ListNewByCategory

Phấn đấu giai đoạn năm 2024 – 2025 có trên 70% số xã đạt chuẩn nông thôn mới

(11/08/2023)
Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh xây dựng nông thôn mới tỉnh Hoà Bình từ năm 2021 đến nay đã đạt được những kết quả quan trọng. Hệ thống hạ tầng nông thôn phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi bộ mặt nhiều vùng nông thôn. Điều kiện sống cả về vật chất và tinh thần của số lượng lớn dân cư nông thôn được nâng cao.

Phát triển làng nghề gắn với du lịch địa phương

(10/08/2023)
Tỉnh Hòa Bình có nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên, danh lam văn hóa đẹp, có nhiều trung tâm danh thắng gắn liền với bản sắc văn hóa truyền thống của nhiều dân tộc, di tích lịch sử, tín ngưỡng. Điều này rất thuận lợi cho phát triển đa dạng các dịch vụ du lịch. Các bản làng còn mang đậm nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là văn hóa Mường, Thái, Tày, Dao, H’Mông. Đây là lợi thế để tỉnh phát huy tiềm năng và phát triển du lịch thành lĩnh vực mũi nhọn.

Phát triển kinh tế rừng gắn với giảm nghèo bền vững

(10/08/2023)
Theo Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, tỉnh Hòa Bình có 74 xã thuộc khu vực I; 12 xã thuộc khu vực II; 59 xã thuộc khu vực III. Đến nay đã có 07 xã thuộc khu vực II; 07 xã thuộc khu vực III về đích nông thôn mới. Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh còn 05 xã khu vực II, 52 xã khu vực III phân bổ trên địa bàn 8 huyện, thành phố (Thành phố Hòa Bình; Cao Phong; Đà Bắc; Tân Lạc; Lạc Sơn; Kim Bôi; Yên Thủy; Mai Châu).

Lễ hội cá tôm sông Đà tỉnh Hòa Bình lần thứ nhất; Hội chợ Nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP vùng Trung du, miền núi phía Bắc năm 2023 diễn ra từ ngày 26/10/2023 đến ngày 31/10/2023

(10/08/2023)
Ngày 10/8/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành kế hoạch số 155/KH-UBND về tổ chức Lễ hội cá tôm sông Đà tỉnh Hòa Bình lần thứ nhất; Hội chợ Nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP vùng Trung du, miền núi phía Bắc năm 2023.

Phát huy vai trò chủ thể của Nhân dân để chung sức, đồng lòng xây dựng nông thôn mới

(10/08/2023)
Cùng với sự đồng thuận cao, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và phát huy tốt vai trò chủ thể của Nhân dân, Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã đạt được nhiều kết quả. Đến nay, diện mạo nông thôn của mảnh đất ở cửa ngõ Tây Bắc ngày càng thay da, đổi thịt, đời sống người dân không ngừng được nâng lên.

Toàn tỉnh đã có 38 cơ sở trồng bưởi đã được chứng nhận GAP và tiêu chuẩn hữu cơ

(09/08/2023)
Tỉnh Hòa Bình có diện tích sản xuất cây ăn quả có múi khá lớn, chiếm 5% diện tích của cả nước. Theo thống kê, diện tích cây có múi tại Hòa Bình đạt khoảng 10.500 ha; trong đó riêng diện tích cam, bưởi trồng tập trung đạt 9.053 ha với 7.429 ha giai đoạn kinh doanh, sản lượng đạt khoảng 167 nghìn tấn (số liệu thống kê năm 2022).

Tập trung phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa mùa năm 2023

(03/08/2023)
Ngày 2/8/2023, Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành Công văn số 2067/SNN-TTBVTV gửi Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Giống CT, VN và TS tập trung phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa mùa năm 2023.

Huyện Yên Thủy: Tăng giá trị cây dược liệu bản địa gắn với bảo vệ hệ sinh thái rừng

(03/08/2023)
Với diện tích tự nhiên 4,6 nghìn km2 và khí hậu đặc trưng của vùng nhiệt đới gió mùa, Hòa Bình khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nói chung, trồng cây dược liệu nói riêng; đặc biệt là tiềm năng hình thành các vùng sản xuất dược liệu tập trung và bảo tồn, khai thác, phát triển những cây dược liệu tự nhiên, giá trị lớn, quý hiếm. Các địa phương trong tỉnh cũng quan tâm và từng bước phát triển các loại cây dược liệu phù hợp cho hiệu quả kinh tế cao.

Hòa Bình: Hướng tới phát triển bền vững Cây Mía, xuất khẩu ra thị trường thế giới

(01/08/2023)
Sản phẩm mía tươi của Việt Nam đang được xuất khẩu sang nhiều thị trường thế giới. Để đảm bảo xuất khẩu, cây mía phải đạt tiêu chuẩn về mẫu mã, kích thước và độ đường. Hòa Bình là tỉnh được biết đến với nhiều loại sản vật, trong đó có 2 nông sản đặc trưng là cây có múi và mía. Những năm gần đây, cây mía được phát triển thành cây trồng chủ lực của tỉnh, đóng góp khoảng 18% giá trị sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh.

Hiển thị 421 - 430 of 2.298 kết quả.