ListNewByCategory

Tháng 4: Tình hình phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp được duy trì ổn định

(22/04/2022)
Trong tháng 4, Ngành Nông nghiệp đã tập trung chỉ đạo sản xuất vụ Chiêm xuân năm 2022, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đôn đốc các địa phương chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên các loại cây trồng, chỉ đạo tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi và thủy sản nuôi. Công tác kiểm soát giết mổ động vật được triển khai thực hiện tốt, đã quản lý, thực hiện tốt công tác VSATTP trên địa bàn tỉnh, điều tiết nước hợp lý, quản lý chặt chẽ nước các hồ đập, đảm bảo tích đủ nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Tập trung mở rộng quy mô chế biến nông lâm thủy sản

(21/04/2022)
Theo báo cáo của Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, sản và thủy sản (Sở NN&PTNT), hiện trên địa bàn tỉnh có tổng số 102 cơ sở chế biến thực phẩm nông lâm, thủy sản, bao gồm: 20 cơ sở chế biến có nguồn gốc thực vật, 78 cơ sở chế biến có nguồn gốc động vật, 04 cơ sở chế biến có nguồn gốc thủy sản. Trong đó 96 sơ sở chế biến quy mô siêu nhỏ, 05 cơ sở chế biến quy mô nhỏ, 01 cơ sở chế biến quy mô lớn.

Nâng cao chất lượng và hiệu quả Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”

(20/04/2022)
Xác định phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” là phong trào trọng tâm, nòng cốt và có ý nghĩa quan trọng, thời gian qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã bám sát Nghị quyết của Trung ương Hội, của Tỉnh ủy và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để xây dựng kế hoạch phát động phong trào hàng năm tới hội viên, nông dân. Qua đó, thu hút, tập hợp, vận động hội viên, nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với tùng vùng, từng địa phương; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển kinh tế hộ; hướng dẫn hộ nông dân đăng kỳ, bình xét và công nhận danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi theo quy định.

Tỉnh Hòa Bình xếp thứ 2/63 tỉnh thành về triển khai công tác quản lý an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản năm 2021

(20/04/2022)
Theo Thông báo số 2267, ngày 14/4/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về kết quả xếp hạng các địa phương về triển khai công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản năm 2021, tỉnh Hòa Bình đạt 92,5 điểm, xếp thứ 2/63 tỉnh, thành phố (chỉ sau Cần Thơ) về chỉ số; thuộc nhóm địa phương triển khai tốt.

Phát triển chăn nuôi theo hướng hiện đại, quy mô lớn

(20/04/2022)
Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, tính đến hết năm 2021, tổng đàn trâu trên địa bàn tỉnh là 114.568 con, đàn bò 87.440 con, đàn lợn 456.768 con, đàn gia cầm 8.306 nghìn con, đàn dê 51.806 con. Số lượng đàn vật nuôi tăng đều theo từng năm, quy mô sản xuất cũng lớn hơn.

Quyết liệt ngăn chặn bệnh khảm lá hại sắn

(19/04/2022)
Từ năm 2020 đến nay, Ủy ban nhân dân tỉnh; Sở Nông nghiệp PTNT đã ban hành nhiều công văn chỉ đạo, hướng dẫn phòng chống bệnh khảm lá hại sắn. Tuy nhiên, công tác tổ chức thực hiện ở một số địa phương, nhất là cấp cơ sở chưa quyết liệt, đồng bộ, triệt để. Do vậy, tình hình bệnh khảm lá hại sắn trên đồng ruộng vẫn diễn biến rất phức tạp. Đến ngày 12/4/2022, tổng diện tích nhiễm khảm lá sắn là 147,5ha (Lạc Sơn 100ha, Yên Thủy 47,5ha) trong đó diện tích nhiễm nặng có tỷ lệ hại trên 70% là 25ha, chủ yếu tập trung xung quanh tại các ổ bệnh cũ. Do đó, để chủ động các biện pháp ngăn chặn bệnh khảm lá sắn tiếp tục lây lan ra các vùng trồng sắn, ngày 14/4, Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành công văn số 913 gửi UBND các huyện, thành phố chỉ đạo triển khai các biện pháp ngăn chặn bệnh khảm lá hại sắn đang diễn ra trên địa bàn tỉnh.

Lương Sơn: Phấn đấu trong giai đoạn 2021 – 2025 hình thành từ 3-5 vùng sản xuất chuyên canh, gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm

(19/04/2022)
Để cụ thể hóa các nội dung để triển khai thực hiện Đề án số 03-ĐA/TU ngày 09/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025”. Ngày 13/4/2022 UBND huyện Lương Sơn đã ban hành Kế hoạch triển khai đề án, trong đó đặt mục tiêu trong giai đoạn này, huyện xây dựng được từ 3 – 5 vùng sản xuất chuyên canh, gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Thực hiện dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện các dự án đầu tư giai đoạn từ 2019-2022

(19/04/2022)
Để quản lý và sử dụng hiệu quả diện tích quy hoạch 3 loại rừng, thực hiện trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo đúng quy định của pháp luật; ngày 18/4/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành số 2803/VPUBND-KTTH về việc thực hiện dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện các dự án đầu tư giai đoạn từ 2019-2022.

Phát triển hợp tác xã liên kết sản xuất tiêu thụ theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp

(14/04/2022)
Hướng đến mục tiêu xây dựng và phát triển mô hình hợp tác xã kiểu mới, tỉnh đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tăng cường liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm giữa hợp tác xã và các thành phần kinh tế khác; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; bố trí nguồn kinh phí ngân sách. Từ năm 2018 đến nay, đã có 33 dự án liên kết chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp được triển khai tại 45 hợp tác xã trên trên địa bàn. Các dự án tập trung vào sản phẩm chủ lực là: Cam, bưởi, quýt, cá sông Đà, rau an toàn,...

Hiển thị 721 - 730 of 2.304 kết quả.