ListNewByCategory

Nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo

(16/05/2022)
Giai đoạn 2012-2021, hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, trình độ khoa học và công nghệ của tỉnh ngày được nâng lên, được thể hiện qua các chỉ số về tỷ trọng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) và năng suất lao động ngày càng tăng lên, đóng góp thiết thực cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, củng cố quốc phòng, an ninh, cải thiện an sinh xã hội và chất lượng cuộc sống người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và bảo vệ môi trường

(16/05/2022)
Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã cụ thể hoá Phong trào thi đua “Tỉnh Hoà Bình chung sức xây dựng nông thôn mới” bằng việc phát động phong trào thi đua gắn với hoạt động công tác Hội như nông dân phát huy nội lực, đóng góp ngày công, vật liệu, hiến đất xây dựng cơ sở hạ tầng.

Tăng cường công tác cấp và quản lý mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói đối với sản phẩm trồng trọt

(16/05/2022)
Ngày 13/5, UBND tỉnh ban hành Công văn số 735 gửi các sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tài chính; Liên minh Hợp tác xã tỉnh; UBND các huyện, thành phố; các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh về việc Tăng cường công tác cấp và quản lý mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói đối với sản phẩm trồng trọt.

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

(16/05/2022)
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo, tình hình thời tiết tại các tỉnh miền núi phía Bắc trong thời gian tới có diễn biến phức tạp, nắng nóng, khô hạn kéo dài. Hiện tại trên địa bàn tỉnh Hòa Bình cấp dự báo cháy rừng ở một số địa phương đang ở cấp IV (cấp nguy hiểm) và cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm), khả năng xảy ra cháy rừng rất cao.

Công nhận 05 cây Chò xanh tại huyện Đà Bắc là Cây Di sản Việt Nam

(10/05/2022)
Quần thể 05 cây Chò xanh (Có tên khoa học là Terminalia myriocarpa Henrila) ở khu vực Bưa Phay thuộc lô 06, khoảnh 34, tiểu khu 15 là khu vực giáp ranh của các xã Đoàn Kết, Đồng Chum, huyện Đà Bắc được công nhận là cây Di sản Việt Nam tại Quyết định số 50/QĐ-HMTg ngày 28/4/2021 của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam.

Đà Bắc: Ưu tiên tập trung phát triển nông nghiệp theo ba nhóm sản phẩm lợi thế

(10/05/2022)
Nhằm xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa đồng thời phát triển nông nghiệp dựa trên lợi thế của huyện, nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống người dân, UBND huyện Đà Bắc đã xây dựng kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phiên chợ vùng cao tỉnh Hòa Bình sẽ diễn ra vào ngày 13 - 17/5/2022

(09/05/2022)
Nhằm quảng bá các sản phẩm văn hóa, du lịch của tỉnh tới bạn bè trong nước và quốc tế nhân dịp tỉnh Hòa Bình đăng cai tổ chức môn đua Xe đạp trong chương trình Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31, trong 5 ngày (13 - 17/5/2022), “Phiên chợ vùng cao tỉnh Hòa Bình” được diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm tỉnh (Khu Quảng trường Hòa Bình).

Phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh tương xứng với tiềm năng và yêu cầu trong tình hình mới

(26/04/2022)
Hòa Bình là tỉnh Trung du và cửa ngõ miền núi phía Bắc, tiếp giáp và cách trung tâm thủ đô Hà Nội 70 km, sân bay Quốc tế Nội Bài 93 km và cảng biển Hải Phòng 170 km… rất thuận lợi cho lưu thông hàng hóa. Với vị trí địa kinh tế, chính trị, tỉnh có thị trường khá rộng lớn, đặc biệt là thị trường Hà Nội và các tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng; vùng kinh tế trọng điểm Tây Bắc, các thành phố lớn và khu vực công nghiệp lớn. Đối với vùng Hà Nội, trong Quy hoạch phát triển vùng, Hòa Bình được xác định sẽ đóng vai trò là thành phố vệ tinh, cung cấp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là lợi thế so sánh quan trọng của tỉnh về thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và điều kiện để tiếp thu các công nghệ kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp.

Phát huy giá trị kinh tế rừng

(25/04/2022)
Tỉnh Hòa Bình có tổng diện tích tự nhiên trên 459 nghìn ha, trong đó diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp là 298 nghìn ha, chiếm 64,66%. Diện tích quy hoạch rừng sản xuất là trên 149 nghìn ha, chiếm 51,70% tổng diện tích quy hoạch lâm nghiệp, bao gồm: Rừng tự nhiên trên 28 nghìn ha, rừng trồng trên 69 nghìn ha, đất trống gần 52 nghìn ha. Đây là tiềm năng lớn có vai trò quan trọng trong phát triển sản xuất lâm nghiệp, tạo việc làm và thu nhập cho phần lớn dân cư nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

Tháng 4: Tình hình phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp được duy trì ổn định

(22/04/2022)
Trong tháng 4, Ngành Nông nghiệp đã tập trung chỉ đạo sản xuất vụ Chiêm xuân năm 2022, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đôn đốc các địa phương chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên các loại cây trồng, chỉ đạo tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi và thủy sản nuôi. Công tác kiểm soát giết mổ động vật được triển khai thực hiện tốt, đã quản lý, thực hiện tốt công tác VSATTP trên địa bàn tỉnh, điều tiết nước hợp lý, quản lý chặt chẽ nước các hồ đập, đảm bảo tích đủ nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Tập trung mở rộng quy mô chế biến nông lâm thủy sản

(21/04/2022)
Theo báo cáo của Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, sản và thủy sản (Sở NN&PTNT), hiện trên địa bàn tỉnh có tổng số 102 cơ sở chế biến thực phẩm nông lâm, thủy sản, bao gồm: 20 cơ sở chế biến có nguồn gốc thực vật, 78 cơ sở chế biến có nguồn gốc động vật, 04 cơ sở chế biến có nguồn gốc thủy sản. Trong đó 96 sơ sở chế biến quy mô siêu nhỏ, 05 cơ sở chế biến quy mô nhỏ, 01 cơ sở chế biến quy mô lớn.

Nâng cao chất lượng và hiệu quả Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”

(20/04/2022)
Xác định phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” là phong trào trọng tâm, nòng cốt và có ý nghĩa quan trọng, thời gian qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã bám sát Nghị quyết của Trung ương Hội, của Tỉnh ủy và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để xây dựng kế hoạch phát động phong trào hàng năm tới hội viên, nông dân. Qua đó, thu hút, tập hợp, vận động hội viên, nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với tùng vùng, từng địa phương; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển kinh tế hộ; hướng dẫn hộ nông dân đăng kỳ, bình xét và công nhận danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi theo quy định.

Tỉnh Hòa Bình xếp thứ 2/63 tỉnh thành về triển khai công tác quản lý an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản năm 2021

(20/04/2022)
Theo Thông báo số 2267, ngày 14/4/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về kết quả xếp hạng các địa phương về triển khai công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản năm 2021, tỉnh Hòa Bình đạt 92,5 điểm, xếp thứ 2/63 tỉnh, thành phố (chỉ sau Cần Thơ) về chỉ số; thuộc nhóm địa phương triển khai tốt.

Phát triển chăn nuôi theo hướng hiện đại, quy mô lớn

(20/04/2022)
Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, tính đến hết năm 2021, tổng đàn trâu trên địa bàn tỉnh là 114.568 con, đàn bò 87.440 con, đàn lợn 456.768 con, đàn gia cầm 8.306 nghìn con, đàn dê 51.806 con. Số lượng đàn vật nuôi tăng đều theo từng năm, quy mô sản xuất cũng lớn hơn.

Quyết liệt ngăn chặn bệnh khảm lá hại sắn

(19/04/2022)
Từ năm 2020 đến nay, Ủy ban nhân dân tỉnh; Sở Nông nghiệp PTNT đã ban hành nhiều công văn chỉ đạo, hướng dẫn phòng chống bệnh khảm lá hại sắn. Tuy nhiên, công tác tổ chức thực hiện ở một số địa phương, nhất là cấp cơ sở chưa quyết liệt, đồng bộ, triệt để. Do vậy, tình hình bệnh khảm lá hại sắn trên đồng ruộng vẫn diễn biến rất phức tạp. Đến ngày 12/4/2022, tổng diện tích nhiễm khảm lá sắn là 147,5ha (Lạc Sơn 100ha, Yên Thủy 47,5ha) trong đó diện tích nhiễm nặng có tỷ lệ hại trên 70% là 25ha, chủ yếu tập trung xung quanh tại các ổ bệnh cũ. Do đó, để chủ động các biện pháp ngăn chặn bệnh khảm lá sắn tiếp tục lây lan ra các vùng trồng sắn, ngày 14/4, Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành công văn số 913 gửi UBND các huyện, thành phố chỉ đạo triển khai các biện pháp ngăn chặn bệnh khảm lá hại sắn đang diễn ra trên địa bàn tỉnh.

Lương Sơn: Phấn đấu trong giai đoạn 2021 – 2025 hình thành từ 3-5 vùng sản xuất chuyên canh, gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm

(19/04/2022)
Để cụ thể hóa các nội dung để triển khai thực hiện Đề án số 03-ĐA/TU ngày 09/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025”. Ngày 13/4/2022 UBND huyện Lương Sơn đã ban hành Kế hoạch triển khai đề án, trong đó đặt mục tiêu trong giai đoạn này, huyện xây dựng được từ 3 – 5 vùng sản xuất chuyên canh, gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Thực hiện dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện các dự án đầu tư giai đoạn từ 2019-2022

(19/04/2022)
Để quản lý và sử dụng hiệu quả diện tích quy hoạch 3 loại rừng, thực hiện trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo đúng quy định của pháp luật; ngày 18/4/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành số 2803/VPUBND-KTTH về việc thực hiện dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện các dự án đầu tư giai đoạn từ 2019-2022.

Hiển thị 741 - 760 of 2.335 kết quả.