ListNewByCategory

Đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã

(17/05/2018)
Những năm qua, kinh tế tập thể mà nòng cốt là các hợp tác xã (HTX) đã tạo ra chuỗi giá trị có sự liên doanh, liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Nhờ đó giúp mang lại hiệu quả lợi ích thiết thực cho từng thành viên, góp phần quan trọng trong giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới.

Đại hội đại biểu Hội Nông dân huyện Cao Phong lần thứ XI

(16/05/2018)
Ngày 15/5, Hội Nông dân huyện Cao Phong tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XI, nhiệm kỳ 2018 - 2023. Tham dự đại hội có 125 đại biểu hội viên nông dân tiêu biểu đại diện cho 7.650 hội viên đến từ 13 cơ sở hội trong toàn huyện.

Nông dân Lương Sơn tham gia chương trình “Nhịp cầu nhà nông”

(14/05/2018)
Nhằm trang bị và bổ sung kiến thức cần thiết cho bà con nông dân trong sản xuất nông nghiệp, ngày 11/5/2018, tại Nhà văn hóa xã Thanh Lương (huyện Lương Sơn), Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NN và PTNT) đã phối hợp với Sở NN và PTNT, Hội Nông dân tỉnh và UBND huyện Lương Sơn tổ chức chương trình nhịp cầu nhà nông với chủ đề “Thực hiện 5 đúng trong canh tác nông nghiệp”. Chương trình "Nhịp cầu nhà nông” tại Lương Sơn diễn ra với sự đồng hành tài trợ của Công ty CP Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao. Tham dự chương trình có các đồng chí Lãnh đạo Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp – Bộ NN và PTNT, Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh, lãnh đạo huyện Lương Sơn, một số chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, hơn 300 đại biểu là cán bộ, hội viên nông dân, cán bộ phụ trách nông nghiệp, chủ trang trại, cán bộ HTX và nông dân của 20 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Lương Sơn.

Liên kết trong sản xuất nông nghiệp bền vững ở Lương Sơn

(11/05/2018)
Liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi giá trị, quyết định tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp, mối liên kết không chỉ giúp người nông dân, doanh nghiệp mà cả người tiêu dùng cùng được hưởng lợi. Với mục tiêu đó, những năm qua, Hội Nông dân huyện Lương Sơn đã kề vai sát cánh với nông dân xây dựng mối liên kết với các doanh nghiệp, nhà khoa học để tổ chức sản xuất hiệu quả sản xuất rau hữu cơ, chăn nuôi bò sữa, trồng gấc quy mô lớn.

Thực hiện tốt việc tổ chức lại sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh

(11/05/2018)
Thời gian qua, để thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng thu nhập ổn định cho nhân dân nông thôn, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tích cực xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả, ưu tiên phát triển sản phẩm hàng hóa chủ lực, khuyến khích liên kết, liên doanh theo phương châm “doanh nghiệp hóa, liên kết hóa, xã hội hóa”; vừa đẩy mạnh phát triển các loại hình tổ chức doanh nghiệp, hợp tác xã… vừa quan tâm phát triển kinh tế hộ. Thực hiện một bước “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp” theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Vì vậy sản xuất nông nghiệp đã có sự phát triển nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Những bất cập tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng đất phi nông nghiệp tại các doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa

(04/05/2018)
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 36 doanh nghiệp Nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa, đang sử dụng trên 645 nghìn m2 đất phi nông nghiệp, với 176 khu đất tại 11 huyện, thành phố. Diện tích các khu đất được sử dụng theo hình thức Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất; Nhà nước cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất theo hình thức cho thuê đất trả tiền hàng năm. Đa số các công ty tại tỉnh Hòa Bình sau khi cổ phần hóa đang được Nhà nước cho thuê đất, sử dụng nhiều khu đất có vị trí thuận lợi về hạ tầng giao thông, tiềm năng kinh doanh dịch vụ thương mại. Tuy nhiên, việc nhiều công ty không tính đúng, tính đủ giá trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp (DN) khi cổ phần hóa, đặc biệt là giá trị quyền sử dụng đất, giá trị tài sản sở hữu toàn dân giao DN quản lý, sử dụng đã làm giảm giá trị thực tế của vốn nhà nước, giảm nguồn thu ngân sách nhà nước.

Xây dựng, quản lý phát triển thương hiệu cho các sản phẩm đặc sản tỉnh

(02/05/2018)
Những năm qua, tỉnh Hòa Bình đã xây dựng được thương hiệu cho một số sản phẩm đặc sản nổi bật mang giá trị cao, hình thành vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa tập trung cung cấp cho thị trường và phục vụ chế biến nông sản. Sản phẩm đặc sản được bảo hộ, giúp người sản xuất, kinh doanh có đầu ra ổn định, hạn chế rủi ro về biến động giá cả và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

(27/04/2018)

Trong những năm qua, các cấp, ngành và chính quyền địa phương trong tỉnh đã quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ, phát triển và phòng cháy, chữa cháy rừng. Vì vậy, tình hình vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng năm sau ít hơn năm trước, công tác bảo vệ, phát triển rừng từng bước ổn định.

Lương Sơn triển khai kế hoạch thực hiện mô hình điểm cải tạo vườn tạp năm 2018

(17/04/2018)
Ngày 16/4/2018, Ban chỉ đạo triển khai đề án "Cải tạo vườn tạp gắn với xây dựng nông thôn mới" huyện Lương Sơn đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện mô hình điểm cải tạo vườn tạp năm 2018. Đồng chí Bùi Văn Dậu - Tỉnh uỷ viên – Bí thư huyện uỷ - Chủ tịch HĐND huyện - Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Ứng dụng công nghệ cao của Israel vào sản xuất nông nghiệp

(11/04/2018)
Từ lâu, sản xuất nông nghiệp vốn chịu ảnh hưởng nhiều bởi khí hậu, côn trùng, dịch bệnh…xâm hại khi cây trồng tiếp xúc trực tiếp với môi trường tự nhiên nên thường bị ảnh hưởng năng suất, chất lượng. Với việc trồng dưa lưới trong nhà kính áp dụng công nghệ cao của Isarel giúp dưa lưới cách ly với côn trùng gây bệnh, và cho ra những sản phẩm sạch chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng.

Tăng cường chăm sóc và bảo vệ rừng nhằm duy trì độ che phủ rừng trên 51%

(10/04/2018)
Năm 2018, toàn tỉnh phấn đấu thực hiện kế hoạch trồng mới 5.932 ha rừng, chủ yếu là rừng sản xuất, khoán bảo vệ rừng 144 nghìn ha, chăm sóc 100% diện tích rừng hiện có; sản lượng gỗ khai thác 345 nghìn m3; duy trì độ che phủ rừng 51,1%. Kế hoạch sản xuất cây giống năm 2018 của các đơn vị sản xuất kinh doanh giống cây là 8.760.000 cây. Theo đó, các địa phương, đơn vị xây dựng kế hoạch gắn với triển khai thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ năm 2018 theo kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016 - 2020 của địa phương đã được phê duyệt, chủ động bố trí kinh phí, lồng ghép các nguồn vốn, huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện kế hoạch, tranh thủ thời vụ, thời tiết thuận lợi để trồng cây đạt tỷ lệ sống cao.

Giữ gìn và phát triển thương hiệu Cam Cao Phong

(05/04/2018)
Những năm gần đây, Cam Cao Phong được mùa và tiếp tục có những bước đi vững chắc, khẳng định thương hiệu trên thị trường. Hiện, huyện Cao Phong đang khai thác hiệu quả lợi thế tự nhiên về thổ nhưỡng, khí hậu, và nguồn lực khoa học kỹ thuật lao động, thực hiện sản xuất cam theo các tiêu chuẩn an toàn, phát triển vùng cam hàng hóa.

Đà Bắc: Tiếp tục duy trì và phát triển mô hình rau an toàn theo chuỗi giá trị

(05/04/2018)
Từ nguồn vốn nông thôn mới, năm 2017 huyện Đà Bắc thực hiện dự án liên kết sản xuất - tiêu thụ rau an toàn theo chuỗi giá trị huyện Đà Bắc nhằm phát triển sản xuất rau theo hướng an toàn thực phẩm. Sau 1 năm triển khai, bước đầu dự án đã cho kết quả tích cực, nâng cao thu nhập cho người trồng rau, cung cấp nguồn rau an toàn, ổn định về sản lượng, đảm bảo về chất lượng cho người tiêu dùng trong và ngoài huyện, góp phần bảo vệ sức khỏe cho người dân và thực hiện công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Liên kết mở rộng sản xuất - tiêu thụ rau hữu cơ theo chuỗi giá trị tại huyện Lương Sơn

(04/04/2018)
Dự án liên kết mở rộng sản xuất - tiêu thụ rau hữu cơ theo chuỗi giá trị được thực hiện trên tổng diện tích là 19,445 ha, trong đó: diện tích đã được cấp chứng nhận sản phẩm hữu cơ 12,136 ha; diện tích mở rộng đang trong quá trình chuyển đổi 7,309 ha. Sản phẩm chủ lực gồm các loại rau củ quả với 167 hộ tham gia. Dự án đã hỗ trợ xây dựng 2 nhà lưới với diện tích 1.600m2, 200 m đường nội đồng; tổ chức 2 lớp tập huấn cho các hợp tác xã sản xuất rau hữu cơ trong vùng thực hiện dự án và hỗ trợ vật tư thiết yếu phục vụ sản xuất. Tổng kinh phí chương trình hỗ trợ 800 triệu đồng, đã giải ngân đạt 100% kế hoạch.

Xã Chí Đạo xây dựng thương hiệu trên thị trường cho “Hạt dổi Lạc Sơn”

(03/04/2018)
Khoảng 5 năm trở lại đây xã Chí Đạo, huyện Lạc Sơn (Hòa Bình) đang từng bước “thay da đổi thịt”, kinh tế ngày càng phát triển, bộ mặt đời sống nhân dân từng bước được nâng lên. Tất cả những đổi thay đó là nhờ vào cây dổi. Cây dổi đã làm đổi đời của bao hộ gia đình từ nghèo khó thiếu thốn nay có của ăn của để và vươn lên làm giàu.

Lương Sơn tổ chức ngày hội hữu cơ năm 2018

(02/04/2018)
Ngày 30/3/2018, tại nhà văn hoá thôn Đồng Sương - xã Thành Lập. Hội nông dân huyện Lương Sơn đã phối hợp với Phòng Kinh tế hạ tầng huyện tổ chức ngày hội nông sản hữu cơ năm 2018. Tới dự có Lãnh đạo Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, Ban điều phối PGS Việt Nam, đại diện dự án ADDA Đan Mạch tại Việt Nam, các đồng chí Lãnh đạo Huyện uỷ - UBND Lương Sơn, lãnh đạo các cơ quan, ban ngành đoàn thể của huyện, lãnh đạo các xã, thị trấn có diện tích sản xuất rau hữu cơ trên địa bàn, đại điện nhiều công ty, doanh nghiệp trong cả nước, các nhóm sản xuất rau hữu cơ của Tân Lạc (Hoà Bình), Trác Văn (Hà Nam), Thanh Xuân – Sóc Sơn (TP Hà Nội) và các hộ nông dân tiêu biểu, các cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn huyện.

Hiển thị 1.261 - 1.280 of 2.335 kết quả.