ListNewByCategory

Kết quả sản xuất vụ Đông xuân 2023-2024 trên địa bàn huyện Yên Thủy

(04/06/2024)
Vụ Đông xuân năm 2024, đầu vụ thời tiết cơ bản thuận lợi, nguồn nước đảm bảo cho việc tưới tiêu, các địa phương trên địa bàn huyện Yên Thủy gieo trồng đảm bảo khung thời vụ, diện tích cây lúa 669 ha, tăng 11,5 % so với kế hoạch, tăng 3,85 % so với cùng kỳ. Ước năng suất sản lượng cây lương thực có hạt đạt 10.972,61 tấn vượt so với kế hoạch. Góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất và chỉ tiêu kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2024.

Hiệu quả từ việc giảm phát khí thải nhà kính từ lâm nghiệp

(04/06/2024)
Sau 1 năm triển khai Quyết định 1693/QĐ-BNN-KHCN về các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực lâm nghiệp và sử dụng đất, ngành Kiểm lâm tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch hành động, cũng như lồng ghép việc thực hiện Quyết định vào các hoạt động quy hoạch, quản lý và phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững.

Thông báo kết thúc niên vụ Cam Cao Phong năm 2023 – 2024

(04/06/2024)
Ngày 03/6, UBND huyện Cao Phong ban hành Công văn số 1308/UBND-NN&PTNT gửi các cơ quan: Báo, Đài truyền hình Trung ương và Thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận; Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình; Các sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và công nghệ; Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Hòa Bình; Các phòng, cơ quan, ban, ngành, đoàn thể huyện; Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn về việc thông báo kết thúc niên vụ Cam Cao Phong năm 2023 – 2024.

Tập trung thực hiện các biện pháp phòng trừ sinh vật gây hại cây trồng

(03/06/2024)
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời tiết từ đầu năm 2024 đến nay có nhiều diễn biến thất thường. Mây thay đổi ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa, mưa rào rải rác. Nhiệt độ trung bình 26,7 - 28,6oC; cao nhất 35,0oC; thấp nhất 23,5o C. Độ ẩm trung bình 82 - 88 %; cao nhất 92 %; thấp nhất 52 %. Lượng mưa trung bình tổng số 38,52 mm.

Yên Thủy: Phát huy thế mạnh trồng cây dược liệu

(03/06/2024)
Tổng diện tích tự nhiên của huyện Yên Thủy là 28.890,52 ha, trong đó đất đồi núi khoảng 20.400 ha (chiếm 70,7%). Diện tích đất nông nghiệp là 22.977,32 ha (chiếm 73,53% tổng diện tích tự nhiên), trong đó đất sản xuất nông nghiệp có 7.774,47 ha, đất lâm nghiệp có 15.122,02 ha. Trong đất sản xuất nông nghiệp thì đất trồng cây hàng năm là 6.619 ha, đất trồng cây lâu năm là 1.155,47 ha.

Thực hiện Công của Thủ tướng Chính phủ về việc ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm

(30/05/2024)
Trong thời gian qua, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tích cực phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp tăng cường quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, góp phần hạn chế các nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nông lâm thủy sản. Nhận thức về an toàn thực phẩm của người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng và trách nhiệm của cơ quan quản lý được nâng lên. Tuy nhiên nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản vẫn còn hiện hữu; việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt, kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản và phụ gia, hóa chất trong chế biến thực phẩm vẫn còn diễn ra phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm là rất lớn.

Kiểm tra công tác thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia tại xã Ngổ Luông, huyện Tân Lạc

(30/05/2024)
Ngày 29/5, Đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác triển khai thực hện các CTMTQG tại xã Ngổ Luông, huyện Tân Lạc. Tham gia đoàn có lãnh đạo các Sở, ngành và huyện Tân Lạc.

Thành phố Hòa Bình: Tập trung nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai

(27/05/2024)
Nhằm nâng cao chất lượng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên nhằm phát huy tốt chức năng của từng loại rừng, bảo tồn hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học, tăng cường trữ lượng các-bon và phòng, chống thiên tai ứng phó với biến đổi khí hậu; góp phần phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng-an ninh. Thành phố Hòa Bình đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 171/QĐ-TTg ngày 07/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai đến năm 2030, thành phố phấn đấu trong giai đoạn từ nay tới năm 2030 tập trung nâng cao chất lượng rừng trên diện tích khoảng 410ha.

Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh

(24/05/2024)
Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền, Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) các cấp trong tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt triển khai Chương trình xây dựng NTM một cách toàn diện, đồng bộ, hợp lý, mang lại hiệu quả tích cực. Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới được thực hiện đồng bộ, thông suốt từ tỉnh đến cơ sở và đã đạt được nhiều kết quả, đảm bảo theo mục tiêu, kế hoạch của Trung ương giao cũng như của tỉnh đề ra.

Tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc do Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình quản lý tại tỉnh Hòa Bình

(23/05/2024)
Thời gian qua, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc sắp xếp đổi mới lại các nông, lâm trường quốc doanh. Trong đó có việc rà soát lại quỹ đất của các nông, lâm trường để bàn giao về cho địa phương quản lý, sử dụng. Các cấp, các ngành và địa phương đã tiến hành kiểm tra, rà soát quỹ đất.

Quan tâm, đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững

(23/05/2024)
6 tháng đầu năm 2024, với phương châm thích ứng linh hoạt, nỗ lực vượt qua khó khăn, duy trì đà tăng trưởng ở mức cao nhất, ngành Nông nghiệp tỉnh đã thực hiện có hiệu quả Đề án, Kế hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững. Do đó mà ngành nông, lâm, thủy sản duy trì tốc độ tăng trưởng khá, thu nhập ổn định, đời sống vật chất và tinh thần người dân khu vực nông thôn từng bước được nâng cao.

Công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2024

(22/05/2024)
Trong 6 tháng đầu năm 2024, lực lượng Kiểm lâm địa bàn bám sát cơ sở, phối hợp chặt chẽ với các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng tổ chức nhiều đợt tuần tra, kiểm tra rừng, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng; duy trì trực phòng cháy, chữa cháy, đảm bảo quân số thường trực; chuẩn bị tốt máy móc, thiết bị, phương tiện, nhân lực sẵn sàng ứng cứu khi có cháy rừng xảy ra. Do làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, trên địa bàn tỉnh không có các điểm nóng về phá rừng, khai thác rừng, vận chuyển lâm sản trái phép, an ninh rừng được giữ vững, độ che phủ rừng được duy trì ổn định từ 51,5% trở lên.

Tình hình sản xuất nông nghiệp tháng 5

(21/05/2024)
Trong tháng 5 năm 2024 tình hình sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp được duy trì ổn định, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm chủ động ứng phó với diễn biến của thời tiết, giảm thiểu các rủi ro do thiên tai gây ra. Do vậy, tiến độ sản xuất được đảm bảo, lúa và cây màu gieo cấy trong khung thời vụ tốt nhất.

Phát triển, bảo vệ tài nguyên rừng bền vững

(21/05/2024)
Hòa Bình có diện tích tự nhiên 4.590,3 km2. Trong đó, diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp của tỉnh là 294.183,58 ha, đất rừng đặc dụng 40.231,64 ha, đất rừng phòng hộ 108.498,13 ha, đất rừng sản xuất 145.462,81 ha. Diện tích có rừng 236.919,25 ha, trong đó rừng tự nhiên 141.614,03, rừng trồng 95.305,22. Tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh năm 2023 đạt 51,61%.

Tân Lạc: Phấn đấu năm 2024 có 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

(20/05/2024)
Theo kế hoạch năm 2024, huyện Tân Lạc phấn đấu thực hiện các tiêu chí nông thôn mới đến cuối năm 2024 tính bình quân tiêu chí trên 01 xã đạt 16,5 tiêu chí trên xã; phấn đấu năm 2024 có thêm 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới (xã Ngổ Luông), 02 xã đạt nông thôn mới nâng cao (xã Đông Lai, Tử Nê); phấn đấu năm 2024 có thêm 3 sản phẩn OCOP được công nhận.

Tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tháng 5 năm 2024

(20/05/2024)
Trong tháng 5 năm 2024, nhìn chung tình hình phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định. Các địa phương chủ động bón phân, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh kịp thời, do đó các loại cây trồng sinh trưởng phát triển khá. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, kịp thời phát hiện sự phát sinh gây hại của các loại dịch bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời không để dịch bệnh bùng phát thành dịch. Mực nước ở các hồ, đập cơ bản đảm bản cho tưới dưỡng và cung cấp đủ ẩm cho các loại cây trồng.

Hiển thị 101 - 120 of 2.290 kết quả.