuất trồng trọt vụ Đông Xuân 2021-2022

(11/11/2021)
Năm 2021, công tác chỉ đạo sản xuất được triển khai đồng bộ, chặt chẽ theo định hướng tái cơ cấu, chuyển đổi diện tích sản xuất các loại cây trồng kém hiệu quả, giống có năng suất thấp, kém chất lượng sang trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu của thị trường. Các địa phương đã thực hiện tốt quản lý, điều tiết nước hợp lý để phục vụ cho sản xuất đảm bảo tiến độ trong gieo cấy và tưới ẩm cây trồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh, đói rét cho đàn vật nuôi vào vụ Đông trên địa bàn tỉnh

(11/11/2021)
Cùng với các địa phương khác, tỉnh ta đang chịu ảnh hưởng từ các đợt không khí lạnh tràn về. Do nền nhiệt thay đổi khiến đàn vật nuôi giảm sức đề kháng, gây nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Trước tình hình đó, tỉnh đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp để phòng, chống dịch bệnh, đói, rét cho gia súc, gia cầm nhằm giảm thiệt hại tới mức thấp nhất cho người dân.

Hội nghị trực tuyến “Đánh giá kết quả sản xuất năm 2021, triển khai sản xuất vụ Đông Xuân 2021-2022” các tỉnh phía Bắc

(10/11/2021)
Ngày 09/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị trực tuyến “Đánh giá kết quả sản xuất năm 2021, triển khai sản xuất vụ Đông Xuân 2021-2022” các tỉnh phía Bắc. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Hòa Bình có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh Hợp tác xã, Hội Nông dân tỉnh.

Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản

(05/11/2021)
Thực hiện Quyết định số 194/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, ngày 02/11/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 205/KH-UBND nhằm triển khai trên địa bàn tỉnh. Thông qua đó, hình thành và phát triển đa dạng các phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản theo chuỗi bền vững, ứng dụng thương mại điện tử và truy xuất nguồn gốc, phù hợp với điều kiện tự nhiên, trình độ, đặc điểm sản xuất nông nghiệp của tỉnh và yêu cầu của thị trường. Ưu tiên phát triển kênh tiêu thụ nông sản có liên kết chuỗi để hạn chế và dần xóa bỏ hiện tượng “được mùa mất giá”, chủ động thị trường và giá bán nông sản, từ đó nâng cao giá trị nông sản hàng hóa, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, góp phần tăng thu nhập cho người sản xuất và tăng trưởng bền vững cho tổ chức, cá nhân kinh doanh nông sản.

Thúc đẩy tiêu thụ nông sản tỉnh Hòa Bình trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp

(01/11/2021)
Mặc dù gặp một số khó khăn do diễn biến dịch Covid-19 phức tạp, kéo dài, tuy nhiên, tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh từ đầu năm 2021 đến nay tương đối ổn định. Thực phẩm và lương thực như gạo, thịt gia súc, gia cầm, thuỷ sản đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của người dân, nguồn cung ứng thực phẩm không bị gián đoạn. Dự kiến, những tháng cuối năm 2021, sản lượng một số nông sản vào vụ thu hoạch khá lớn, hiện dịch Covid-19 có những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ nông sản.

Hội thảo Nghiên cứu phát triển dịch vụ môi trường rừng tiềm năng tại tỉnh Hòa Bình

(29/10/2021)
Chiều 28/10, Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với Dự án Bảo tồn Đa dạng sinh học và sử dụng bền vững các hệ sinh thái rừng tại Việt Nam (Dự án GIZ-Bio Giai đoạn II) tổ chức Hội thảo Nghiên cứu phát triển các dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) tiềm năng tại tỉnh Hòa Bình. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Bà Anja Barth, Cố vấn trưởng Dự án Bảo tồn Đa dạng sinh học và sử dụng bền vững các hệ sinh thái rừng tại Việt Nam chủ trì Hội thảo. Tham dự có đại diện Vụ quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ thuộc Tổng cục Lâm nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh; UBND huyện Mai Châu, Đà Bắc; đại diện các đơn vị cung ứng dịch vụ môi trường rừng; sử dụng môi trường rừng.

Đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn

(28/10/2021)
Xác định việc đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn có vị trí quan trọng trong tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Tỉnh Hòa Bình đã tập trung các giải pháp nhằm tăng cường liên kết, mở rộng quy mô sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế hộ và kinh tế trang trại; củng cố và phát triển các loại hình hợp tác xã; khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp nông nghiệp, hỗ trợ xây dựng các chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân.

Hội nghị Xúc tiến đầu tư và kết nối tiêu thụ nông sản giữa tỉnh Hòa Bình và Tập đoàn FPT

(22/10/2021)
Chiều 21/10, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư và kết nối tiêu thụ nông sản giữa tỉnh Hòa Bình và Tập đoàn FPT. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự có lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh. Về phía Tập đoàn FPT có ông Nguyễn Thế Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT; lãnh đạo Công ty Cổ phần Công nghệ Sen Đỏ - Tập đoàn FPT.

Đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả có múi tỉnh Hòa Bình niên vụ 2021-2022

(22/10/2021)
Để chủ động các giải pháp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cây có múi trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid -19, ngày 22/10/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Công văn số 2029/UBND-KTTH về việc đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả có múi tỉnh Hòa Bình niên vụ 2021-2022.

Chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trong các tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022

(21/10/2021)
Theo báo cáo của Cục thú y, từ đầu năm 2021 đến nay, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, các loại dịch bệnh nguy hiểm ở động vật như Bệnh Cúm gia cầm (A/H5N8) xảy ra xã Hữu Lợi, huyện Yên Thủy, với tổng số gia cầm tiêu hủy là 5.180 con; bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xảy ra tại 30 xã, phường, thị trấn của 08 huyện, thành phố, tổng số lợn bệnh phải tiêu hủy là 2.021 con, với trọng lượng là 116.733 kg; bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò xảy ra tại 128 xã, thị trấn, của 10 huyện, thành phố, với tổng số gia súc mắc bệnh là 4.731 con, trong đó chết 315 con.

Đảm bảo sản xuất, lưu thông, tiêu thụ thực phẩm nông lâm thủy sản phục vụ Nhân dân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022

(21/10/2021)
Để kịp thời phục hồi sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản; đảm bảo đủ về số lượng và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh Covid-19, phục vụ Nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, ngày 13/10/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có Công văn số 1939/UBND-KTTH về việc thực hiện Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 21/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh COVID-19

Tham vấn nội dung Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2021-2025

(20/10/2021)
Ngày 20/10, Bộ Nông nghiệp và Phât triển Nông thôn tổ chức Hội nghị trực tuyến tham vấn nội dung Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2021-2025. Đồng chí Trần Thanh Nam, Thứ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh, có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh.

Biểu dương nông dân xuất sắc tỉnh Hòa Bình năm 2021

(14/10/2021)
Ngày 13/10, Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội nghị biểu dương nông dân xuất sắc tỉnh Hoà Bình năm 2021. Dự hội nghị có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh; Đinh Khắc Đính, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, cùng đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, Hội Nông dân các cấp.

Phong trào thi đua yêu nước lan tỏa sâu rộng trong các cấp hội Nông dân

(13/10/2021)
Hội Nông dân tỉnh hiện có 130.985 hội viên, sinh hoạt tại 1.426 chi hội. Những năm qua, Hội Nông dân các cấp trong tỉnh tập trung lãnh đạo, triển khai hiệu quả các nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh, ổn định chính trị, an toàn xã hội. Thông qua phong trào đã thúc đẩy cán bộ, hội viên nông dân đổi mới phương thức sản xuất, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

Xây dựng hạ tầng nông thôn góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa

(11/10/2021)
Những năm qua, tỉnh ta đã tập trung nhiều nguồn lức để hoàn thiện kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn, tạo những điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội và đáp ứng nhu cầu đô thị hóa của vùng. Đến nay, diện mạo khu vực nông thôn ngày càng khang trang, hiện đại, góp phần giúp địa phương phát huy những lợi thế về sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch.

Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh theo hướng nhanh, hiệu quả và bền vững

(07/10/2021)
Với định hướng phát triển kinh tế tập thể nhanh, hiệu quả và bền vững; có quy mô lớn hơn, đa dạng về loại hình, hình thức hợp tác trong các ngành nghề, lĩnh vực, thành phần kinh tế và địa bàn, nhất là khu vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn; ưu tiên xây dựng chuỗi sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm của HTX, ngày 05/10, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 196/KH-UBND về Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tỉnh Hòa Bình năm 2022.

Hội nông dân các cấp sôi nổi thực hiện các phong trào thi đua

(07/10/2021)
Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã tập trung lãnh đạo, tuyên truyền, vận động hội viên nông dân thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua. Từ đó khích lệ động viên nông dân đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới.

Thúc đẩy sản xuất, cung ứng và kết nối tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch bệnh Covid-19

(06/10/2021)
Ngày 06/10, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến thúc đẩy sản xuất, cung ứng và kết nối tiêu thu nông sản trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 với các huyện, thành phố. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự tại điểm cầu tỉnh có lãnh đạo các sở, ban, ngành trong tỉnh; lãnh đạo Tập đoàn FPT; Bưu điện tỉnh; Chi nhánh Bưu chính Viettel Hòa Bình; đại diện một số doanh nghiệp, HTX sản xuất kinh doanh, nông sản trên địa bàn tỉnh.

Hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh

(06/10/2021)
Nhằm hỗ trợ đưa các hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, tổ hợp tác...đăng ký tham gia các sàn thương mại điện tử, để kết nối, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thêm các kênh phân phối mới, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh, ngày 04/10/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 194/KH-UBND hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử (TMĐT), thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Tăng cường xúc tiến thương mại và tiêu thụ nông sản tỉnh Hòa Bình

(30/09/2021)
Để thực hiện thành công Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 và Kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp tỉnh Hòa Bình, đưa nông nghiệp trở thành kinh tế mũi nhọn và trụ đỡ của nền kinh tế, ngày 29/9/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 2212/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường xúc tiến thương mại và tiêu thụ nông sản tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 – 2025”.

Quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm

(28/09/2021)
Những năm qua, công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm ngày càng được quan tâm. Đến cuối năm 2020, số cơ sở sơ chế chế biến nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm là 231 cơ sở, trong đó: 27 cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP) trong trồng trọt; 17 cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sơ chế, chế biến, kinh doanh nông, lâm thủy sản; 85 cơ sở đủ điều kiện ATTP; 7 cơ sở áp dụng quản lý tiên tiến theo hệ thống ISO, Haccp trong sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản.

Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn

(27/09/2021)
Để thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển, thời gian qua tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các địa phương tập trung nâng cao hiệu quả của các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp. Đến nay, cả 3 loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp chủ yếu của tỉnh là kinh tế hộ và kinh tế trang trại, hợp hợp tác xã và các loại hình doanh nghiệp nông nghiệp đều không ngừng đổi mới, phát triển.

Tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kim Bôi 9 tháng đầu năm 2021

(23/09/2021)
Năm 2021, sản xuất nông nghiệp tuy diễn ra trong bối cảnh phải đối mặt với những bất lợi về thiên tai, dịch bệnh, tuy nhiên công tác chỉ đạo sản xuất được triển khai đồng bộ, chặt chẽ, công tác quản lý, điều tiết nước phục vụ sản xuất được thực hiện tốt, bà con Nhân dân đã lựa chọn cây giống phù hợp, khắc phục kịp thời ảnh hưởng do thiên tai, dịch bệnh gây ra, tích cực tham gia phong trào thi đua thực hiện “Mục tiêu kép” vừa phòng, chống đại dịch Covid - 19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội năm 2021”, vì vậy, nông nghiệp huyện Kim Bôi đã đạt được một số kết quả quan trọng.

Thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng và chất thải nhựa trong sản xuất trồng trọt nhằm bảo vệ môi trường sinh thái và sức khỏe cộng đồng

(22/09/2021)
Hằng năm trên địa bàn tỉnh sử dụng khoảng 370 tấn thuốc bảo vệ thực vật các loại, theo đó phát sinh khoảng 44,12 tấn bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng. Trong đó, thuốc dạng chai (tuýp, lọ, can) nhựa chiếm 70%, dạng gói nhựa khoảng 30%. Sau khi sử dụng, cùng với lượng bao gói là lượng thuốc bảo vệ thực vật còn sót lại trong bao bì. Lượng thuốc này dễ khuếch tán vào không khí hoặc thẩm thấu vào đất, vào nguồn nước nếu không có giải pháp thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng một cách hiệu quả.

Hiển thị 801 - 840 of 2.300 kết quả.