ListNewByCategory

Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh lần thứ 10 khóa X

(15/02/2022)
Ngày 15/2, BCH Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 10 (khóa X) để triển khai nhiệm vụ công tác Hội và Phong trào nông dân năm 2022. Đồng chí Lê Văn Thạch, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự, có các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2018 - 2023.

Chủ động thông tin, tăng cường kết nối tiêu thụ nông sản

(14/02/2022)
Năm 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên việc tiêu thụ nông sản ít nhiều gặp khó khăn. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Công thương, UBND tỉnh về hỗ trợ tiêu thụ nông sản và phòng chống dịch bệnh đã được cập nhật kịp thời, thường xuyên. Các huyện, thành phố tích cực phối hợp để chỉ đạo sản xuất và kết nối tiêu thụ sản phẩm.

Tổ chức Hội thi “Nhà nông đua tài tỉnh Hòa Bình lần thứ V năm 2022”

(11/02/2022)
Hội thi “Nhà nông đua tài lần thứ V năm 2022” là hoạt động chính trị rộng lớn trong toàn hệ thống Hội, được tổ chức toàn quốc, từ Trung ương đến cơ sở, theo 4 cấp. Thông qua hội thi nhằm tìm hiểu chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn; công tác Hội và phong trào nông dân; kiến thức, khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp; kiến thức về kinh tế hợp tác, liên kết sản xuất; xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu, nông dân văn minh…

Ưu tiên phát triển nông nghiệp hữu cơ

(11/02/2022)
Qua 5 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Hòa Bình. Tăng trưởng ngành (GRDP) nông, lâm thủy sản giai đoạn 2016 – 2020 đạt 4,1%/năm. Tỉnh đã xác định được các nhóm sản phẩm chủ lực và sản phẩm ưu tiên thực hiện chuỗi giá trị gồm: Quả có múi (cam, bưởi), mía ăn tươi, lúa chất lượng cao và lúa hữu cơ, cây dược liệu, rau; gia súc (trâu, bò, lợn, dê); gia cầm (gà, vịt), cá sông Đà phù hợp với điều kiện tự nhiên và các lợi thế của tỉnh.

Tình hình thực hiện Nghị quyết số 01 của Chính phủ trong tháng 1

(11/02/2022)
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08/01/2022 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, UBND tỉnh đã giao chi tiết cho các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tập trung triển khai thực hiện 19 chỉ tiêu kinh tế - xã hội trọng tâm, chủ yếu năm 2022; 54 chỉ tiêu cụ thể cho các ngành, lĩnh vực; 153 nhiệm vụ cụ thể cho các ngành lĩnh vực; kịch bản tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP); kế hoạch triển khai 04 dự án đầu tư công và 07 dự án đầu tư ngoài ngân sách trọng điểm khởi công trong năm 2022 của tỉnh Hòa Bình.

Phát động “Tết trồng cây” hưởng ứng Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh và phong trào trồng “Hàng cây nông dân” gắn với khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu năm 2022

(11/02/2022)
Ngày 10/02, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Hội Nông dân huyện Tân Lạc đã tổ chức Lễ phát động “ Tết trồng cây”, hưởng ứng Chương trình “ Trồng 1 tỷ cây xanh- vì 1 Việt Nam xanh và Phong trào trồng “ Hàng cây nông dân” gắn với khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu tại xã Đông Lai, huyện Tân Lạc. Tới dự buổi lễ có lãnh đạo các sở, ban, ngành, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Huyện ủy Tân Lạc; Hội Nông dân các huyện Cao Phong, Mai Châu, Lạc Sơn; cán bộ, hội viên nông dân và Nhân dân trên địa bàn.

Hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2022

(11/02/2022)
Ngày 11/02, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh động vật (trên cạn và thủy sản) năm 2022. Đồng chí Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Tăng cường phòng, chống hạn hán, thiếu nước, bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất Đông Xuân

(09/02/2022)
Tính đến nay, toàn tỉnh hiện có 1.909 công trình thuỷ lợi đã được kiên cố phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Hệ thống kênh mương trên toàn tỉnh có 3.723 km kênh mương tưới các loại, đã kiên cố hoá được 2.015,7 km (đạt 54,1%), trong đó Vụ Đông Xuân diện tích lúa được cấp nước tưới từ công trình thủy lợi đáp ứng gần 88,5% yêu cầu tưới; màu và cây trồng cạn khoảng 14%.

Chủ động các giải pháp ứng phó với thiên tai trong sản xuất nông nghiệp

(09/02/2022)
Nhằm chủ động trong công tác ứng phó với điều kiện bất thuận có thể tác động tiêu cực ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân, ngày 27/01, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Công văn số 267/SNN-TTBVTV về việc chủ động các giải pháp ứng phó với thiên tai trong sản xuất nông nghiệp, để hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra; đảm bảo an toàn cho cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp.

Tiếp tục thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa trên địa bàn tỉnh

(09/02/2022)
Sau 3 năm thực hiện Kế hoạch số 141/KH-UBND, ngày 06/11/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về dồn điền đổi thửa đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, đến nay đã đạt được những kết quả tích cực, cho thấy đây là chủ trương đúng đắn, hiệu quả cần tiếp tục được phát huy.

Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp ngay từ đầu năm

(09/02/2022)
Năm 2021, sản xuất trong điều kiện khó khăn do tác động tiêu cực của dịch Covid-19, tuy nhiên ngành Nông nghiệp tỉnh ta đã đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra. Giá trị sản xuất toàn ngành tăng khá; cơ cấu ngành chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng ngành thủy sản và lâm nghiệp giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp; nhiều mô hình liên kết sản xuất-tiêu thụ nông sản đảm bảo an toàn thực phẩm được triển khai đến các huyện/thành phố, các kết quả đạt được cho thấy nhiều tín hiệu vui của ngành. Tốc độ tăng trưởng toàn ngành đạt 4,8%, tăng 0,45 % so với cùng kỳ. Tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 95,3%, tăng 0,1% so với cùng kỳ. Tỷ lệ che phủ rừng duy trì ổn định 51,5%. Trong năm, có thêm 9 xã về đích NTM, nâng tổng số xã về đích NTM là 65 xã (đạt tỷ lệ 50,4%), có 20 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 60 khu dân cư kiểu mẫu, 170 vườn mẫu. Thực hiện Chương trình OCOP, có thêm 31 sản phẩm đạt tiêu chuẩn, nâng tổng số sản phẩm OCOP cấp tỉnh là 100 sản phẩm.

Hoàn thành các mục tiêu Chương trình nông thôn mới năm 2021

(26/01/2022)
Năm 2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19, nhưng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, tỉnh đã hoàn thành các mục tiêu về Chương trình nông thôn mới. Toàn tỉnh có 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 31 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP, vượt kế hoạch được giao lần lượt là 150% và 155%.

Tổ chức tốt phong trào "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng năm 2022

(25/01/2022)
Năm 2021, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng từ diễn biến phức tạp của thiên tai, dịch bệnh Covid-19 kéo dài nhưng các địa phương đã nỗ lực hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch được giao. Toàn tỉnh đã trồng 7.189,81 ha rừng tập trung, đạt 128% kế hoạch; trồng 1.060,52 nghìn cây phân tán, đạt 136% kế hoạch; duy trì tỷ lệ che phủ rừng 51,5%. Bên cạnh đó, công tác bảo vệ có nhiều chuyển biến tích cực, vi phạm về lâm nghiệp giảm cả về số vụ và diện tích rừng thiệt hại. Thu dịch vụ môi trường rừng đạt 24,01 tỷ đồng, đây là nguồn tài chính quan trọng, bền vững cho công tác bảo vệ rừng, đảm bảo an ninh rừng tại các địa phương.

Mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045

(24/01/2022)
Thực hiện Nghị quyết ố 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đến nay, tình hình kinh tế, xã hội khu vực nông thôn, miền núi đã có nhiều thay đổi tích cực, đời sống của Nhân dân được nâng lên; nhờ có sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, nhiều hộ gia đình đã từng bước thoát nghèo, ổn định đời sống, phát triển sản xuất. Tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, kết cấu cơ sở hạ tầng được đầu tư khá đồng bộ, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên, an sinh xã hội từng bước được cải thiện.

Tập trung chỉ đạo sản xuất vụ Xuân năm 2022

(21/01/2022)
Theo kế hoạch vụ Đông Xuân 2021 - 2022, toàn tỉnh gieo trồng 15.543 ha lúa, 16.996 ha ngô, 5.922 ha rau đậu các loại, 6.939 ha mía. Hiện nay, trà lúa sớm đã cấy khoảng 700 ha; trà chính vụ đang trong giai đoạn mạ 1-3 lá; trà muộn đang chuẩn bị giống, ngâm ủ. Trong thời gian tới, thời tiết diễn biến phức tạp; các đợt rét đậm, rét hại có khả năng gây hại từ cuối tháng 01 đến tháng 02/2022.

Tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2030

(19/01/2022)
Nhằm kiểm soát, khống chế và chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò; giảm thiểu tổn thất về kinh tế, hạn chế tác động xấu đến phát triển chăn nuôi trâu, bò; bảo đảm an toàn thực phẩm, môi trường và hoạt động thương mại động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh, ngày 16/12/2021, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 231/KH-UBND về phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 -2030.

Đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất vụ Xuân trong và sau Tết Nguyên đán năm 2022

(19/01/2022)
Hiện nay nguồn nước tương đối thuận lợi, cơ bản đáp ứng được diện tích làm đất và gieo cấy lúa vụ Xuân. Tuy nhiên sau khi cung cấp nước phục vụ làm đất, mực nước các hồ chứa đã giảm đáng kể, theo tổng hợp báo cáo của các địa phương, trên toàn tỉnh sẽ có khoảng 4.961 ha gieo trồng có khả năng bị hạn trong đó 1.409 ha lúa, 3.226ha màu, 326ha cây ăn quả, cây lâu năm trong vụ Đông Xuân 2021-2022 có thể bị hạn do thiếu nước.

Hội nghị góp ý kiến Báo cáo Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 26 của BCH T.Ư Đảng (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

(19/01/2022)
Sáng 19/01, Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (Ban Chỉ đạo) phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến Báo cáo Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đồng chí Võ Văn Thưởng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư dự và chỉ đạo hội nghị. Dự hội nghị còn có các đồng chí: Trần Tuấn Anh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo; Lê Văn Thành, Phó Thủ tướng Chính phủ; lãnh đạo một số Bộ, ngành Trung ương. Tại điểm cầu tỉnh, dự hội nghị có các đồng chí: Ngô Văn Tuấn, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh.

Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp ngay từ đầu năm 2022

(19/01/2022)
Căn cứ chương trình, kế hoạch công tác và nhiệm vụ được giao, ngày từ đầu năm Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đã tích cực, chủ động trong chỉ đạo, tổ chức sản xuất, tham mưu thực hiện các chính sách và tham mưu ban hành nhiều văn bản chỉ đạo điều hành trong lĩnh vực quản lý của ngành. Trong tháng 1 năm 2022, các lĩnh vực sản xuất của ngành phát triển tương đối ổn định. Tình hình chăn nuôi được duy trì ổn định, các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm tiếp tục được đẩy mạnh. Sản xuất lâm nghiệp tiếp tục được duy trì phát triển.

Kiểm tra sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp và thực hiện Quyết định số 984/QĐ-TTg tại tỉnh Hòa Bình

(14/01/2022)
Sáng ngày 14/01, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có buổi làm việc với Uỷ ban nhân dân tỉnh về kiểm tra sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp và thực hiện Quyết định số 984/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Làm việc với đoàn có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ngành và địa phương.

Phát triển sản xuất nông nghiệp, phấn đấu đưa nông nghiệp Hòa Bình trở thành bếp ăn cho Vùng thủ đô và các thành phố lớn

(13/01/2022)
Thời gian qua, tỉnh đã triển khai hiệu quả kế hoạch sản xuất nông nghiệp, chỉ đạo ngành Nông nghiệp và các địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp, từ cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống; tích nước đầy đủ; giám sát thị trường cung ứng vật tư thiết yếu phục vụ sản xuất; chỉ đạo thời vụ gieo cấy lúa tập trung cho trà xuân muộn. Kịp thời chuyển đổi đất trồng lúa bấp bênh nước, kém hiệu quả sang trồng các cây có giá trị kinh tế cao hơn. Chỉ đạo quyết liệt các biện pháp chăm sóc cây trồng, điều tra phát hiện và phòng trừ kịp thời các ổ dịch sâu bệnh; bố trí cơ cấu cây trồng trên từng chân đất dựa trên kết quả phân tích thổ nhưỡng và bản đồ phân hạng thích nghi đất sản xuất nông nghiệp.

Năm 2021, Hòa Bình có thêm 31 sản phẩm đạt chuẩn OCOP

(12/01/2022)
Năm 2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19, nhưng tỉnh vẫn tiếp tục đẩy mạnh Chương trình “Mỗi xã một sảm phẩm”. Với sự đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, lồng ghép nhiều chính sách, đến tháng 12/2021, toàn tỉnh có thêm 31 sản phẩm OCOP đạt từ hạng 3 sao trở lên, trong đó có 4 sản phẩm 4 sao và 27 sản phẩm 3 sao.

Xuất khẩu nông sản chính ngạch đạt trên 1.3000 tấn

(07/01/2022)
Do dịch bệnh Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp đã khiến cho việc sản xuất, kinh doanh mặt hàng nông sản gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, các cấp, các ngành trong tỉnh đã tích cực phối hợp, triển khai mô hình hay, sáng tạo để hỗ trợ nông dân liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản.

Tăng cường quản lý, ổn định giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong đối cảnh dịch bệnh Covid-19

(06/01/2022)
Từ đầu năm 2021 đến nay, giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên thị trường thế giới và trong nước liên tục tăng cao, diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, sức canh tranh của nông sản và đời sống người dân, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19. Để tăng cường công tác quản lý nhà nước nhằm ổn định giá phân bón, thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh, ngày 31/12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Văn bản số 3631/SNN-TTBVTV về việc tăng cường quản lý, ổn định giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

Phát triển khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững

(06/01/2022)
Hoạt động nghiên cứu khoa học trên địa bàn tỉnh luôn nhận được sự quan tâm phát triển từ các cấp chính quyền, thể hiện rõ nét nhất qua việc số tổ chức khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2021, toàn tỉnh có 21 tổ chức khoa học và công nghệ. Trong đó các tổ chức nghiên cứu chiếm 55%, tổ chức dịch vụ chiếm 40% và các loại hình khác.

Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án 03-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

(04/01/2022)
Ngày 29/12, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 242/KH-UBND về việc thực hiện Đề án số 03-ĐA/TU ngày 09/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025”. Tổng kinh phí thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến là 1.027.709 triệu đồng.

Tình hình quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc nông, lâm trường quốc doanh do các Công ty nông, lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định số 118 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh

(31/12/2021)
Tỉnh Hòa Bình có tổng diện tích 31.428,60 ha đất do các Công ty nông, lâm nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ quản lý (Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình 22.776,91 ha và 6 Công ty nông nghiệp 6.121,19 ha, Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Đà 2.530,50 ha). Theo đó, tổng diện tích đất có nguồn gốc nông, lâm trường trên địa bàn tỉnh không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ là 17.012,08 ha (Công ty lâm nghiệp Hòa Bình 14.427,18 ha; các Công ty nông nghiệp 2.280,05ha; Ban Quản lý rừng phòng hộ sông Đà 305,29 ha). Theo mục đích sử dụng đất gồm: 17.012,52 ha (đất rừng sản xuất 14.427,18 ha; đất rừng phòng hộ 305,29 ha; đất sản xuất nông nghiệp và đất nông nghiệp còn lại 2.280,05 ha).

Hướng đi hiệu quả từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

(29/12/2021)
Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, thời gian qua, Hòa Bình đã tích cực chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng giá trị cao. Qua đó, tạo động lực cho nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh khai thác tiềm năng, lợi thế đồng đất, tăng thu nhập cho nông dân.

Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai kế hoạch năm 2022

(29/12/2021)
Ngày 29/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc Tổng kết công tác năm 2021 và triển khai kế hoạch năm 2022. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo hội nghị; đồng chí Lê Minh Hoan, UV TƯ Đảng, Bộ Trưởng Bộ NN&PTNT chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Hòa Bình, có các đồng chí: Võ Ngọc Kiên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành chức năng.

Ứng phó với rét đậm, rét hại trên địa bàn tỉnh

(27/12/2021)
Do ảnh hưởng của bộ phận không khí lạnh kết hợp với hội tụ gió trên cao nên từ gần sáng ngày 25 – 26/12 trên địa bàn tỉnh có mưa, mưa rào và có nơi có dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Từ ngày 26-28/12 sẽ xảy ra đợt rét đậm, có nơi rét hại đầu tiên của mùa đông năm nay; nhiệt độ thấp nhất phổ biến 10 – 13 độ. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá ở cấp 1.

Triển khai Đề án tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh

(27/12/2021)
Ngày 25/12, tại tỉnh Hà Tĩnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Đề án “Tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh hiện do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, ban quản lý rừng và các tổ chức sự nghiệp khác, hộ gia đình, cá nhân sử dụng” do Bộ Tài Nguyên và Môi trường phê duyệt tại Quyết định số 2567/QĐ-BTNMT ngày 12/11/2020. Đồng chí Lê Minh Ngân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu tỉnh, dự hội nghị có đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh.

Phát triển các ngành kinh tế theo chiều sâu dựa trên tiềm năng, lợi thế của từng địa phương trong tỉnh

(23/12/2021)
Xác định phát triển kinh tế theo chiều sâu dựa trên tiềm năng, lợi thế của các đia phương có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, thời gian qua, tỉnh Hòa Bình đã triển khai và thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Hòa Bình đến năm 2020; kế hoạch thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực chuyên ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Hòa Bình đến năm 2020; Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2019- 2020 và định hướng đến năm 2030. Phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, nâng cao chất lượng một số sản phẩm trồng trọt lợi thế tỉnh Hòa Bình hướng đến xuất khẩu.

Tăng cường công tác bảo vệ rừng, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng

(22/12/2021)
Trước tình hình vi phạm luật Lâm nghiệp vẫn diễn ra, cháy rừng vẫn tiềm ẩn nguy cơ rất cao, để làm tốt công tác bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng, kịp thời ứng phó với mọi tình huống, thực hiện tốt phương châm bốn tại chỗ, ngày 13/12, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Công văn số 2397/UBND-KTTH về việc tăng cường công tác bảo vệ rừng, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng 2021- 2022.

Hiển thị 761 - 800 of 2.300 kết quả.