ListNewByCategory

Năm 2024 toàn tỉnh phấn đấu thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa đạt khoảng 1.500 ha

(27/11/2023)
Năm 2023, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa đã được quán triển, triển khai đồng bộ tại các cấp chính quyền địa phương. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, đặc biệt chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả, thiếu nước sang trồng các cây trồng khác có giá trị kinh tế cao, phù hợp đã được các địa phương quan tâm triển khai, cụ thể hóa các giải pháp tại các đề án, kế hoạch của ngành.

Tổng diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2023 toàn tỉnh 2.219,29 ha

(27/11/2023)
Năm 2023, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh được quan tâm, có chủ trương, sự chỉ đạo thống nhất của cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương trong chỉ đạo, điều hành. Đa số người dân đều hướng ứng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa giúp các quy định, chính sách chuyển đổi mang tính thực tiễn cao. Thủ tục đăng ký chuyển đổi được thực hiện nhanh gọn, dễ hiểu giúp người dân được tiếp cận dễ dàng. Góp phần gia tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích và thúc đẩy kinh tế địa phương.

Hội thảo giải pháp phục hồi và phát triển bền vững cây có múi ở Việt Nam

(24/11/2023)
Ngày 24/11, UBND tỉnh Hòa Bình phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội làm vườn Việt Nam tổ chức Hội thảo “Giải pháp phục hồi và phát triển bền vững cây có múi ở Việt Nam”. Chủ trì hội thảo, có các đồng chí: Nguyễn Như Cường, Cục Trưởng Cục Trồng trọt Việt Nam; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình; Lê Quốc Doanh, Chủ tịch Hội làm vườn Việt Nam. Cùng lãnh đạo các sở, ngành; đại diện các doanh nghiệp, hợp tác xã trồng cây ăn quả có múi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; doanh nghiệp cung ứng vật tư, thiết bị máy móc phục vụ sản xuất cây có múi.

Phát huy vai trò của đồng bào dân tộc thiểu số trong xây dựng nông thôn mới

(24/11/2023)
Hòa Bình là tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc, với diện tích tự nhiên hơn 4.590 km2; dân số hiện nay trên 87 vạn người, gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống (các dân tộc như: Mường, Kinh, Tày, Dao, Thái, H’Mông,...). Trong đó, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 74,31%, gồm các dân tộc Mường, Thái, Tày, Dao, Mông, còn lại là một số dân tộc thiểu số khác. Những năm qua, với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và Nhân dân, kinh tế - xã h ội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh ngày càng nâng lên, đời sống người dân không ngừng được cải thiện; quốc phòng - an ninh, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững;... Những thành tựu đó có sự đóng góp công sức quan trọng của đồng bào DTTS, đặc biệt là trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Tân Lạc: Thực hiện chuyển đổi trên 600 ha đất trồng lúa kém hiệu quả trong năm 2023

(20/11/2023)
Thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2023, UBND huyện Tân Lạc đã lồng ghép các chương trình, dự án, hội nghị của huyện để tuyên truyền, phổ biến các nghị định, thông tư của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; Chỉ thị số 11-CT/HU ngày 10/12/2021 của Ban Thường vụ Huyện uỷ về tiếp tục lãnh đạo đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả, giai đoạn 2021-2025 đến các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn và tuyên truyền sâu rộng trong Nhân dân.

Tăng cường chỉ đạo, chấn chỉnh công tác thú y thủy sản và chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật cuối năm 2023 và đầu năm 2024

(17/11/2023)
Ngày 16/11/2023, Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành công văn số 3299/SNN-CNTY gửi Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chi cục Chăn nuôi và Thú y về việc tăng cường chỉ đạo, chấn chỉnh công tác thú y thủy sản và chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật cuối năm 2023 và đầu năm 2024.

Phát triển sản phẩm nông nghiệp nhóm chủ lực, lợi thế gắn với sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm

(16/11/2023)
Trong 3 năm qua, tỉnh đã tập trung cải thiện, nâng cao số lượng và chất lượng nhóm nông sản chủ lực từ sản xuất, sơ chế, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh việc thúc đẩy sản xuất các sản phẩm chủ lực thì hoạt động sơ chế, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm cũng được chú trọng, góp phần nâng cao chất lượng và tăng giá trị của nông sản trên địa bàn. Đến nay trên địa bàn tỉnh có 618 cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm nông lâm thủy sản, với sản lượng trung bình đạt 20.979,47 tấn đạt 7,14% so với tổng sản lượng sản phẩm nông lâm thủy sản trên toàn tỉnh là 293.732 tấn.

Quản lý, khai thác và phát triển Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” cho sản phẩm Cam quả của huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình

(16/11/2023)
Sản phẩm Cam quả của huyện Cao Phong được Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” theo Quyết định số 3947/QĐ-SHTT ngày 15/11/2014 về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý Cao Phong số 00046 cho sản phẩm Cam quả nổi tiếng của huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình gồm 04 giống cam: CS1, Xã Đoài lùn, Xã Đoài cao và cam Canh. Năm 2021, Chỉ dẫn địa lý Cao Phong đã được Cục Sở hữu trí tuệ công bố bổ sung giống Cam V2 vào danh mục các sản phẩm Cam quả của huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Đồng thời, khu vực chỉ dẫn địa lý Cao Phong được bảo hộ đã được mở rộng diện tích ra toàn huyện Cao Phong.

Kết quả sản xuất vụ Hè thu - vụ Mùa năm 2023

(15/11/2023)
Theo báo cáo của UBND tỉnh, công tác chỉ đạo sản xuất và thu hoạch lúa Mùa và trồng cây màu vụ Hè thu được thực hiện sớm, tập trung trong khung thời vụ tốt nhất; thời tiết tương đối thuận lợi với nhiệt độ và lượng mưa ổn định, nguồn nước tưới dưỡng được đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, thủy sản được dự tính, dự báo, phòng trừ kịp thời và kiểm soát tốt nên không ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm. Giá vật tư nông nghiệp (giống, phân bón) đã giảm và ổn định so với cùng kỳ năm trước tạo điều kiện cho người dân đầu tư vào sản xuất. Công tác trồng rừng đảm bảo tiến độ, yêu cầu. Việc ứng dụng kỹ thuật, công nghệ trong nuôi trồng thủy sản được quan tâm trú trọng.

Một số giải pháp bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản

(14/11/2023)
Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên vô cùng, quý giá có khả năng tái tạo, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và đời sống của Nhân dân. Nó không chỉ là nguồn thực phẩm phong phú, đa dạng phục vụ đời sống hàng ngày mà còn tạo ra thu nhập và việc làm cho người dân. Tái tạo, bảo vệ nguồn lợi thủy sản là nghĩa vụ, trách nhiệm và cũng là quyền lợi của mọi người dân hiện nay cũng như thế hệ mai sau.

Năm 2023 toàn tỉnh thực hiện dồn điền đổi thửa được 200 ha diện tích đất nông nghiệp

(14/11/2023)
Thực hiện Kế hoạch 141, ngày 6/11/2018 về dồn điền, đổi thửa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, năm 2023, tỉnh đã tiếp tục đôn đốc các địa phương thực hiện công tác dồn điền đổi thửa, đến nay toàn tỉnh đã dồn điền, đổi thửa được 4.608 ha (trong đó năm 2023 ước thực hiện đạt 200 ha). Việc dồn điền, đổi thửa bước đầu khắc phục được tình trạng manh mún ruộng đất, số thửa đất nông nghiệp bình quân/hộ đã giảm từ 37-50% tại các địa phương triển khai thực hiện (trung bình từ 7-11 thửa, cá biệt có những hộ 21 thửa nay giảm còn bình quân 2,4-3,7 thửa và mỗi xứ đồng còn 1-2 thửa trên hộ sản xuất).

Tăng cường công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản

(14/11/2023)
Thời gian qua, công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản tiếp tục có những kết quả tích cực. Xây dựng các đề án, các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy hoạch, kế hoạch, mô hình sản xuất nông, lâm, thủy sản an toàn.

Tiềm năng Mô hình Nuôi cá lồng trên vùng lòng hồ Hòa Bình gắn với phát triển du lịch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

(13/11/2023)
Hồ thủy điện Hòa Bình tuy không xây dựng cho mục đích thủy sản, nhưng với điều kiện về mặt nước rộng, dòng chảy phù hợp nên thuận lợi cho phát triển nuôi cá lồng bè và tiềm năng phát triển mô hình Nuôi cá lồng trên vùng lòng hồ Hòa Bình gắn với phát triển du lịch.

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Nông nghiệp

(13/11/2023)
Phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn là cơ sở để phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Trong đó, nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực nông thôn có vai trò đặc biệt quan trọng. Xác định được mục tiêu trên, tỉnh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề găn với việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn.

Hiển thị 301 - 320 of 2.288 kết quả.