ListNewByCategory

Hướng dẫn Quy định chính sách hỗ trợ cây giống để thực hiện tái canh cây cam trên địa bàn huyện Cao Phong giai đoạn 2023-2025

(01/08/2023)
Ngày 31/7/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Công văn số 1238/UBND-KTN về việc hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 237/2023/NQ-HĐND ngày 07 tháng 4 năm 2023 của HĐND tỉnh về Quy định chính sách hỗ trợ cây giống để thực hiện tái canh cây cam trên địa bàn huyện Cao Phong giai đoạn 2023-2025.

Mùa Cam chín - Một sản phẩm du lịch hấp dẫn của huyện Cao Phong

(28/07/2023)
Cam Cao Phong là sản phẩm đặc sản của vùng trồng Cam huyện Cao Phong. Quả Cam nơi đây có mẫu mã đẹp, mọng nước, vị ngọt thanh mát đặc trưng nên ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng. Giống Cam này đã giúp cho mảnh đất Cao Phong từ chỗ chỉ là một huyện miền núi thuần nông trở thành một điển hình thành công trong việc phát triển cây trồng có múi của cả nước.

Lần đầu xuất khẩu 2 sản phẩm OCOP “Tinh bột nghệ và Trà Chanh đào Mật ong” sang thị trường Anh Quốc

(25/07/2023)
Ngày 25/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hòa Bình phối hợp với UBND các huyện Lạc Sơn và Cao Phong, Công ty Cổ phần R.Y.B tổ chức Lễ xuất hàng sản phẩm OCOP “Tinh bột nghệ và Trà Chanh đào Mật ong” lần đầu xuất khẩu sản thị trường Anh Quốc. Tới dự có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Sự vào cuộc của các doanh nghiệp sẽ giúp mở thêm cơ hội xuất khẩu cho trái cây có múi của tỉnh

(25/07/2023)
Từ tháng 12/2022, Hợp tác xã Đại Đồng, xã Ngọc Lương, Ủy ban nhân dân huyện Yên Thủy đã phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Công ty Cổ phần Nông nghiệp RYB tổ chức Buổi lễ xuất khẩu chuyến Bưởi Diễn đầu tiên sang thị trường Vương quốc Anh. Số lượng bưởi xuất khẩu đạt khoảng gần 11 tấn. Đáng chú ý, đây không phải là lô hàng đầu tiên mà là lô hàng thứ hai, sau sản phẩm Bưởi đỏ Tân Lạc đã được xuất sang Anh, cũng trong năm 2022.

Chủ động quản lý tốt các đối tượng dịch hại cây trồng vụ Mùa, Hè Thu 2023 góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển của ngành nông nghiệp

(25/07/2023)
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, thời tiết trong vụ Mùa, Hè Thu số lượng bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực Biển Đông. Bão và ATNĐ hoạt động trên Biển Đông và ảnh hưởng đến đất liền nước ta phù hợp với quy luật khí hậu, các tháng từ 7- 9/2023 sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh miền Bắc, nắng nóng tiếp tục xảy ra chủ yếu ở khu vực Bắc Bộ. Ngoài ra, tiếp tục xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như: Dông, sét, lốc, mưa đá trên phạm vi toàn quốc.

Nguồn vốn chính sách vực dậy xã nghèo của huyện Đà Bắc

(21/07/2023)
Vầy Nưa là xã vùng cao thuộc Vùng di dân Lòng hồ thủy điện Hòa Bình. Ngày trước muốn đến xã phải đi thuyền từ thành phố Hòa Bình lên. Mất cả nửa ngày trời mới đến nơi. Giờ đây điện, đường, trường, trạm đã dần hoàn thiện. Theo đó, cuộc sống của bà con người Mường, người Dao cũng dần thay đổi. Trong những năm gần đây, nguồn vốn chính sách đến với bà con vùng sâu, vùng xa nhiều hơn. Người dân cũng đã mạnh dạn vay vốn để phát triển kinh tế. Nhờ đó, bộ mặt của xã nghèo vùng cao đang khởi sắc.

Hội phụ nữ các cấp tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

(21/07/2023)
Thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, thời gian qua, các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh đã tích cực tổ chức các hoạt động phong phú, với nhiều cách làm hay, sáng tạo, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, thay đổi diện mạo nông thôn.

Phát huy vai trò của các HTX, tổ hợp tác để xây dựng các chuỗi giá trị từ cây ăn quả VietGAP

(20/07/2023)
Những năm qua, để “mở đường” phát triển vùng cây ăn quả chất lượng cao tại các địa phương, ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình đã chủ động quy hoạch các vùng sản xuất theo hướng hàng hóa, phát huy vai trò của các HTX, tổ hợp tác để hình thành liên kết với doanh nghiệp, xây dựng các chuỗi giá trị.

Phát triển nông nghiệp theo hướng an toàn, hiệu quả gắn với thị trường tiêu thụ

(18/07/2023)
Thời gian qua, tỉnh chủ trương phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao. Trên địa bàn tỉnh đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung, đầu tư quy mô, sản xuất theo chuỗi liên kết, qua đó gia tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích và nâng cao thu nhập cho người dân.

Gia tăng đóng góp của ngành lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp

(30/06/2023)
Sau 03 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TU ngày 30/7/2020 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về phát triển bền vững rừng sản xuất tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, các cấp ủy đảng đã chủ động, tích cực triển khai thực hiện nghị quyết đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, nâng cao ý thức trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong tỉnh.

Sơ kết 05 năm thực hiện tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(23/06/2023)
Ngày 22/6/2023, Tỉnh ủy đã ban hành Kết luận số 887-KL/TU Sơ kết 05 năm thực hiện Chương trình hành động số 14-CTr/TU, ngày 30/8/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW,ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

(31/03/2023)
Hiện nay, tình hình thời tiết đang diễn biến rất phức tạp, nắng nóng gay gắt và hanh khô diễn ra trên diện rộng, cấp dự báo cháy rừng tại các huyện, thành phố đang phổ biến ở cấp IV (cấp nguy hiểm) và cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm), nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao.

Thông báo danh sách sản phẩm của các chủ thể có Giấy chứng nhận đạt sản phẩm OCOP hết thời hạn (36 tháng) theo quy định

(31/03/2023)
Năm 2019, Ủy ban nhân dân tỉnh đã cấp Giấy chứng nhận đạt sản phẩm OCOP cấp tỉnh 27 sản phẩm (09 sản phẩm đạt hạng 4 sao (****), 18 sản phẩm đạt hạng 3 sao (***) được công nhận tại Quyết định số 2365/QĐ-UBND ngày 30/10/2019; Quyết định số 2968/QĐ-UBND ngày 30/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh, về việc phê duyệt kết quả đánh giá, chấm điểm xếp hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hòa Bình năm 2019). Trên cơ sở tổng hợp đề xuất của các huyện, thành phố có các sản phẩm OCOP hết thời hạn theo quy định tại các văn bản số 355/UBND-NLN ngày 24/02/2023 của Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu; 329/UBND-NNPTNT ngày 21/02/2023 của Ủy ban nhân dân huyện Lương Sơn; 169/UBND-NN&PTNT ngày 07/02/2023 của Ủy ban nhân dân huyện Lạc Thủy; 166/UBND-NN&PTNT ngày 06/02/2023 của Ủy ban nhân dân huyện Cao Phong; 70/UBND-NN&PTNT ngày 18/01/2023 của Ủy ban nhân dân huyện Lạc Sơn; 68/UBND-NN ngày 16/01/2023 của Ủy ban nhân dân huyện Kim Bôi; 643/UBND-KT ngày 03/02/2023 của Ủy ban nhân dân thành phố Hòa Bình.

Cao Phong: Tiếp tục bảo vệ và phát triển thương hiệu Cam

(30/03/2023)
Sau khi tới thị trường Anh, Cam Cao Phong đã bước đầu nhận được những phản hồi tích cực từ người tiêu dùng sở tại, đánh dấu sự trở lại của loại trái cây đặc sản miền Bắc trên thị trường thế giới sau hơn 40 năm. Việc sản phẩm Cam Cao Phong xuất khẩu thành công sang thị trường Anh Quốc là động lực lớn, tiền đề để các cấp chính quyền cũng như doanh nghiệp, HTX, nông dân trồng Cam trên địa bàn huyện Cao Phong tiếp tục nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản đặc trưng của vùng đất Mường Thàng.

Tăng cường phòng, chống hạn hán, bảo đảm cấp nước cho sản xuất

(30/03/2023)
Theo Kế hoạch vụ đông xuân năm 2023, toàn tỉnh gieo trồng 62.546 ha cây hàng năm, hiện các địa phương đang tiến hành chăm sóc lúa, màu vụ xuân 2023. Trong quý I, tổng diện tích gieo trồng toàn tỉnh ước đạt 23.979,7 ha đạt 38,34 % so với kế hoạch. Tuy nhiên, thời tiết trên địa bàn tỉnh đã vào mùa khô. Nhằm giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do thiếu nước phục vụ sản xuất, đảm bảo nguồn nước phục vụ chăm sóc lúa và hoa màu năm 2023; ngày 14/3/2023, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành công văn số 544/SNN-TL số 544/SNN-TL về tăng cường phòng, chống hạn hán, bảo đảm cấp nước cho sản xuất.

Nhân rộng Mô hình nuôi Cá Dầm xanh từ huyện Mai Châu

(27/03/2023)
Cá Dầm xanh là loài cá quý hiếm, thịt chắc, thơm ngon, xưa kia đây là một trong những sản vật được săn bắt để tiến vua. Trên địa bàn tỉnh, Cá Dầm xanh được nuôi nhiều ở một số xã thuộc huyện Mai Châu, nhiều nhất là ở xã Vạn Mai; hiện nay Cá Dầm xanh cũng đang được nuôi ở xã Nhân Mỹ (huyện Tân Lạc)...

Hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại

(22/03/2023)
Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý Chương trình Hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức Hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. Tham dự có đại diện Ban Quản lý Chương trình FFF II Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; lãnh đạo các sở, ngành chức năng; Hội Nông dân các huyện Tân Lạc, Lạc Thủy; UBND các xã và đại diện các HTX, tổ hợp tác, nông dân tham gia dự án sản xuất rừng và trang trại.

11 cây Nghiến tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông được công nhận là cây di sản

(22/03/2023)
Ngày 10/3 vừa qua, tại UBND xã Ngổ Luông (Tân Lạc), Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông phối hợp với UBND xã Ngổ Luông tổ chức Lễ Công bố quyết định và Đón bằng công nhận quần thể 11 cây Nghiến là Cây di sản Việt Nam. Dự lễ công bố có PGS.TS Trần Ngọc Hải, Phó Chủ tịch Hội đồng cây Di sản Việt Nam; lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh, huyện Tân Lạc và huyện Lạc Sơn.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh

(22/03/2023)
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ về việc Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 13- CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, UBND tỉnh, Tỉnh ủy đã ban hành các kế hoạch, chương trình hành động cụ thể nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết sát với tình hình thực tế địa phương.

Thúc đẩy phát triển công nghiệp trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh

(21/03/2023)
Thực hiện Chương trình hành động số 23/Ctr-TU ngày 18/10/2018 của Tỉnh ủy Hòa Bình thực hiện Nghị quyết số 23/NQ-TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã xác định các nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực ngành quản lý; đặc biệt là vấn đề “phát triển nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đáp ứng yêu cầu phát triển ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm…” và “hỗ trợ, tạo điều kiện cho các làng nghề, làng nghề truyền thống hoạt động có hiệu quả”.

Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Đà Bắc

(15/03/2023)
Rừng có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và là lá phổi bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. Rừng cũng là không gian chính cho các hoạt động lâm nghiệp, một ngành kinh tế chủ chốt trong cơ cấu phát triển kinh tế nông nghiệp và kinh tế quốc dân, người dân sinh sống nhờ rừng và các ngành lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn. Ngày 12/01/2017, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 13-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng”. Sau 05 năm thực hiện Chỉ thị, công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng trên địa bàn huyện Đà Bắc đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, tạo nhiều dấu ấn như duy trì độ che phủ rừng trên toàn huyện ổn định 61%, kinh tế rừng dần phát triển, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Lạc Thủy: Tăng cường thực hiện các biện pháp đẩy nhanh tiến độ gieo trồng và chăm sóc cây trồng vụ Xuân 2023

(13/03/2023)
Đến thời điểm hiện tại toàn huyện Lạc Thủy đã gieo trồng 4.272 ha cây trồng hàng năm vụ Xuân 2023, đạt 95,5% kế hoạch, bằng 103,2% so cùng kỳ. Lúa cấy 1.563 ha đạt 107,8% kế hoạch, ngô 848 ha đạt 100% kế hoạch, các cây trồng khác 1.861 ha đạt 85,5% kế hoạch, trồng cây phân tán được 65.000 cây các loại. Để đảm bảo thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất vụ Xuân 2023, UBND huyện yêu cầu các đơn vị, xã, thị trấn tăng cường thực hiện các biện pháp đẩy nhanh tiến độ gieo trồng và chăm sóc cây trồng vụ Xuân 2023.

Tình hình kinh tế - xã hội quý I năm 2023

(10/03/2023)
Trong quý I năm 2023, các ngành, các cấp, các địa phương đã tập trung hoàn thành công tác giao chỉ tiêu nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách; xây dựng chương trình, giải pháp chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06/01/2023 của Chính phủ và Nghị quyết số 199/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, công tác chăm lo Tết cho nhân dân gắn với bảo đảm an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh. Qua đó, tình hình kinh tế - xã hội quý I của tỉnh duy trì ổn định và có bước phát triển so với cùng kỳ.

Lương Sơn: Phát triển chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm Bưởi

(10/03/2023)
Với mục tiêu phát triển cây bưởi theo hướng sản xuất hàng hóa, chất lượng gắn với đổi mới, nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất, hình thành và phát triển các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại liên kết sản xuất, sơ chế và tiêu thụ theo chuỗi giá trị ngành hàng chủ lực của huyện, UBND huyện Lương Sơn đã xây dựng kế hoạch phát triển chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm Bưởi năm 2023.

Hàng nông sản của tỉnh khẳng định chất lượng nối tiếp nhau "xuất ngoại”

(10/03/2023)
Chất lượng Cam Cao Phong Hòa Bình được người tiêu dùng và các nhà phân phối bán lẻ tại thị trường Anh đánh giá cao. Từ tháng 02/2023, Tập đoàn Longdan, nhà nhập khẩu hàng Việt lớn nhất tại Anh, cũng nhập khẩu hơn 5 tấn Bưởi đỏ Tân Lạc và 11 tấn Bưởi Diễn, đánh dấu sự ra mắt của hai loại quả đặc sản Hòa Bình tại Anh qua đường xuất khẩu chính ngạch. Nhu cầu của thị trường Anh đối với Cam và Bưởi, đặc biệt là Cam rất lớn, mỗi năm nhập khẩu khoảng 420 tấn Cam, trị giá 263 triệu bảng (khoảng 315 triệu USD), phần lớn từ Tây Ban Nha, Nam Phi, Maroc và Ai Cập.

Ban hành Danh mục sản phẩm đặc thù của tỉnh Hòa Bình được hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

(03/03/2023)
Ngày 01/3/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 302/QĐ-UBND ban hành Danh mục sản phẩm đặc thù của tỉnh Hòa Bình được hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản ngoài Danh mục sản phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành.

Đẩy mạnh kinh tế rừng phục vụ xuất khẩu

(03/03/2023)
Nhằm đẩy mạnh kinh tế rừng phục vụ xuất khẩu, thời gian qua ngành Kiểm lâm và các địa phương đã phối kết hợp chặt chẽ nhằm quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, chế biến lâm sản; đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai các văn bản liên quan về lĩnh vực chế biến lâm sản đến các doanh nghiệp, hộ gia đình chế biến lâm sản nói chung và các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng thương hiệu, sở hữu trí tuệ đối với một số nông sản hàng hóa chủ lực của tỉnh

(01/03/2023)
Thời gian qua, Sở Khoa học và Công nghệ đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm cao sức cạnh tranh cho nông, lâm, thuỷ sản, các sản phẩm làng nghề của tỉnh. Trong đó, đặc biệt chú trọng công tác xây dựng, đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Qua đó đã nâng cao chất lượng, uy tín và xúc tiến thương mại cho các sản phẩm.

Kim Bôi: Quan tâm triển khai nhiều chính sách thúc đẩy xuất khẩu nông sản

(01/03/2023)
Thực hiện Đề án “Phát triển thị trường xuất khẩu nông sản chủ lực tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030” thời gian qua huyện Kim Bôi đã triển khai nhiều giải pháp về cả cơ chế, chính sách và hỗ trợ phát triển sản phẩm nhằm thúc đẩy xuất khẩu.

Phát triển trang trại chăn nuôi quy mô lớn và ứng dụng công nghệ cao để tiến tới xuất khẩu

(01/03/2023)
Thực hiện Đề án Phát triển thị trường xuất khẩu nông sản chủ lực tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030; ngành Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến công tác chế biến và phát triển thị trường, triển khai nhiều giải pháp để kết nối, tiếp cận và phát triển thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó Chi cục tiếp tục triển khai tham mưu cho Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Uy ban nhân dân tỉnh ban hành nhiều văn bản liên quan đến chiến lược phát triển chăn nuôi của tỉnh, các chủ trường, chính sách để đảm bảo phát triển chăn nuôi của tỉnh bền vững, tạo nguồn sản phẩm có sản lượng nhiều, chất lượng tốt cung cấp ra thị trường tiêu dùng.

Kim Bôi phấn đấu năm 2023 bình quân tiêu chí nông thôn mới của huyện đạt 14,0 tiêu chí/xã

(24/02/2023)
Tính đến hết năm 2022, theo bộ tiêu chí quốc gia về NTM giai đoạn 2021 – 2025, bình quân tiêu chí của huyện Kim Bôi đạt 11,1 tiêu chí/xã, có 3 xã đạt từ 15 – 18 tiêu chí gồm các xã về đích giai đoạn 2016 – 2020, 7 xã đạt từ 10 đến 14 tiêu chí và 6 xã đạt từ 5 – 10 tiêu chí. Toàn huyện có 30 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, 17 trang trại chăn nuôi, có 8 sản phẩm được chứng nhận đạt tiêu chuẩn Ocop 3 sao; Duy trì 16 chuỗi liên kết sản xuất. Công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người dân được huyện quan tâm thực hiện tốt. Năm 2022, huyện Kim Bôi đã công nhận 3 khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và 6 vườn mẫu, nâng tổng số khu dân cư nông thôn mới toàn huyện lên 9 và 24 vườn mẫu.

Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng (GRDP) ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 4,5%.

(06/02/2023)
Nhằm tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nền nông nghiệp có giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững trên cơ sở thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, góp phần đẩy nhanh phát triển nền kinh tế của tỉnh, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái, ngành Nông nghiệp và PTNT xây dựng kế hoạch kế hoạch chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển ngành Nông nghiệp và PTNT năm 2023, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng (GRDP) ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 4,5%.

Thực hiện đồng bộ những biện pháp kỹ thuật nhằm phòng trừ một số sâu bệnh hại nguy hiểm trên cây ăn quả có múi

(06/02/2023)
Cây ăn quả có múi là nhóm cây trồng nhiễm nhiều đối tượng sinh vật hại nguy hiểm. Theo dõi sản xuất những năm gần đây cho thấy, nếu người sản xuất đã chú ý phòng trừ những đối tượng như rầy chổng cánh, sâu vẽ bùa, bệnh vàng lá thối rễ... khá hiệu quả. Tuy nhiên còn những đối tượng rất nguy hiểm mà người sản xuất chưa biết cách phòng trừ hay phòng trừ kém hiệu quả, gây ảnh hưởng nặng nề tới năng suất, chất lượng, mẫu mã sản phẩm, đó là: (1) Nhóm nấm bệnh gây thối cuống, thối hoa làm rụng hoa, rụng quả non hàng loạt; (2) Nhóm nhện nhỏ, đặc biệt nhện rám vàng; (3) Bọ trĩ gây hại giai đoạn nụ hoa, quả non; (4) Bệnh chảy gôm do nấm Phytophthora.

Tiếp tục thực hiện cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo từng lĩnh vực

(03/02/2023)
Thực hiện Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Hòa Bình đã triển khai nhiều nhóm giải pháp nhằm hoàn chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với lợi thế cạnh tranh thị trường, thực hiện các chính sách đối với nông dân, doanh nghiệp, đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất...nhằm cụ thể hóa các nội dung quyết định, qua đó các Sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Ủy ban nhân đan các huyện thành phố căn cứ nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch đã triển khai thực hiện thông qua các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án...cụ thể của từng đơn vị.

Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật khuyến cáo nhà vườn lựa chọn, sử dụng giống cây Cam có tên trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất

(03/02/2023)
Diện tích cây ăn quả có múi tại Hòa Bình, hiện có là 9.687ha, trong đó riêng cây cam 4.800ha, sản lượng đạt 85.000 tấn, thu nhập bình quân từ 350 đến 400 triệu đồng/ha. Ông Nguyễn Hồng Yến - Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hòa Bình cho biết: "Hiện nay trên địa bàn tỉnh có tình trạng trồng cam ngoài quy hoạch, hầu hết do người dân từ nơi khác tự mua đất rồi đầu tư trồng cam. Khó nhất trong quản lý chất lượng cây giống hiện nay là các hộ dân tự chiết ghép, bán, cho nhau.

Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh đầu năm 2023

(02/02/2023)
Ngày 01/2, Đoàn công tác do đồng chí Nguyễn Phi Long, Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh đầu năm 2023. Tham gia Đoàn có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh; lãnh đạo các Sở: Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Công thương; Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh; lãnh đạo Thành phố Hoà Bình và huyện Lạc Thuỷ.

Cao Phong: Chủ động chăm sóc cho hai cây trồng chủ lực ngay từ đầu vụ Đông - Xuân năm 2022 - 2023

(01/02/2023)
Thực hiện kế hoạch sản xuất vụ Đông – Xuân năm 2022 – 2023, đến nay, các đơn vị, cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp huyện Cao Phong đã cung ứng đầy đủ, kịp thời giống lúa, ngô, phân bón, thuốc BVTV, đáp ứng nhu cầu sản xuất vụ chiêm xuân 2023. Các loại cây trồng sinh trưởng, phát triển bình thường, không có diện tích mạ bị chết và sâu bệnh. Toàn huyện làm đất được khoảng 80% diện tích. Các hồ, đập chứa nước đảm bảo phục vụ nước tưới cho gieo trồng. Bên cạnh đó, phát triển chăn nuôi duy trì ổn định. Diện tích nuôi trồng thủy sản trên 133 ha với 470 lồng.

Chủ động triển khai thực hiện Tháng vệ sinh, khử trùng tiêu độc phòng, chống dịch bệnh động vật

(01/02/2023)
Để chủ động ngăn chặn sự xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi; đồng thời bảo đảm an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh cho phát triển chăn nuôi. Ngày 31/01/2023, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Công văn số 159 về việc chủ động triển khai thực hiện Tháng vệ sinh, khử trùng tiêu độc phòng, chống dịch bệnh động vật. Thời gian thực hiện từ ngày 15/02/2023 đến 15/3/2023.

Hội Nông dân tỉnh phát động “Tết trồng cây”

(01/02/2023)
Ngày 31/01, tại xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy, Hội Nông dân tỉnh tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây” hưởng ứng Chương trình “Trồng 1 tỷ cây xanh-Vì một Việt Nam xanh” và Phong trào trồng “Hàng cây nông dân” gắn với khu dân cư nông thôn kiểu mẫu. Tham dự có các đồng chí: Bùi Tiến Lực, UV BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Trên 2,5 tỷ đồng chi phí quản lý Qũy Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2023

(01/02/2023)
UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định về phê duyệt dự toán chi phí quản lý năm 2023 của Qũy Bảo vệ và Phát triển rừng. Tổng số tiền chi cho hoạt động bộ máy Qũy và chênh lệnh thu chi từ nguồn chi phí quản lý là trên 2.556 triệu đồng, trong đó: Chi hoạt động bộ máy quản lý Qũy là 2.519 triệu đồng; chênh lệch thu chi từ nguồn chi phí quản lý dùng trích lập các Qũy theo quy định là trên 37,2 triệu đồng.

Tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh

(31/01/2023)
Công tác quản lý bảo vệ rừng trong thời gian qua đã được các cấp, các ngành, chính quyền địa phương quan tâm, chỉ đạo, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm giữ vững và phát triển diện tích rừng hiện có. Tình trạng vi phạm pháp luật về Lâm nghiệp đã thuyên giảm đáng kể. Tuy nhiên, tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật, lấn chiếm rừng làm nương, sử dụng rừng, đất rừng không đúng mục đích vẫn còn tồn tại ở một vài nơi. Các vụ cháy rừng nhỏ lẻ vẫn xảy ra.

Kết quả thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP và tình hình kinh tế xã hội tháng 01/2023

(30/01/2023)
Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 11/01/2023 về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Hòa Bình năm 2023 với 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đối với từng ngành, lĩnh vực và giao chi tiết cho các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố triển khai thực hiện, gồm: 19 chỉ tiêu kinh tế - xã hội trọng tâm, chủ yếu năm 2023; 47 chỉ tiêu cụ thể cho các ngành, lĩnh vực; 159 nhiệm vụ cụ thể cho các ngành lĩnh vực; kịch bản tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP).

Công bố Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Xuất bản, In và phát hành thuộc thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Thông tin và Truyền thông

(18/01/2023)
Ngày 16/01/2023, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 80/QĐ-UBND về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Xuất bản, In và phát hành thuộc thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Thông tin và Truyền thông.

Phát động phong trào trồng “Hàng cây nông dân” gắn với xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023

(16/01/2023)
Thực hiện Chỉ thị số 19/CT-UBND ngày 28/12/2022 của ủy ban nhân dân tỉnh về tổ chức “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” nhân dịp xuân Quý Mão và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng năm 2023; Công văn số 5046- CV/HNDTW ngày 30/12/2022 của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về việc phát động hưởng ứng “Tết trồng cây” xuân Quý Mão năm 2023. Ngày 13/1/2023, Hội Nông dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 391-KH/HNDT về Tổ chức thực hiện “Tết trồng cây”, hưởng ứng chương trình trồng 1 tỷ cây xanh do Thủ tướng Chính phủ phát động và phong trào trồng “Hàng cây nông dân” gắn với xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023.

Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai nhiệm vụ năm 2023

(13/01/2023)
Ngày 13/1, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Hòa Bình, có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới

(12/01/2023)
Nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới, ngày 04/1/2023, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng Kế hoạch số 383-KH-HNDT triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh.

Hiển thị 421 - 480 of 2.288 kết quả.