ListNewByCategory

Thôn Đồng Bong nâng cao thu nhập nhờ trồng na

(21/08/2017)
Tận dụng tiềm năng, lợi thế về khí hậu và thổ nhưỡng, nhiều hộ dân ở thôn Đồng Bong, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) đã cải tạo vườn tạp để trồng na. Hiện tại, diện tích trồng na của thôn mở rộng lên 20 ha với trên 30 hộ trồng. Từ hiệu quả kinh tế đem lại đã giúp nhiều hộ có thu nhập khá.

Hòa Bình: Tập huấn nâng cao kiến thức cho cán bộ khuyến nông

(18/08/2017)
Được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia, trong quý II, trung tâm Khuyến nông tỉnh Hòa Bình đã tổ chức 03 lớp tập huấn TOT về nghiệp vụ Khuyến nông và kỹ thuật chuyên ngành cho 90 lượt cán bộ khuyến nông viên xã và cộng tác viên khuyến nông trên địa bàn tỉnh.

Nhiều mô hình khuyến nông hiệu quả tại xã Tử Nê

(16/08/2017)
Bằng nguồn kinh phí của tỉnh, của Trung tâm khuyến nông Quốc gia, Trung tâm khuyến nông Hòa Bình đã triển khai thực hiện nhiều mô hình khuyến nông về trồng trọt và chăn nuôi tại xã Tử Nê, huyện Tân Lạc (Hòa Bình). Qua các mô hình đã tạo thuận lợi cho người nông dân tiếp cận những kỹ thuật mới vào sản xuất để nâng cao giá trị kinh tế và từng bước làm thay đổi tập quán sản xuất.

Bùng phát rầy gây hại lúa mùa và biện pháp phòng trừ

(14/08/2017)
Theo kế hoạch vụ mùa năm 2017 toàn tỉnh gieo cấy lúa được 23.160 ha, đến nay lúa trà sớm giai đoạn đứng cái bắt đầu phân hóa đòng; chính vụ giai đoạn đẻ nhánh – cuối đẻ nhánh; trà muộn hồi xanh. Với thời tiết như hiện nay, nắng mưa xen kẽ là điều kiện thuận lợi cho lúa sinh trưởng phát triển, cũng là điều kiện để sâu bệnh phát sinh, phát triển gây hại.

Kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU về phát triển sản xuất một số sản phẩm trong lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn tỉnh

(14/08/2017)
Sau 03 năm thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU, các địa phương trong tỉnh đã chú trọng lựa chọn các sản phẩm đặc thù, có lợi thế để đẩy mạnh đầu tư nguồn lực, thực hiện sản xuất theo chuỗi giá trị, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của sản phẩm.

Hoà Bình: Tập trung phát triển chăn nuôi bền vững

(11/08/2017)
Trong những năm qua, tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trên địa bàn tỉnh đạt tăng trưởng khá. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng chăn nuôi từ 24% năm 2011 lên 26,4% năm 2016, từng bước khẳng định vai trò chi phối tốc độ tăng trưởng toàn ngành. Nhiều giống vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao được quan tâm đầu tư như các giống bò ngoại, lợn ngoại; cá giống gia cầm hướng trứng, hướng thịt…đã tạo ra khối lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong và ngoài tỉnh.

Nhãn Sơn Thủy được mùa, năng suất ước đạt 18 tấn/ha

(09/08/2017)
Xã Sơn Thủy, huyện Kim Bôi (Hòa Bình) là địa phương có diện tích nhãn lớn nhất của huyện với 97ha trong đó có 54ha đang trong thời kỳ khai thác. Sản phẩm nhãn Hương Chi được mọi người biết đến với những đăc điểm như: cùi dày, vỏ mỏng, hương thơm và có vị ngọt sắc được thị trường ưa chuộng.

Kết quả phát triển kinh tế tập thể tỉnh trong 6 tháng đầu năm

(28/07/2017)
6 tháng đầu năm 2017, toàn tỉnh đã thành lập mới được 24 Hợp tác xã (HTX) tăng 84,62% so với cùng kỳ năm 2016 và đạt 68,57% chỉ tiêu kế hoạch năm 2017; đã làm thủ tục giải thể 23 HTX tại 02 huyện Đà Bắc và Lạc Sơn; tính đến hết 30/6/2017 toàn tỉnh hiện có 279 Hợp tác xã (HTX), trong đó có 176 HTX đang hoạt động và 103 HTX ngừng hoạt động hoặc đang làm thủ tục giải thể. Trong số 176 HTX đang hoạt động được phân chia theo các lĩnh vực gồm: 107 HTX về nông, lâm nghiệp, thủy sản; 22 HTX thuộc lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; 33 HTX thương mại, dịch vụ; Vận tải 11 HTX và 03 Quỹ tín dụng nhân dân.

Xã Bình Thanh giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn

(27/07/2017)
Xã Bình Thanh, huyện Cao Phong có 677 hộ với 2.675 nhân khẩu, sinh sống ở 7 xóm. Người dân nơi đây chủ yếu làm nông - lâm nghiệp, thủy sản. Trên địa bàn xã có tuyến đường Bình Thanh - Thung Nai nối từ thành phố Hòa Bình, có một số doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và cơ quan, tổ chức đứng chân. Thời gian qua, xã Bình Thanh đã nghiêm túc xây dựng nghị quyết, kế hoạch triển khai công tác giữ gìn ANTT, tạo được kết quả đáng ghi nhận trong phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ.

Xã Ngọc Mỹ (Tân Lạc): Trăn trở nước tưới phục vụ sản xuất

(27/07/2017)
Xã Ngọc Mỹ (Tân Lạc) gồm 19 xóm, hơn 1.400 hộ và 6.000 nhân khẩu, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, vấn đề nước tưới luôn được quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, do phụ thuộc vào nguồn nước tự nhiên để sản xuất nên vào những tháng mùa khô, bà con thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu nước tưới.

Nông dân huyện Lạc Sơn xót lòng vì lúa bạc, lá khô, hạt lép

(27/07/2017)
Trái ngược với không khí vui ngày mùa thôn quê, vụ này, nông dân xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) bồn chồn vì vụ sản xuất thất bát, lúa bạc, lá khô, hạt lép. ông Bùi Văn Chính, xóm Rậm than thở: Lâu nay, bà con thường mua giống BC 15 ở trung tâm huyện, năng suất tốt, hạt dẻo, thơm lại bán được giá. Vụ này lúa cũng phát triển tốt, lá xanh, trổ cờ, đơm đòng, có bông nhưng hạt lại lép. Xóm có khoảng 90 hộ dân, hầu hết các hộ cấy giống BC 15 năng suất đều kém, có nhà bị mất 2 sào, có nhà tới 5-6 sào.

Kết quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm, nông, lâm, thủy sản 6 tháng đầu năm 2017

(10/07/2017)
Trong 6 tháng đầu năm 2017, Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức kiểm tra, giám sát và cấp 01 giấy xác nhận sản phẩm chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn đối với sản phẩm: nhãn, táo, bưởi. Hướng dẫn đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm cho 30 cơ sở; số cơ sở được chứng nhận đủ điều kiện ATTP: 15 cơ sở. Kết nối 13 doanh nghiệp tham gia phiên chợ "Nông sản, thực phẩm an toàn và vật tư nông nghiệp".

Hòa Bình: Hội thảo đầu bờ giống ngô lai NK6101

(06/07/2017)

Ngày 5/7/2017, Công ty Syngenta và Công ty Khử trùng Việt Nam phối hợp với UBND xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc (Hòa Bình) tổ chức hội nghị tổng kết mô hình trình diễn giống ngô lai NK 6101.

Cơ hội và thách thức đối với sản phẩm rau an toàn của Tân Lạc

(06/07/2017)

Huyện Tân Lạc có 5 xã vùng cao có tiềm năng sản xuất rau su su và các loại rau ôn đới, diện tích tiềm năng khoảng 120 ha. Thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 13/6/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình về phát triển một số sản phẩm trong lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2015 - 2020. Tới nay, bước đầu việc sản xuất các loại rau an toàn đã cho hiệu quả kinh tế khá và được thị trường chấp nhận, ủng hộ, là cơ hội để phát triển. Tuy nhiên cũng gặp phải không ít khó khăn và thách thức khi phải cạnh tranh với sản phẩm rau an toàn của các địa phương khác.

Gắn phát triển kinh tế tập thể với xây dựng nông thôn mới

(29/06/2017)
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo kinh tế tập thể tỉnh, tính tới ngày 30/6/2017 toàn tỉnh Hòa Bình có 224 tổ hợp tác, 279 hợp tác xã. Trong đó nhiều THT, HTX hoạt động có hiệu quả, góp phần đắc lực vào tiến trình xây dựng nông thôn mới.

Lương Sơn: Triển khai kế hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản 6 tháng cuối năm

(28/06/2017)
Ngày 26/6, UBND huyện Lương Sơn tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Anh Quân – Phó giám đốc Sở NN và PTNT; Hoàng Đức Minh – Phó bí thư Thường trực Huyện ủy; lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể ở huyện, Chủ tịch, Phó chủ tịch, cán bộ phụ trách nông nghiệp các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Xã Thống Nhất vững vàng cán đích nông thôn mới

(28/06/2017)
Với tổng nguồn vốn huy động xây dựng nông thôn mới trong 5 năm (2011 - 2016) đạt gần 140 tỷ đồng, tới nay xã Thống Nhất, thành phố Hòa Bình đã hoàn thành 19 tiêu chí, vững vàng về đích NTM. Góp phần đưa thành phố Hòa Bình trở thành địa phương dẫn đầu toàn tỉnh về số tiêu chí bình quân/xã, (đạt bình quân 17 tiêu chí/xã).

124 học viên nông dân được đào tạo nghề canh tác nông nghệp hữu cơ

(26/06/2017)
Ngày 23/6/2017, tại xã Cư Yên, Hội nông dân huyện Lương Sơn đã phối hợp với Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam tổ chức lễ tổng kết và trao chứng chỉ nghề canh tác nông nghiệp hữu cơ cho 124 học viên nông dân của 2 xã Hợp Hòa và Cư Yên. Đây là chương trình đào tạo nằm trong dự án “Tăng cường cơ cấu sản xuất và tiếp thị cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ” tại các tỉnh phía Bắc của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2019 trên địa bàn huyện Lương Sơn (viết tắt là MOAP).

Hiệu ứng tích cực từ quản lý an toàn thực phẩm ngành nông nghiệp

(22/06/2017)
Sản phẩm nông, lâm, thủy sản hầu hết phục vụ nhu cầu ăn uống của con người và tác động trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Thế nhưng, tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVS TP) do dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc thú y, hóa chất và chất bảo quản vẫn diễn ra khá phổ biến và đáng lo ngại. Trước thực trạng trên, ngành Nông nghiệp đã có kế hoạch hành động quyết liệt với nhiều giải pháp cụ thể nhằm siết chặt vấn đề nhức nhối này.

Từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển kinh tế hai xã Hang Kia, Pà Cò

(21/06/2017)
Hang Kia, Pà Cò là 2 xã vùng cao thuộc huyện Mai Châu của tỉnh Hòa Bình. Trước năm 2010, hai xã này còn có nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội so với mặt bằng chung của tỉnh, thu nhập bình quân đầu người thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, kết cấu hạ tầng còn gặp nhiều khó khăn, nhận thức pháp luật của một bộ phận nhân dân còn thấp, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nhất là tội phạm ma túy vẫn còn diễn biến phức tạp. Thực hiện Đề án 03-ĐA/TU, ngày 14/01/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Củng cố, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh 2 xã Hang Kia, Pà Cò huyện Mai Châu”, Nhà nước đã có nhiều đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội cho 2 xã. Tới nay, diện mạo 2 xã đã có những chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân được nâng cao.

Hiển thị 1.361 - 1.380 of 2.304 kết quả.