ListNewByCategory

Tập trung nâng cấp hạ tầng thủy lợi trên địa bàn tỉnh

(10/10/2024)
Hiện nay trên địa bàn tỉnh hiện có 1.917 công trình và hệ thống công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng kiên cố và bán kiên cố bằng nhiều nguồn vốn đang hoạt động phục vụ cho các vụ sản xuất trong năm với diện tích là 57.350 ha toàn tỉnh.

Tích nước đảm bảo phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân 2024 - 2025 và triển khai Chiến dịch toàn dân làm thủy lợi đợt II năm 2024

(10/10/2024)
Ngày 09/10/2024, Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành Công văn số 3229/SNN-TL gửi Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Hòa Bình; Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Hòa Bình; Công ty TNHH MTV Cao Phong; Công ty TNHH MTV 2/9 yêu cầu về việc tích nước đảm bảo phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân 2024 - 2025 và triển khai Chiến dịch toàn dân làm thủy lợi đợt II năm 2024.

Tập trung phát triển sản xuất, tạo nguồn hàng hóa nông sản cung cấp cho thị trường

(07/10/2024)
Với mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, theo chuỗi giá trị, gắn với thị trường tiêu thụ, bảo vệ môi trường sinh thái, đồng bộ với thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, ngành Nông nghiệp của tỉnh đã chú trọng hướng dẫn, chỉ đạo sản xuất theo hướng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh trong sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Phát huy lợi thế của mỗi tiểu vùng để tiếp tục phát triển các vùng chuyên canh tập trung. Kết quả các lĩnh vực cụ thể như sau:

Hòa Bình: Phấn đấu tới hết năm 2024 có 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

(04/10/2024)
Trong 9 tháng đầu năm 2024, cấp ủy, chính quyền, Ban Chỉ đạo các cấp trong tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới một cách toàn diện, đồng bộ, hợp lý, tạo hiệu quả trong đầu tư, nhất là đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, trường, công trình văn hóa…bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc; có 02 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (xã Tân Vinh, huyện Lương Sơn; xã Hoà Bình, thành phố Hoà Bình). Kết quả xây dựng nông thôn mới đến nay, tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 85,7% kế hoạch Trung ương giao giai đoạn 2021-2025 và đạt 68,8% kế hoạch của tỉnh đề ra.

Khôi phục sản xuất sau bão và thúc đẩy sản xuất vụ Đông 2024

(01/10/2024)
Theo báo cáo của ngành Nông nghiệp, do ảnh hưởng của bão và hoàn lưu bão số 3 (YAGI), trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã xảy ra dông lốc, mưa lớn từ đêm 6/9 - 16/9/2024. Với các đợt thiên tai liên tiếp xảy ra đã làm ảnh hưởng, gây nhiều thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

Yên Thủy: Phấn đấu tới năm 2030 diện tích chè toàn huyện đạt khoảng 80ha

(01/10/2024)
Nhằm phát triển các vùng nguyên liệu chè tập trung nhằm nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất, sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, UBND huyện Yên Thủy đã ban hành kế hoạch phát triển bền vững, đa giá trị cây chè trên địa bàn huyện giai đoạn 2024 – 2030.

Lĩnh vực lâm nghiệp thiệt hại trên 18,5 tỷ đồng do ảnh hưởng của cơn bão số 3

(26/09/2024)
Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, trên cơ sở báo cáo của Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố về tình hình thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão số 3. Tổng diện tích rừng bị thiệt hại là 1.227,68 ha rừng trồng tập trung trong đó: thiệt hại trên 70% là 296,35 ha; thiệt hại từ 50-70% là 178,2 ha; thiệt hại từ 30-50% là 620,9 ha; thiệt hại dưới 30% là 132,23 ha. Thiệt hại về cây trồng phân tán, cây đường phố, đô thị là 831 cây. Thiệt hại vườn ươm là 0,25 ha. Tổng giá trị thiệt hại ước khoảng 18,590 tỷ đồng.

Lạc Sơn: Tăng cường đẩy mạnh sản xuất vụ Đông năm 2024

(24/09/2024)
Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 9 tháng đầu năm 2024 đến nay ước đạt 21.293,7ha/21.007 ha kế hoạch đạt 101,4% kế hoạch (trong đó vụ đông là 2.771,4 ha/2.215 ha kế hoạch, vụ xuân là 10.513,5 ha/10.420 ha kế hoạch; vụ Mùa – Hè thu 8.008,8/7.839 kế hoạch ha). Tăng 0,44% so với cùng kỳ.

Vụ Đông 2024 toàn tỉnh phấn đấu gieo trồng khoảng 9,07 nghìn ha

(20/09/2024)
Sản xuất và thu hoạch vụ Mùa được thực hiện sớm, tập trung; nền nhiệt độ ấm, tận dụng được diện tích đất lúa mùa sớm, đất bưa bãi cùng với chủ động được nước tưới tạo thuận lợi đẩy mạnh trồng, tăng diện tích các cây trồng vụ đông ưa ấm như ngô, đậu tương. Giá vật tư nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) và giá bán các sản phẩm nông sản vụ Đông tương đối ổn định. Một số sản phẩm được thị trường ưa chuộng như ngô ngọt, ngô nếp, dưa chuột nếp, đậu cove, bắp cải, súp lơ... có hiệu quả cao trong vụ sản xuất. Tình hình sâu bệnh hại được dự tính, dự báo kịp thời và áp dụng các biện pháp phòng, trừ hiệu quả, không có diện tích thiệt hại nặng do sâu bệnh gây ra.

Tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản 9 tháng đầu năm 2024

(16/09/2024)
9 tháng đầu năm 2024, nhìn chung tình hình phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định. Các địa phương tích cực, chủ động trong chỉ đạo, tổ chức sản xuất mùa vụ; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên các loại cây trồng, tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi và thủy sản nuôi, công tác phòng chống cháy rừng. Tốc độ tăng trưởng GRDP ngành nông, lâm, thủy sản ước đạt 4,21%, dự báo đến cuối năm đạt kế hoạch đề ra. Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh hiện nay là 95,8%, dự báo đến cuối năm đạt kế hoạch đề ra. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 51,61%, vượt kế hoạch đề ra.

Khẩn trương khôi phục sản xuất sau cơn bão số 3

(13/09/2024)
Trong tháng 9 do ảnh hưởng của cơn bão số 3, trên địa bàn tỉnh đã có mưa lớn kèm theo gió lốc kéo dài từ 19h00 ngày 06/9 đến 10/9/2024, trên địa bàn tỉnh đã có một số diện tích hao màu bị ảnh hưởng: Tổng diện tích bị thiệt hại là 6.728,6 ha lúa, hoa màu, cây ăn quả, cây hàng năm và lâu năm.

Tập trung phát triển cây dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao trên địa bàn tỉnh

(11/09/2024)
Trong những năm qua, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư nuôi trồng, chế biến dược liệu. Các dự án, chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã giúp đẩy mạnh và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào canh tác, sơ chế, chế biến cây dược liệu. Đại đa số cây dược liệu thích hợp với điều kiện khí hậu nhiều vùng khác nhau của tỉnh Hòa Bình, nhiều chủng loại cây dược liệu đã gắn bó với người dân từ nhiều năm nay, do vậy đây là cây trồng quen thuộc với nhiều kinh nghiệm chăm sóc và thu hái sản phẩm nên quá trình mở rộng và phát triển cây dược liệu tại các vùng quy hoạch có nhiều thuận lợi.

Phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

(09/09/2024)
Qua 03 năm triển khai thực hiện Đề án số 03-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các cấp ủy, chính quyền đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, nhận thức và đồng thuận của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về chủ trương, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới được nâng lên.

Hiển thị 1 - 20 of 2.290 kết quả.