ListNewByCategory

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp và phát triển nông thôn

(17/08/2022)
Thực hiện kế hoạch chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của tỉnh đã tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh. Ứng dụng công nghệ số trong quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý; hướng dẫn, khuyến khích nông dân thực hiện thương mại điện tử trong nông nghiệp, tập trung vào các sản phẩm chủ lực của tỉnh. Đặc biệt thực hiện Quyết định số 5275/QĐ-BNN-VP ngày 31/12/2021 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2022.

Phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa vụ mùa năm 2022

(16/08/2022)
Tính đến nay diện tích lúa mùa trà sớm đứng cái - ôm đòng; trà chính vụ cuối đẻ nhánh - đứng cái; trà muộn đẻ nhánh rộ - cuối đẻ nhánh. Theo kết quả điều tra phát hiện trên đồng ruộng sâu non lứa 5 đang phổ biến tuổi 1-3 gây hại mạnh trên diện tích trà muộn (Tân Lạc, Cao Phong, Mai Châu, Đà Bắc) và tiếp tục gây hại từ nay đến 20/8, trưởng thành lứa 5 vũ hóa rộ và đẻ trứng từ 25/8 - 10/9, sâu non lứa 6 gây hại từ 02/9; giữa các trà lúa, các khu đồng có sự gối các lứa sâu.

Phát huy giá trị tài nguyên đất trong sản xuất nông nghiệp

(11/08/2022)
Tỉnh Hòa Bình có 459.030 ha diện tích đất tự nhiên. Tài nguyên đất đai dồi dào, độ màu mỡ cao, quỹ đất chưa sử dụng lớn, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi là tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp, nhất là phát triển cây công nghiệp, lâm nghiệp, nông nghiệp sạch.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong

(09/08/2022)
Sáng 9/8, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong về tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị 7 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2022; việc triển khai xây dựng Nông thôn mới và thực hiện Đề án tái canh cây có múi giai đoạn 2021-2025. Cùng đi có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy.

Tăng cường kiểm tra hành nghề thú y, buôn bán, sử dụng thuốc, vắc xin thú y không rõ nguồn gốc, chưa được cấp phép lưu hành

(08/08/2022)
Theo thông báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phản ánh của cơ quan truyền thông cho biết, hiện nay trên thị trường có một số sản phẩm thuốc, vắc xin thú y đang được buôn bán, sử dụng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản nhưng chưa được phép lưu hành tại Việt Nam. Đặc biệt, một số loại vắc xin, trong đó có vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm, vắc xin Dịch tả lợn Châu Phi chưa được phép lưu hành tại Việt Nam.

Thúc đẩy sản xuất chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững

(08/08/2022)
Thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 25/7/2017 của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển chăn nuôi bền vững trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2017-2025, định hướng 2030, các cấp ủy, chính quyền đã luôn lãnh đạo, chỉ đạo, thúc đẩy sản xuất chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững. Đến nay, cơ cấu ngành Chăn nuôi đã chuyển dần từ phân tán nhỏ lẻ sang tập trung quy mô lớn; tổng đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định; chất lượng và giá trị đàn tăng dần các năm.

Tăng cường công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh

(08/08/2022)
Năm 2021, tỉnh Hòa Bình xếp thứ 2/63 tỉnh (đạt 92,5 điểm), thành phố về chỉ số đánh giá triển khai công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản (theo Thông báo số 2267, ngày 14/4/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT). Đây là năm thứ ba liên tiếp tỉnh được đánh giá có chỉ số cao về công tác này, nằm trong nhóm địa phương triển khai tốt, (năm 2020 xếp thứ nhất toàn quốc với 92 điểm, năm 2019 xếp thứ 7 toàn quốc với 87.5 điểm). Kết quả này khẳng định chất lượng nông sản và những nỗ lực trong công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản của tỉnh trong thời gian qua.

Các tổ hợp tác góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn

(05/08/2022)
Những năm qua nhiều mô hình tổ hợp tác ra đời và phát triển mạnh, đã góp phần không nhỏ vào giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn. Ước đến 31/12/2021 toàn tỉnh có 228 tổ hợp tác, tăng 2,78 lần so với năm 2001. Trong đó có 205 tổ hợp tác Nông lâm nghiệp, thủy lợi, chăn nuôi; 12 tổ hợp tác Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp; 11 tổ hợp tác Thương mại - dịch vụ. Hiện có 220 tổ hợp tác đã đăng ký với chính quyền cấp xã. Thu nhập bình quân của người lao động thường xuyên khoảng 1,5 triệu đồng/người/tháng. Doanh thu bình quân 1 tổ hợp tác khoảng 620 triệu đồng/năm, lợi nhuận trung bình 1 tổ hợp tác đạt 56 triệu đồng/năm.

Trên 80% diện tích cây màu đã áp dụng cơ giới hóa

(04/08/2022)
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT, hiện nay toàn tỉnh đã áp dụng cơ giới hóa trong làm đất lúa và cây màu đạt tỷ lệ cao trên 90%. Trong đó đối với lúa trên 95%; cây màu đạt trên 80%; Tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa trong gieo cấy đạt thấp , khoảng trên 20%; cơ giới hóa trong thu hoạch lúa đạt trên 55%.

Tăng cường phòng, chống một số bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi

(03/08/2022)
Theo tổng hợp báo cáo của Cục Thú y, từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước có trên 14.800 ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại, tăng 1,42 lần so với cùng kỳ năm 2021, gây tổn thất hàng trăm tỷ đồng cho người nuôi. Kết quả giám sát dịch bệnh cho thấy nhiều loại bệnh nguy hiểm tiếp tục xuất hiện và có nguy cơ lây lan rộng (bao gồm các bệnh: đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm; các bệnh trên cá tra: xuất huyết, gan thận mủ,...). Trên địa bàn tỉnh theo tổng hợp báo cáo của cơ quan chuyên môn từ đầu năm đến nay chưa ghi nhận ổ dịch bệnh thủy sản nào xảy ra, công tác phòng chống dịch bệnh được các địa phương duy trì tổ chức thực hiện.

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân trong xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam

(03/08/2022)
Thực hiện Kết luận 61, ngày 3/12/2009 của Ban Bí thư về Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam”; Đề án số 01-ĐA/TU ngày 6/8/2021 của BTV Tỉnh ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, góp phần xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 – 2025; thời gian qua các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã tập trung triển khai nhiều chương trình, hoạt động để củng cố tổ chức Hội và xây dựng giai cấp nông dân ngày càng vững mạnh.

Chủ động đẩy mạnh sản xuất vụ Đông năm 2022

(03/08/2022)
Sản xuất vụ Đông năm 2021 tương đối thuận lợi, tổng diện tích gieo trồng và sản lượng cây hằng năm trong vụ đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Để chủ động trong sản xuất, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu gieo trồng vụ Đông năm 2022, ngay từ thời điểm này, ngành Nông nghiệp và PTNT đã yêu cầu các địa phương lên kế hoạch, chủ động triển khai các giải pháp đẩy mạnh sản xuất.

Chủ động phòng, chống sâu bệnh trên cây trồng vụ hè thu

(29/07/2022)
Theo kế hoạch, vụ Mùa, vụ Hè Thu năm nay, toàn tỉnh gieo trồng gần 48 nghìn ha cây hàng năm. Tính tới thời điểm cuối tháng 7, toàn tỉnh đã cơ bản cấy xong diện tích lúa mùa theo kế hoạch. Hiện các địa phương đang tích cực làm đất và gieo trồng cây trồng cạn theo kế hoạch; nhãn đang bắt đầu thu hoạch; cây ăn quả có múi giai đoạn phát triển quả-mọng quả; mía giai đoạn vươn lóng mạnh.

Xúc tiến thương mại mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho hợp tác xã

(28/07/2022)
Thời gian qua, công tác xúc tiến thương mại của tỉnh đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Nhiều hợp đồng mua bán sản phẩm, liên doanh, liên kết được ký. Ngoài ra, các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất trong tỉnh đang tích cực đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Hiển thị 621 - 640 of 2.297 kết quả.