ListNewByCategory

Phát triển sản phẩm nông nghiệp nhóm chủ lực, lợi thế gắn với sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm

(16/11/2023)
Trong 3 năm qua, tỉnh đã tập trung cải thiện, nâng cao số lượng và chất lượng nhóm nông sản chủ lực từ sản xuất, sơ chế, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh việc thúc đẩy sản xuất các sản phẩm chủ lực thì hoạt động sơ chế, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm cũng được chú trọng, góp phần nâng cao chất lượng và tăng giá trị của nông sản trên địa bàn. Đến nay trên địa bàn tỉnh có 618 cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm nông lâm thủy sản, với sản lượng trung bình đạt 20.979,47 tấn đạt 7,14% so với tổng sản lượng sản phẩm nông lâm thủy sản trên toàn tỉnh là 293.732 tấn.

Quản lý, khai thác và phát triển Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” cho sản phẩm Cam quả của huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình

(16/11/2023)
Sản phẩm Cam quả của huyện Cao Phong được Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” theo Quyết định số 3947/QĐ-SHTT ngày 15/11/2014 về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý Cao Phong số 00046 cho sản phẩm Cam quả nổi tiếng của huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình gồm 04 giống cam: CS1, Xã Đoài lùn, Xã Đoài cao và cam Canh. Năm 2021, Chỉ dẫn địa lý Cao Phong đã được Cục Sở hữu trí tuệ công bố bổ sung giống Cam V2 vào danh mục các sản phẩm Cam quả của huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Đồng thời, khu vực chỉ dẫn địa lý Cao Phong được bảo hộ đã được mở rộng diện tích ra toàn huyện Cao Phong.

Kết quả sản xuất vụ Hè thu - vụ Mùa năm 2023

(15/11/2023)
Theo báo cáo của UBND tỉnh, công tác chỉ đạo sản xuất và thu hoạch lúa Mùa và trồng cây màu vụ Hè thu được thực hiện sớm, tập trung trong khung thời vụ tốt nhất; thời tiết tương đối thuận lợi với nhiệt độ và lượng mưa ổn định, nguồn nước tưới dưỡng được đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, thủy sản được dự tính, dự báo, phòng trừ kịp thời và kiểm soát tốt nên không ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm. Giá vật tư nông nghiệp (giống, phân bón) đã giảm và ổn định so với cùng kỳ năm trước tạo điều kiện cho người dân đầu tư vào sản xuất. Công tác trồng rừng đảm bảo tiến độ, yêu cầu. Việc ứng dụng kỹ thuật, công nghệ trong nuôi trồng thủy sản được quan tâm trú trọng.

Một số giải pháp bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản

(14/11/2023)
Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên vô cùng, quý giá có khả năng tái tạo, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và đời sống của Nhân dân. Nó không chỉ là nguồn thực phẩm phong phú, đa dạng phục vụ đời sống hàng ngày mà còn tạo ra thu nhập và việc làm cho người dân. Tái tạo, bảo vệ nguồn lợi thủy sản là nghĩa vụ, trách nhiệm và cũng là quyền lợi của mọi người dân hiện nay cũng như thế hệ mai sau.

Năm 2023 toàn tỉnh thực hiện dồn điền đổi thửa được 200 ha diện tích đất nông nghiệp

(14/11/2023)
Thực hiện Kế hoạch 141, ngày 6/11/2018 về dồn điền, đổi thửa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, năm 2023, tỉnh đã tiếp tục đôn đốc các địa phương thực hiện công tác dồn điền đổi thửa, đến nay toàn tỉnh đã dồn điền, đổi thửa được 4.608 ha (trong đó năm 2023 ước thực hiện đạt 200 ha). Việc dồn điền, đổi thửa bước đầu khắc phục được tình trạng manh mún ruộng đất, số thửa đất nông nghiệp bình quân/hộ đã giảm từ 37-50% tại các địa phương triển khai thực hiện (trung bình từ 7-11 thửa, cá biệt có những hộ 21 thửa nay giảm còn bình quân 2,4-3,7 thửa và mỗi xứ đồng còn 1-2 thửa trên hộ sản xuất).

Tăng cường công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản

(14/11/2023)
Thời gian qua, công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản tiếp tục có những kết quả tích cực. Xây dựng các đề án, các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy hoạch, kế hoạch, mô hình sản xuất nông, lâm, thủy sản an toàn.

Hiển thị 311 - 320 of 2.290 kết quả.