ListNewByCategory

Tăng cường nguồn lực thúc đẩy hoạt động sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản

(14/12/2023)
Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy, Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh và sự vào cuộc tích cực của các Sở, ngành, chính quyền địa phương đã tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để đẩy mạnh hoạt động sơ chế, chế biến, bảo quản và xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản gắn với việc phát triển vùng nguyên liệu.

Tăng cường phối hợp trên lĩnh vực nông nghiệp giữa tỉnh Hòa Bình và thành phố Hà Nội

(14/12/2023)
Thực hiện Chương trình phối hợp số 06, ngày 07/01/2022 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội về đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản, giao thương giữa thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021-2025. Thời gian qua, ngành nông nghiệp của hai địa phương đã chủ động kết nối, hỗ trợ nhau trong việc phát triển và tiêu thụ sản phẩm.

Tổng kết Cuộc thi tìm hiểu về "Thực hiện Phong trào học tập suốt đời gắn với Cuộc vận động xây dựng nông thôn mới" năm 2023

(14/12/2023)
Ngày 14/12, Hội Khuyến học tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết Cuộc thi tìm hiểu về "Thực hiện Phong trào học tập suốt đời gắn với Cuộc vận động xây dựng nông thôn mới" năm 2023. Dự hội nghị, có lãnh đạo Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành chức năng và Hội Khuyến học tỉnh.

Triển khai Kết luận số 952- KL/TU ngày 09/11/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển bền vững rừng sản xuất tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

(14/12/2023)
Ngày 14/12, Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành Công văn số 3664/SNN-KL gửi các sở, ban, ngành; Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố về việc triển khai Báo cáo số 644-BC/TU ngày 09/11/2023 và Kết luận số 952- KL/TU ngày 09/11/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc góp phần đắc lực trong xây dựng nông thôn mới

(12/12/2023)
Chung tay thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2023, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã Kế hoạch số 184/KH-MTTQ-BTT ngày 22/3/2023 về triển khai thực hiện Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" năm 2023; Hướng dẫn số 60/MTTQ-BTT ngày 28/2/2023 hướng dẫn thực hiện công tác dân vận trong xây dựng đô thị văn minh gắn với thực hiện Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới đô thị văn minh" năm 2023 để hướng dẫn, chỉ đạo MTTQ các cấp phối hợp các ngành các tổ chức thành viên triển khai thực hiện.

Thực hiện tái canh cây ăn quả có múi theo hướng bền vững

(11/12/2023)
Hoà Bình là tỉnh có diện tích cây ăn quả lớn, đặc biệt là cây ăn quả có múi với diện tích gần 10.000 ha. Cây ăn quả có múi đem lại giá trị kinh tế cao, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh. Tỉnh đã hình thành được vùng sản xuất cây có múi hàng hóa, trong đó, vùng sản xuất cam tại các huyện: Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy; vùng sản xuất bưởi tại các huyện: Tân Lạc, Yên Thủy, Lương Sơn… Giá trị trồng cây có múi đạt từ 300 - 350 triệu đồng/ha/năm.

Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

(07/12/2023)
Theo dự báo của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, tình trạng El Ninovào cuối năm 2023, đầu năm 2024 sẽ gia tăng cường độgây nắng nóng, khô hạn sẽdiễn ra ở nhiều địa phương, đặc biệt là tại các tỉnh khu vực Bắc Bộ, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ nguy cơ cháy rừng rất cao. Để chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm thiểu tối đa thiệt hại do cháy rừng gây ra, ngày 7/12, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Công văn số 10838/VPUBND-KTN về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.

Kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh năm 2023

(07/12/2023)
Năm 2023, công tác lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện đạt tiến độ, đảm bảo chất lượng theo quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã phê duyệt là căn cứ để thu hồi, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đúng trình tự và quy định của pháp luật.

Mai Châu: Tiếp tục duy trì, giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới

(05/12/2023)
Năm 2023, việc tổ chức triển khai xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mai Châu được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, đặc biệt là sự đồng thuận và ủng hộ mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân trong huyện. Cơ sở hạ tầng nông thôn tiếp tục được đầu tư, kinh tế nông thôn, sản xuất nông nghiệp tiếp tục có bước phát triển, giáo dục, y tế được quan tâm; công tác giảm nghèo thực hiện có hiệu quả, thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân tiếp tục được cải thiện, hệ thống chính trị được củng cố và tăng cường, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Lạc Thủy: Tích cực thực hiện Bộ tiêu chí Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

(05/12/2023)
Huyện Lạc Thủy có vị trí kinh tế quan trọng và nhiều điều kiện để phát triển theo hướng vùng kinh tế tổng hợp. Những phân tích về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, địa hình và các tiềm năng tài nguyên cho thấy Lạc Thủy là vị trí giao thoa giữa vùng đồng bằng Bắc bộ, nhất là khu vực các tỉnh: Hà Nam, Ninh Bình, Thủ đô Hà Nội với tỉnh Hòa Bình. Tốc độ gia tăng giá trị sản xuất năm 2022 đạt 14,5%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng hướng: Công nghiệp - Xây dựng 34,3%, Thương mại - Dịch vụ 41,7%, Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản 24,0%. Tổng giá trị sản xuất đạt 7.585.672 triệu đồng (giá HH). Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 72,43 triệu đồng.

Hoà Bình xuất khẩu 48 tấn bưởi Diễn đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ

(05/12/2023)
Sáng nay 5/12, tại huyện Lương Sơn, các đơn vị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, UBND huyện Lương Sơn, UBND huyện Yên Thủy, Công ty cổ phần Nông nghiệp RYB tổ chức xuất khẩu chuyến bưởi Diễn đầu tiên với số lượng 16 tấn, trong 3 lô đơn hàng 48 tấn bưởi sang thị trường Hoa Kỳ.

Hòa Bình: Tích cực thu hút các nguồn đầu tư để phát triển nuôi trồng thủy sản

(04/12/2023)
Vơi tiềm năng phát triển thủy sản tương đối lớn, tỉnh Hòa Bình có hơn 14.560 ha mặt nước, 543 hồ thủy lợi lớn, vừa và nhỏ, trong đó có 49 hồ chứa lớn có dung tích từ 3 -10 triệu m3, 151 hồ chứa vừa có dung tích từ 0,5 - 3 triệu m3, 273 hồ chứa nhỏ có dung tích từ 0,05 - 0,5 triệu m3 và có 70 hồ chứa có dung tích dưới 50.000 m3 phân bố trên địa bàn của 10 huyện, thành phố của tỉnh. Hồ thuỷ điện Sông Đà có diện tích 8.892 ha, tại trên địa bàn thành phố Hòa Bình và 4 huyện gồm: Cao Phong, Đà Bắc, Tân Lạc và Mai Châu.

Chuyển biến tích cực từ công tác phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh năm 2023

(04/12/2023)
Năm 2023, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã có chuyển biến tích cực, tập trung và quyết liệt hơn. Hầu hết các địa phương có xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tập thể thuộc địa bàn quản lý; có nơi đã quan tâm lồng ghép mục tiêu, giải pháp phát triển kinh tế tập thể trong Nghị quyết của cấp uỷ và kế hoạch kinh tế - xã hội của ngành, địa phương. Ban chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể các cấp được quan tâm kiện toàn và duy trì hoạt động hiệu quả. Công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm đối với hợp tác xã được quan tâm; tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý và đăng ký hợp tác xã.

Năm 2023, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của tỉnh ước đạt trên 978 tỷ đồng

(30/11/2023)
Năm 2023, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của tỉnh ước đạt 978,45 tỷ đồng, tăng 10,01% so với năm 2022, đạt mục tiêu đề ra. Nhiều doanh nghiệp mới tiếp tục được xuất khẩu, năm sau nhiều hơn năm trước. Các sản phẩm xuất khẩu tiếp tục được đa dạng, chất lượng sản phẩm và mẫu mã bao bì đã từng bước được nâng lên và phù hợp với thị hiếu của khách hàng tại các nước nhập khẩu.

Sản lượng Cam Cao Phong niên vụ 2023 - 2024, dự kiến đạt khoảng 18.000 - 20.000 tấn

(30/11/2023)
Những ngày cuối tháng 11/2023, trên thủ phủ đất cam huyện Cao Phong (Hòa Bình), người dân nơi đây phấn khởi, nô nức thu hoạch những vườn cam trĩu quả, vàng ươm, thơm ngọt. Mùa vụ năm nay, cam Cao Phong đạt năng suất cao, chất lượng ổn định. Giá bán tại vườn dao động từ 20.000 - 25.000 đồng/kg. Sản phẩm đang được tiêu thụ mạnh trên các thị trường trong và ngoài tỉnh.

Hiệu quả từ các giải pháp mới, nhằm đưa các đặc sản của tỉnh đến với người tiêu dùng

(28/11/2023)
Hiện nay, nhiều đặc sản của tỉnh Hòa Bình được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng, nhờ vào các giải pháp rất mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng tính nhận diện thương hiệu. Thời gian qua, lãnh đạo tỉnh đã đẩy mạnh phát triển và quảng bá ngành thủy sản và các sản phẩm từ cá, tôm sông Đà gắn với phát triển du lịch sinh thái. Tỉnh tập trung xây dựng vùng sản xuất cá sạch theo tiêu chuẩn VieGAP, tiếp tục hướng tới xây dựng mã vùng trồng thuỷ sản phục vụ xuất khẩu.

Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023 trên địa bàn tỉnh

(27/11/2023)
Năm 2023, được sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025. Triển khai thực hiện quyết liệt; tập trung xây dựng, trình cấp có thẩm quyền hoặc theo thẩm quyền ban hành văn bản quản lý điều hành làm cơ sở triển khai, tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đảm bảo quy định.

Chú trọng phát triển cây ăn quả có múi trên địa bàn tỉnh

(27/11/2023)
Cây ăn quả có múi (CCM) được xác định là cây trồng chủ lực của tỉnh Hòa Bình. Đến nay, tỉnh Hòa Bình đã hình thành những vùng sản xuất hàng hóa, có điều kiện thâm canh cao như vùng sản xuất cam tại huyện Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy; vùng sản xuất bưởi đỏ tại các huyện: Tân Lạc, bưởi Diễn tại huyện Yên Thủy, Lương Sơn. Nhờ áp dụng kỹ thuật tốt đã đem lại năng suất cao, góp phần ốn định cuộc sống cho người dân.

Năm 2024 toàn tỉnh phấn đấu thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa đạt khoảng 1.500 ha

(27/11/2023)
Năm 2023, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa đã được quán triển, triển khai đồng bộ tại các cấp chính quyền địa phương. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, đặc biệt chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả, thiếu nước sang trồng các cây trồng khác có giá trị kinh tế cao, phù hợp đã được các địa phương quan tâm triển khai, cụ thể hóa các giải pháp tại các đề án, kế hoạch của ngành.

Tổng diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2023 toàn tỉnh 2.219,29 ha

(27/11/2023)
Năm 2023, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh được quan tâm, có chủ trương, sự chỉ đạo thống nhất của cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương trong chỉ đạo, điều hành. Đa số người dân đều hướng ứng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa giúp các quy định, chính sách chuyển đổi mang tính thực tiễn cao. Thủ tục đăng ký chuyển đổi được thực hiện nhanh gọn, dễ hiểu giúp người dân được tiếp cận dễ dàng. Góp phần gia tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích và thúc đẩy kinh tế địa phương.

Hội thảo giải pháp phục hồi và phát triển bền vững cây có múi ở Việt Nam

(24/11/2023)
Ngày 24/11, UBND tỉnh Hòa Bình phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội làm vườn Việt Nam tổ chức Hội thảo “Giải pháp phục hồi và phát triển bền vững cây có múi ở Việt Nam”. Chủ trì hội thảo, có các đồng chí: Nguyễn Như Cường, Cục Trưởng Cục Trồng trọt Việt Nam; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình; Lê Quốc Doanh, Chủ tịch Hội làm vườn Việt Nam. Cùng lãnh đạo các sở, ngành; đại diện các doanh nghiệp, hợp tác xã trồng cây ăn quả có múi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; doanh nghiệp cung ứng vật tư, thiết bị máy móc phục vụ sản xuất cây có múi.

Phát huy vai trò của đồng bào dân tộc thiểu số trong xây dựng nông thôn mới

(24/11/2023)
Hòa Bình là tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc, với diện tích tự nhiên hơn 4.590 km2; dân số hiện nay trên 87 vạn người, gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống (các dân tộc như: Mường, Kinh, Tày, Dao, Thái, H’Mông,...). Trong đó, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 74,31%, gồm các dân tộc Mường, Thái, Tày, Dao, Mông, còn lại là một số dân tộc thiểu số khác. Những năm qua, với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và Nhân dân, kinh tế - xã h ội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh ngày càng nâng lên, đời sống người dân không ngừng được cải thiện; quốc phòng - an ninh, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững;... Những thành tựu đó có sự đóng góp công sức quan trọng của đồng bào DTTS, đặc biệt là trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Tân Lạc: Thực hiện chuyển đổi trên 600 ha đất trồng lúa kém hiệu quả trong năm 2023

(20/11/2023)
Thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2023, UBND huyện Tân Lạc đã lồng ghép các chương trình, dự án, hội nghị của huyện để tuyên truyền, phổ biến các nghị định, thông tư của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; Chỉ thị số 11-CT/HU ngày 10/12/2021 của Ban Thường vụ Huyện uỷ về tiếp tục lãnh đạo đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả, giai đoạn 2021-2025 đến các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn và tuyên truyền sâu rộng trong Nhân dân.

Tăng cường chỉ đạo, chấn chỉnh công tác thú y thủy sản và chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật cuối năm 2023 và đầu năm 2024

(17/11/2023)
Ngày 16/11/2023, Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành công văn số 3299/SNN-CNTY gửi Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chi cục Chăn nuôi và Thú y về việc tăng cường chỉ đạo, chấn chỉnh công tác thú y thủy sản và chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật cuối năm 2023 và đầu năm 2024.

Phát triển sản phẩm nông nghiệp nhóm chủ lực, lợi thế gắn với sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm

(16/11/2023)
Trong 3 năm qua, tỉnh đã tập trung cải thiện, nâng cao số lượng và chất lượng nhóm nông sản chủ lực từ sản xuất, sơ chế, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh việc thúc đẩy sản xuất các sản phẩm chủ lực thì hoạt động sơ chế, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm cũng được chú trọng, góp phần nâng cao chất lượng và tăng giá trị của nông sản trên địa bàn. Đến nay trên địa bàn tỉnh có 618 cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm nông lâm thủy sản, với sản lượng trung bình đạt 20.979,47 tấn đạt 7,14% so với tổng sản lượng sản phẩm nông lâm thủy sản trên toàn tỉnh là 293.732 tấn.

Quản lý, khai thác và phát triển Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” cho sản phẩm Cam quả của huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình

(16/11/2023)
Sản phẩm Cam quả của huyện Cao Phong được Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” theo Quyết định số 3947/QĐ-SHTT ngày 15/11/2014 về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý Cao Phong số 00046 cho sản phẩm Cam quả nổi tiếng của huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình gồm 04 giống cam: CS1, Xã Đoài lùn, Xã Đoài cao và cam Canh. Năm 2021, Chỉ dẫn địa lý Cao Phong đã được Cục Sở hữu trí tuệ công bố bổ sung giống Cam V2 vào danh mục các sản phẩm Cam quả của huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Đồng thời, khu vực chỉ dẫn địa lý Cao Phong được bảo hộ đã được mở rộng diện tích ra toàn huyện Cao Phong.

Kết quả sản xuất vụ Hè thu - vụ Mùa năm 2023

(15/11/2023)
Theo báo cáo của UBND tỉnh, công tác chỉ đạo sản xuất và thu hoạch lúa Mùa và trồng cây màu vụ Hè thu được thực hiện sớm, tập trung trong khung thời vụ tốt nhất; thời tiết tương đối thuận lợi với nhiệt độ và lượng mưa ổn định, nguồn nước tưới dưỡng được đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, thủy sản được dự tính, dự báo, phòng trừ kịp thời và kiểm soát tốt nên không ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm. Giá vật tư nông nghiệp (giống, phân bón) đã giảm và ổn định so với cùng kỳ năm trước tạo điều kiện cho người dân đầu tư vào sản xuất. Công tác trồng rừng đảm bảo tiến độ, yêu cầu. Việc ứng dụng kỹ thuật, công nghệ trong nuôi trồng thủy sản được quan tâm trú trọng.

Một số giải pháp bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản

(14/11/2023)
Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên vô cùng, quý giá có khả năng tái tạo, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và đời sống của Nhân dân. Nó không chỉ là nguồn thực phẩm phong phú, đa dạng phục vụ đời sống hàng ngày mà còn tạo ra thu nhập và việc làm cho người dân. Tái tạo, bảo vệ nguồn lợi thủy sản là nghĩa vụ, trách nhiệm và cũng là quyền lợi của mọi người dân hiện nay cũng như thế hệ mai sau.

Năm 2023 toàn tỉnh thực hiện dồn điền đổi thửa được 200 ha diện tích đất nông nghiệp

(14/11/2023)
Thực hiện Kế hoạch 141, ngày 6/11/2018 về dồn điền, đổi thửa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, năm 2023, tỉnh đã tiếp tục đôn đốc các địa phương thực hiện công tác dồn điền đổi thửa, đến nay toàn tỉnh đã dồn điền, đổi thửa được 4.608 ha (trong đó năm 2023 ước thực hiện đạt 200 ha). Việc dồn điền, đổi thửa bước đầu khắc phục được tình trạng manh mún ruộng đất, số thửa đất nông nghiệp bình quân/hộ đã giảm từ 37-50% tại các địa phương triển khai thực hiện (trung bình từ 7-11 thửa, cá biệt có những hộ 21 thửa nay giảm còn bình quân 2,4-3,7 thửa và mỗi xứ đồng còn 1-2 thửa trên hộ sản xuất).

Tăng cường công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản

(14/11/2023)
Thời gian qua, công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản tiếp tục có những kết quả tích cực. Xây dựng các đề án, các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy hoạch, kế hoạch, mô hình sản xuất nông, lâm, thủy sản an toàn.

Tiềm năng Mô hình Nuôi cá lồng trên vùng lòng hồ Hòa Bình gắn với phát triển du lịch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

(13/11/2023)
Hồ thủy điện Hòa Bình tuy không xây dựng cho mục đích thủy sản, nhưng với điều kiện về mặt nước rộng, dòng chảy phù hợp nên thuận lợi cho phát triển nuôi cá lồng bè và tiềm năng phát triển mô hình Nuôi cá lồng trên vùng lòng hồ Hòa Bình gắn với phát triển du lịch.

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Nông nghiệp

(13/11/2023)
Phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn là cơ sở để phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Trong đó, nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực nông thôn có vai trò đặc biệt quan trọng. Xác định được mục tiêu trên, tỉnh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề găn với việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn.

Hiển thị 281 - 320 of 2.288 kết quả.