ListNewByCategory

6 tháng cuồi năm: Phấn đấu nuôi trồng thủy sản đạt trên 4.600 tấn

(14/06/2024)
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT, hiện toàn tỉnh đang duy trì diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha). Tới nay, có tổng số 4.987 lồng nuôi cá, tăng 1,16% so với cùng kỳ 6 tháng năm 2023. Sản lượng nuôi trồng 6 tháng đầu năm ước đạt: 5.000 tấn, đạt 52,08 % kế hoạch giao và giảm 18,54% so với cùng kỳ năm trước.

Tình hình sinh vật gây hại cây trồng tháng 6/2024

(14/06/2024)
Trong tháng 6, thời tiết nắng nóng, một số kỳ nắng nóng gay gắt xen kẽ mưa dông. Nhiệt độ trung bình của tỉnh 27,4 độ C - 29,9,6 độ C; có thời điểm cao nhất là 41 độ C. Tổng lượng mưa đạt 415,78mm, tổng lượng nắng là 99,2 giờ, đều cao hơn trung bình so với cùng kỳ năm 2023. Thời tiết diễn biến phức tạp, thuận lợi cho sinh vật phát triển và gây thiệt hại đến năng suất và cây trồng. Do đó, các địa phương cần theo dõi sát diễn biến sinh trường của sinh vật để có biện pháp phòng, ngừa kịp thời.

Quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm và phát triển thị trường nông, lâm, thủy sản

(14/06/2024)
6 tháng đầu năm, công tác quản lý chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm, chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản được cơ quan chức năng triển khai bằng nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực. Ngành Nông nghiệp tỉnh đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc nhiệm vụ hỗ trợ kết nối chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn cũng như tăng cường giám sát chất lượng. Qua đó đã góp phần nâng cao chất lượng công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

Kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị số 53-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong công tác quy hoạch, quản lý và sử dụng đất rừng gắn với bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng bền vững

(14/06/2024)
Hòa Bình là tỉnh miền núi thuộc vùng trung du miền núi Bắc Bộ, có diện tích tự nhiên 4.590,3 km2, gồm 9 huyện, 01 thành phố với 151 xã, phường, thị trấn. Diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp của tỉnh là 294.183,58 ha, trong đó đất rừng đặc dụng 40.231,64 ha, đất rừng phòng hộ 108.498,13 ha, đất rừng sản xuất 145.462,81 ha. Hiện nay, diện tích có rừng là 236.919,25 ha, trong đó rừng tự nhiên 141.614,03 ha, rừng trồng 95.305,22 ha; tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh đến năm 2023 đạt 51,61%.

Yên Thủy: Phấn đấu tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ Mùa – Hè thu 2024 đạt trên 4,6 nghìn ha

(13/06/2024)
Vụ Đông xuân năm 2024, đầu vụ thời tiết cơ bản thuận lợi, nguồn nước đảm bảo cho việc tưới tiêu, các địa phương của huyện Yên Thủy đã gieo trồng đảm bảo khung thời vụ, diện tích cây lúa 669 ha, tăng 11,5 % so với kế hoạch, tăng 3,85 % so với cùng kỳ. Ước năng suất sản lượng cây lương thực có hạt đạt 10.972,61 tấn vượt so với kế hoạch.

Thành phố Hòa Bình thực hiện hiệu quả chính sách về giao đất, giao rừng gắn với tạo sinh kế ổn định cho Nhân dân

(11/06/2024)
Thời gian qua, thành phố Hòa Bình đã tổ chức và thực hiện tốt công tác quy hoạch, quản lý và sử dụng đất rừng gắn với bảo vệ phát triển tài nguyên rừng. Công tác quản lý 3 loại rừng ngày càng hiệu quả, đảm bảo chức năng phòng hộ và sản xuất. Việc giao, khoán bảo vệ rừng, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng rừng được quan tâm thực hiện, giúp người dân sống gần rừng, làm nghề rừng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Từ đó, người dân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng.

Ngành Nông nghiệp tỉnh tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế

(10/06/2024)
Thực hiện các mục tiêu về hội nhập kinh tế quốc tế, từ đầu năm đến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã lồng ghép thực hiện nội dung trên với các nhiệm vụ tăng chất lượng sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường nông sản, hướng tới xuất khẩu... Qua đó đã nâng cao giá trị sản xuất hàng hóa nông sản và mở rộng mối quan hệ đa phương.

Yên Thủy: Kịp thời chỉ đạo phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi

(10/06/2024)
Theo báo cáo của UBND huyện Yên Thủy, tới nay tổng đàn lợn trên địa bàn huyện Yên Thủy có khoảng 45 nghìn con. Trên địa bàn huyện có 01 trang trại tập trung công nghiệp quy mô lớn, nuôi lợn nái sinh sản. Bên cạnh đó số lượng trang trại chăn nuôi quy mô vừa và quy mô nhỏ đang có xu hướng phát triển mạnh. Tính đến thời điểm hiện tại có khoảng 36 trang trại chăn nuôi lợn quy mô vừa và nhỏ với tổng số lợn nuôi khoảng 1.056 lợn nái, 2.750 lợn thịt.

Khai thác tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản Hồ Hòa Bình

(06/06/2024)
Hồ thủy điện Hòa Bình (Hồ Hòa Bình) được hình thành sau khi đắp đập ngăn sông Đà xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình, tạo nên một trong những hồ chứa nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, trải dài 230 km từ Hòa Bình đến Sơn La. Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, Hồ Hòa Bình nằm trong phạm vi hành chính của thành phố Hòa Bình và 4 huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc và Mai Châu. Dung tích của Hồ Hòa Bình vào khoảng 9,45 tỷ m3, diện tích mặt hồ khoảng 8.900 ha. Hồ Hòa Bình tuy không xây dựng cho mục đích thủy sản, nhưng với điều kiện thuận lợi về mặt nước rộng, dòng chảy phù hợp cho phát triển nuôi cá lồng bè.

Đảm bảo an toàn, bền vững trong hoạt động khai thác thủy sản trên hồ sông Đà

(06/06/2024)
Những năm qua, nghề khai thác đánh bắt thủy sản đã đem lại lợi ích đáng kể cho cho người dân, góp phần xoá đói giảm nghèo cái thiện đời sống cho nhân dân vùng hồ Hòa Bình. Hàng năm sản lượng cá, tôm và các sản phẩm thủy đặc sản thu được từ khai thác, nuôi trồng trên hồ thuỷ điện Hòa Bình đã góp phần tăng thu nhập tạo việc làm cho nhiều hộ gia đình.

Nông dân huyện Kim Bôi tích cực sản xuất vụ Hè – Thu năm 2024

(06/06/2024)
Vụ Chiêm Xuân năm 2024, huyện Kim Bôi đã gieo trồng khoảng 7.129 ha cây hàng năm, đạt 99,7% kế hoạch, bằng 99,9% cùng kỳ năm trước. Trong đó, cây lương thực có hạt: Diện tích gieo trồng 3.753,18 ha, đạt 99,4% kế hoạch. Các xã, thị trấn đã tập trung gieo cấy lúa và cây màu, tích cực chăm sóc cây trồng, các đối tượng gây hại có xảy ra nhưng do chủ động trong áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại kịp thời nên không gây ảnh hưởng lớn đến tình hình sinh trưởng, phát triển; dự kiến năng suất lúa ước đạt 58 tạ/ha; năng suất ngô ước đạt 50 - 51 tạ/ha; cây rau đậu các loại gieo trồng 1.718,18 ha, đạt 102,6% kế hoạch; cây hàng năm khác như: Cây lấy củ chất bột khoảng 575,7 ha, đạt 99,3% kế hoạch; cây mía khoảng 475 ha, đạt 95,9% kế hoạch; cây có hạt chứa dầu 193,8 ha, đạt 100,9% kế hoạch. Trong vụ Chiêm Xuân, các đối tượng sâu bệnh trên lúa và cây trồng cạn có mật độ, tỷ lệ, diện phân bố và mức độ gây hại ít hơn cùng kỳ.

Triển khai các giải pháp trọng tâm trong sản xuất thủy sản vụ Mùa, vụ Hè Thu

(05/06/2024)
Trong điều kiện thời tiết có xu hướng ấm dần lên, diện tích mặt nước bị thu hẹp, ngành Thủy sản của tỉnh đã và đang khắc phục những khó khăn, bám sát mục tiêu năm 2024 để triển khai hiệu quả các giải pháp trong phát triển sản xuất. Đến nay, kết quả sản xuất vụ Đông Xuân đã đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Đà Bắc: Phát triển và bảo vệ rừng tạo sinh kế bền vững cho người dân

(05/06/2024)
Đà Bắc là huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh Hòa Bình với diện tích đất gần 78 nghìn ha, trong đó đất lâm nghiệm là 62 nghìn ha, chiếm trên 79% diện tích tự nhiên, phân bố trên địa bàn 17 xã, thị trấn. Trong đó, đất rừng đặc dụng 5.026,60 ha; đất rừng phòng hộ 28.574,22 ha; đất rừng sản xuất 28.348,6 ha; độ che phủ của rừng là 60,96 %. Năm 2023, tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 15,1%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng hướng: Công nghiệp - Xây dựng 21,8,%, Thương mại - Dịch vụ 44,0%, Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản 34,2%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 41,3 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo 25,77%.

Tình hình thực hiện trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

(05/06/2024)
Trong những năm qua, các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh đã có sự vào cuộc quyết liệt, thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng và Nhà nước về trồng rừng. Ngành Nông nghiệp tích cực đôn đốc, thường xuyên kiểm tra thực hiện đúng phương án trồng rừng, các giải pháp kỹ thuật lâm sinh đảm bảo rừng phát triển tốt.

Thực hiện Đề án Phát triển bền vững ngành hàng Sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh

(05/06/2024)
Nhằm phát triển ngành hàng Sắn ổn định, hiệu quả, bền vững và xây dựng liên kết chặt chẽ giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; ngày 04/6/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 122/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Đề án Phát triển bền vững ngành hàng Sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Hỗ trợ chứng nhận áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp, xây dựng kết nối chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn

(05/06/2024)
Để tạo cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển sản xuất nông sản an toàn; liên kết, phát triển chuỗi cung cấp thực phẩm, thời gian qua, tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, tập trung nguồn lực triển khai trọng tâm vào các nội dung thông tin, truyền thông về an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản. Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, khuyến khích, hỗ trợ phát triển vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm; xây dựng, phát triển mô hình cung cấp thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn.

Đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ tái canh cây cam tại huyện Cao Phong

(05/06/2024)
Ngày 04/6, Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành Công văn số 1476/SNN-BVTV gửi Ủy ban nhân dân huyện Cao Phong; Công ty TNHH MTV Cao Phong Hòa Bình; Các Trung tâm: Khuyến nông; Giống cây trồng VN&TS; Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật yêu cầu về việc đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ tái canh cây cam tại huyện Cao Phong.

Hiển thị 81 - 100 of 2.290 kết quả.