ListNewByCategory

Tổng sản lượng thủy sản quý I ước đạt 3.220 tấn

(05/04/2021)
Toàn tỉnh hiện có 2,7 ha ao hồ nhỏ, hồ chứa và 4,7 nghìn lồng cá. Trong quý I/2021, tổng sản lượng cá thu hoạch ước đạt 3.220 tấn, trong đó, cá khai thác là 371 tấn, sản lượng cá nuôi là 2.849 tấn. Các cơ sở nuôi trồng thủy sản đang tích cực thực hiện các biện pháp chăm sóc, quản lý môi trường nuôi, ươm nuôi cá bột, thu hoạch cá thương phẩm; đồng thời, các hộ kinh doanh, hợp tác xã đang thực hiện cải tạo ao, hồ cho vụ tới.

Hỗ trợ cấp mã số vùng trồng cho sản phẩm trồng trọt chủ lực, lợi thế phục vụ xuất khẩu và thị trường trong nước của tỉnh

(05/04/2021)
Tại tỉnh Hòa Bình, hoạt động hỗ trợ cấp mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói đã được thực hiện thí điểm từ năm 2019. Đến hết năm 2020, tỉnh được Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cấp 9 mã số vùng trồng với diện tích 76,3 ha và 6 mã số cơ sở đóng gói.

Xúc tiến thương mại góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh

(05/04/2021)
Giai đoạn 2019-2020, hoạt động xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của tỉnh được triển khai mạnh mẽ, tạo sự chuyển biến tích cực trong tiêu thụ và đạt được một số kết quả quan trọng. Đến nay, nhiều sản phẩm nông lâm thủy sản của tỉnh đã được người tiêu dùng tin tưởng, lựa chọn. Một số sản phẩm như Cam Cao Phong, Bưởi đỏ Tân Lạc, Rau hữu cơ Lương Sơn, hạt sachi,... đã vào được hệ thống siêu thị Trung tâm thương mại BigC, Hapro Mart, Coop Mart, Lotte.

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Đoàn công tác của Hiệp hội Mắc ca Việt Nam

(05/04/2021)
Chiều 26/3, Thường trực Tỉnh ủy đã có buổi làm việc với Hiệp hội Mắc ca Việt Nam nhằm trao đổi, hợp tác chương trình phát triển cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 – 2020, định hướng đến năm 2045. Tham dự buổi làm việc có các đồng chí: Ngô Văn Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành trong tỉnh.

Tập trung phát triển thị trường xuất khẩu nông sản chủ lực tỉnh Hòa Bình

(26/03/2021)
Hòa Bình là tỉnh có điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu đa dạng, là cơ sở thuận lợi để phát triển phong phú các sản phẩm nông nghiệp. Trong cơ cấu kinh tế hiện nay, ngành nông nghiệp chiếm 22,12% GRDP của tỉnh. Đến nay, ngành nông nghiệp của tỉnh đã hình thành được một số mặt hàng chủ lực như cam, bưởi, mía tím, lợn bản địa, gà đồi, các sông đà…với sản lượng hàng năm khá lớn. Tuy vậy, phần lớn các nông sản chủ lực này mới được tiêu thụ tại thị trường trong nước, chưa được xuất khẩu ra thị trường thế giới. Các sản phẩm nông sản của tỉnh chủ yếu được tiêu thụ dưới dạng thô, chưa qua chế biết, tinh chế nên giá trị gia tăng của sản phẩm còn thấp. Xuất khẩu sản phẩm nông sản của tỉnh hiệu của chưa cao, năng lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của hàng nông sản còn hạn chế, khả năng thích ứng với những biến động của thị trường thế giới còn chậm.

Phấn đấu đưa huyện Cao Phong đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025

(22/03/2021)
Ngày 19/3, tại huyện Cao Phong, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị bàn giải pháp để hoàn thành kế hoạch huyện Cao Phong đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Phó trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự có lãnh đạo một số sở, ban, ngành, Huyện ủy và Ủy ban nhân dân huyện Cao Phong.

Tập trung chăm sóc, phòng trừ một số đối tượng sâu bệnh hại chính trên cây trồng đầu vụ xuân năm 2021

(03/03/2021)
Tính đến nay, diện tích gieo cấy lúa vụ xuân 2021 cơ bản đã hoàn thành, trà sớm giai đoạn đẻ nhánh - đẻ nhánh rộ, trà chính vụ cấy - bén rễ hồi xanh, đẻ nhánh; trà muộn mạ 5 lá - cấy; diện tích cây ăn quả có múi vườn kinh doanh đang ra hoa - ra hoa nở rộ, vườn kiến thiết đang phát triển lộc xuân; diện tích bầu, bí, dưa chuột đang tiếp tục xuống giống - leo giàn. Đây là thời điểm cây trồng mẫn cảm, xuất hiện nhiều đối tượng sinh vật gây hại, trong đó có bệnh đạo ôn, ốc bươu vàng hại lúa; bọ trĩ, dòi đục hoa, đục nụ gây hại trên cây ăn quả có múi; bệnh héo xanh vi khuẩn gây hại trên cây họ bầu.

Huyện Lương Sơn tích cực chuẩn bị vụ Xuân năm 2021

(23/02/2021)
Để đảm bảo sản xuất vụ xuân diễn ra đúng kế hoạch, huyện Lương Sơn đã động viên bà con nhân dân khẩn trương thu hoạch diện tích gieo trồng vụ Đông năm 2020-2021, triển khai làm đất, chuẩn bị đầy đủ cây, con giống chất lượng để phục vụ sản xuất vụ Xuân năm 2021 đạt hiệu quả cao.

Tăng cường chỉ đạo công tác dồn điền, đổi thửa trong năm 2021

(18/02/2021)
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế và đẩy mạnh hơn nữa công tác dồn điền đổi thửa trong năm 2021 và giai đoạn 2021-2025 đạt hiệu quả cao, đảm bảo kế hoạch đề ra. Vừa qua, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 04/CT-UBND về việc tăng cường công tác dồn điền, đổi thửa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Tiếp tục bảo vệ và phát triển rừng bền vững trên địa bàn tỉnh

(05/02/2021)
Những năm qua, tỉnh ta luôn xác định phát triển diện tích rừng vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa là nhiệm vụ lâu dài. Bởi hiệu quả của việc trồng rừng đem lại không chỉ cải thiện môi trường hệ sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu, mà còn là nguồn thu nhập bền vững cho người dân, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của tỉnh.

Tổ chức Phong trào “Tết trồng cây” năm 2021

(26/01/2021)
Ngày 18/1/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chỉ thị số 02/CT-UBND về tổ chức Phong trào “Tết trồng cây” và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng ngay từ đầu năm 2021. Theo đó, phong trào “Tết trồng cây” trên địa bàn tỉnh bắt đầu từ ngày 17/2/2021, tức ngày mùng 6 tháng giêng năm Tân Sửu.

Hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại

(15/01/2021)
Ngày 15/1, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban quản lý Chương trình Hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (FFF II) Trung ương Hội nông dân Việt Nam tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. Đồng chí Lê Văn Thạch, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh chủ trì hội nghị.

Tập trung phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ OCOP

(14/01/2021)
Sau 2 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018-2020. Đến nay, Chương trình đã lan tỏa rộng rãi trong toàn hệ thống chính trị, nhận thức của cán bộ và người dân về tầm quan trọng của việc phát triển các sản phẩm OCOP được nâng lên; các vùng sản xuất nông sản sạch, an toàn, ứng dụng công nghệ cao hình thành và mở rộng, góp phần mạnh mẽ vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa phương, nâng cao tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Lạc Thủy ưu tiên phát triển vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung

(13/01/2021)
Xác định phát triển sản xuất là ưu tiên hàng đầu, những năm qua, huyện Lạc Thủy đã tập trung xây dựng và hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện. Các vùng sản xuất đảm bảo có mô hình liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và thực hiện tiêu thụ ít nhất 10% sản lượng đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện theo quy hoạch.

Bỏ phiếu công nhận xã Toàn Sơn, huyện Đà Bắc đạt chuẩn nông thôn mới

(18/12/2020)
Sáng 18/12, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị thảo luận, bỏ phiếu, xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh năm 2020 (đợt 2). Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định chủ trì hội nghị. Tham dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc.

Kim Bôi: Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

(17/12/2020)
Phát triển nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm của huyện Kim Bôi. Nhằm xây dựng ngành nông nghiệp theo chuỗi giá trị, nâng cao thu nhập cho người dân, huyện Kim Bôi đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, xây dựng mô hình sản xuất hàng hóa quy mô lớn, hiện đại, tạo đà phát triển kinh tế, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Bảo vệ nguồn lợi thủy sản hồ Hòa Bình

(15/12/2020)
Hồ Hòa Bình có tổng diện tích mặt nước 16.800 ha, địa phận tỉnh Hòa Bình là 8.900 ha thuộc 4 huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Cao Phong, Tân Lạc và thành phố Hòa Bình, đây là tiềm năng sẵn có cực kỳ thuận lợi để phát triển nghề đánh bắt, nuôi cá. Để phát triển bền vững, những năm qua tỉnh ta đã thường xuyên quan tâm tới công tác tái tạo, phục hồi nguồn lợi thủy sản được quan tâm. Tỉnh duy trì lễ phát động phong trào bảo vệ nguồn lợi thủy sản và thả cá giống trên vùng hồ từ nhiều năm nay. Qua đó góp phần quan trọng nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền và người dân về bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng hồ hòa Bình.

Triển khai Kế hoạch sản xuất vụ Đông xuân năm 2020 - 2021

(11/12/2020)
Sáng 10/12, Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh triển khai Kế hoạch sản xuất vụ Đông xuân năm 2020 - 2021. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự có lãnh đạo một số sở, ban, ngành, tỉnh.

Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành Nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng tới năm 2030

(09/12/2020)
Qua 5 năm triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, dưới dự chỉ đạo quyết liệt, sâu sát của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh; sự phối hợp tích cực của các cấp, các ngành trong tỉnh; sự nỗ lực, phấn đấu của tập thể cán bộ ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đặc biệt là sự chủ động, sáng tạo của các doanh nghiệp và bà con nông dân trong sản xuất, tăng trưởng ngành Nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 đạt khoảng 4,1%/năm, chiếm gần 20% cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Hiệu quả từ phương pháp tưới tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp

(08/12/2020)
Từ hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, phun sương vào canh tác, sản xuất, tỉnh Hòa Bình đã và đang nhân rộng mô hình công nghệ tưới tiến tiến rộng rãi trên địa bàn. Nhằm phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, ứng phó với biến đổi khí hậu và hình thành chuỗi giá trị cho sản phẩm.

Đa dạng hoạt động dịch vụ, tư vấn hỗ trợ nông dân

(04/12/2020)
Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ nông dân vay vốn trong phát triển sản xuất, kinh doanh; cung ứng thiết bị, vật tư nông nghiệp; hỗ trợ nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất; hỗ trợ thông tin, xây dựng thương hiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm… là những cách làm được các cấp Hội Nông dân tỉnh tích cực triển khai hiệu quả. Qua đó, giúp nhiều hội viên phát huy thế mạnh về trồng trọt, chăn nuôi, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

Hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(24/11/2020)
Ngày 14/1/2020, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 73/QĐ-UBND quy định phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, UBND tỉnh cụ thể hóa các nhiệm vụ về lâm nghiệp cho các sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã, lực lượng kiểm lâm, các chủ rừng; trách nhiệm của trưởng xóm, bản, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sinh sống, hoạt động trong rừng, ven rừng. Qua đó, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về lâm nghiệp; tạo sự thay đổi trong tư duy, nhận thức của cán bộ, đảng viên, Nhân dân về công tác bảo vệ, phát triển rừng.

Đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP năm 2020 (lần 1)

(16/11/2020)
Ngày 13/11, Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức Hội nghị đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP năm 2020 (lần 1). Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hoà Bình chủ trì hội nghị.

Nâng cao chất lượng giống cây ăn quả có múi trên địa bàn tỉnh

(04/11/2020)
Hòa Bình là vùng trồng cây ăn quả có múi trọng điểm của các tỉnh phía Bắc với diện tích khoảng 11.500 ha (cam 5.500 ha, quýt hơn 500 ha, bưởi 5.200 ha, chanh 375 ha). Trong đó diện tích cây ăn quả có múi ở thời kỳ kinh doanh khoảng 7.400 ha với sản lượng ước đạt 150 ngàn tấn, giá trị thu nhập 300 – 500 triệu/ha/năm. Nhận thức rõ giá trị kinh tế của cây ăn quả có múi, tỉnh ngày càng tập trung chọn lọc và nâng cao chất lượng giống cây nhằm nâng cao số lượng và chất lượng quả.

Tăng cường đầu tư hạ tầng kỹ thuật góp phần phát triển bền vững nông nghiệp - nông thôn

(02/11/2020)
Cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng để phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại và thu hút các nguồn đầu tư cho nông nghiệp. Tỉnh đã tăng cường đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật nhẳm đảm bảo nhu cầu sản xuất và sinh hoạt cho người dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn.

Hội chợ Nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP vùng Trung du miền núi phía Bắc - Tuần lễ cam Cao Phong diễn ra từ ngày 6 - 11/11

(02/11/2020)
Hội chợ Nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP vùng Trung du miền núi phía Bắc - Tuần lễ cam Cao Phong (Hội chợ - Tuần lễ) sẽ diễn ra trong 5 ngày (từ 6 - 11/11). Lễ khai mạc sẽ diễn ra vào tối ngày 6/11. Địa điểm tại Trung tâm văn hoá huyện Cao Phong, thị trấn Cao Phong.

Bỏ phiếu, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới đợt 1 năm 2020

(21/10/2020)
Ngày 21/10, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị thảo luận, bỏ phiếu, xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm 2020 (đợt 1) đối với 5 xã của 4 huyện gồm: Mỹ Hòa (Tân Lạc), Thống Nhất, Hưng Thi (Lạc Thủy), Lạc Thịnh (Yên Thủy), Tân Lập (Lạc Sơn). Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương - Ủy viên BTV Tỉnh Ủy, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định chủ trì hội nghị.

Phát triển rừng hài hòa với đảm bảo lợi ích an sinh xã hội của cộng đồng

(09/10/2020)
Phát triển Lâm nghiệp tỉnh Hòa Bình bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường, đồng bộ từ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng hợp lý tài nguyên rừng…là một trong những mục tiêu quan trọng cần thực hiện trong Chương trình hành động số 14/2017 do BTV Tỉnh ủy ban hành nhằm thực hiện Chỉ thị số 13/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Huyện Tân Lạc: Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

(17/09/2020)
Cùng với Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Tân Lạc đã chú trọng phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập, giảm nghèo và an sinh xã hội. Tính đến nay, thu nhập bình quân đầu người của huyện ước đạt 43,45 triệu đồng/người/năm, tăng lên 17,55 triệu đồng/người/năm so với năm 2015 và tăng 30,85 triệu đồng/người/năm so với năm 2010. Công tác giảm nghèo được đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt.

Tập huấn “Thực hiện các giải pháp về môi trường, an toàn thực phẩm và nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới”

(11/09/2020)
Sáng ngày 9/9, Ban Dân tộc tỉnh Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với Cộng đồng Nông nghiệp sạch- Công ty cổ phần Nông nghiệp sạch tổ chức lớp tập huấn “Thực hiện các giải pháp vệ môi trường, an toàn thực phẩm và nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới” tại tỉnh Hòa Bình.

Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thuỷ sản 8 tháng đầu năm ước đạt 6,85 nghìn tỷ đồng

(11/09/2020)
8 tháng đầu năm, tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19, thời tiết khô hạn cực đoan tiếp tục diễn ra gay gắt, lượng nước về hồ Hòa Bình ở mức rất thấp, dịch bệnh tả lợn Châu Phi chưa được khống chế hoàn toàn đã ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hòa Bình.

Bí thư Tỉnh ủy Bùi Văn Tỉnh làm việc với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

(10/09/2020)
Chiều 8/9, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo Sở NN&PTNT nhằm đánh giá kết quả triển khai thực hiện một số chủ trương của BTV Tỉnh ủy về phát triển nông, lâm nghiệp của tỉnh. Tham gia buổi làm việc, có các đồng chí: Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Ngô Văn Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy và lãnh dạo các sở ngành liên quan.

Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

(03/09/2020)
Trong mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh Hòa Bình, nông nghiệp được coi là nền tảng. Chính vì vậy, việc thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới luôn được tỉnh ưu tiên quan tâm thực hiện.

Phát triển rừng sản xuất, nâng cao giá trị kinh tế rừng

(11/08/2020)
Những năm qua, công tác phát triển rừng trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nhận thức về rừng của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhân dân và chủ rừng được nâng lên; quan điểm định hướng xã hội hóa nghề rừng được triển khai thực hiện. Những lợi thế đó tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế rừng, đưa nghề rừng thành nghề có giá trị kinh tế khá.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(11/08/2020)
Thực hiện Chương trình hành động số 14, ngày 30/8/2017 của Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 13 của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, ngay sau khi Chương trình hành động được ban hành, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch thực hiện, Sở NN&PTNT đã cụ thể hóa nội dung chương trình trong kế hoạch phát triển ngành, kế hoạch sản xuất vụ mùa, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và triển khai thực hiện hàng năm. Các cấp ủy đảng địa phương đã phổ biến, xây dựng kế hoạch nhằm thực hiện chương trình hành động gắn với kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, đơn vị.

Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

(06/08/2020)
Xác định ứng dụng công nghệ sinh học là nhân tố then chốt, là nền tảng để phát triển kinh tế, xã hội, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao, đời sống của nhân dân. Thời gian qua, tỉnh Hòa Bình luôn quan tâm và dành sự ưu tiên cho công tác nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học vào đời sống, sản xuất.

Tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn hỗ trợ nông dân trong sản xuất, kinh doanh

(06/08/2020)
Trong những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở đã quán triệt, triển khai, tạo điều kiện, phối hợp, hỗ trợ kinh phí để Hội Nông dân các cấp trực tiếp tham gia thực hiện các chương trình, đề án liên quan đến nông nghiệp, nông dân, xây dựng nông thôn mới góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển bền vững rừng sản xuất tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030

(04/08/2020)
Nhằm nâng cao giá trị sản xuất, kinh doanh và phát triển bền vững rừng sản xuất là rừng trồng trên cơ sở hình thành chuỗi liên kết từ trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; nâng cao giá trị tăng thêm ngành lâm nghiệp, khả năng cạnh tranh của sản phẩm và phát triển rừng bền vững. Tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước; ngày 30/7/2020, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TU về phát triển bền vững rừng sản xuất tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030 với các mục tiêu cụ thể như sau:

Phát triển ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại

(31/07/2020)
Trong 6 tháng đầu năm, sản xuất ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh diễn ra trong thời tiết thuận lợi, cây trồng, vật nuôi phát triển và sinh trưởng tốt. Giá trị sản xuất của ngành ước đạt 4,17 nghìn tỷ đồng, vượt 3,95% so với cùng kỳ năm 2019. Để có được thành công như vậy, Sở NN&PTNT và địa phương trong tỉnh đã chủ động thực hiện đề án và kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành Nông ngiệp, đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM và các chương trình mục tiêu phát triển ngành, chương trình, dự án trên địa bàn.

Kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn hỗ trợ nông dân trên địa bàn tỉnh

(28/07/2020)
Trong những năm qua, thực hiện Kết luận số 61-KL/TW, ngày 03/12/2009 của Ban Bí thư về Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020”; Chỉ thị số 28-CT/TU, ngày 21/4/2014, Kết luận số 70-KL/TU ngày 18/5/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020”, công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn hỗ trợ nông dân trên địa bàn tỉnh đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở đã quán triệt, triển khai, tổ chức thực hiện nghiêm túc. Nhận thức của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân về vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam được nâng cao. Chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục được cán bộ, hội viên, nông dân tích cực hưởng ứng tham gia; hạ tầng nông thôn có nhiều thay đổi, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển theo hướng bền vững. Vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới được khẳng định; các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã chủ động đề xuất thực hiện và tham gia cùng với các cấp, các ngành trong hoạt động phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội theo chức năng nhiệm vụ, xứng đáng là trung tâm và nòng cốt trong phong trào thi đua yêu nước, là chủ thể trong vận động nông dân, tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới.

Thả hơn 60.000 con cá giống bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Hòa Bình

(24/07/2020)
Ngày 23/7, tại xã Thái Thịnh, thành phố Hòa Bình, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Giáo hội Phật giáo tỉnh Hòa Bình tổ chức thả hơn 60.000 con cá giống (khoảng 3 tấn cá) gồm các loại như: Lăng, ngạnh, chắm đen, thiểu, cá măng... phóng sinh, tái tạo, bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Hòa Bình.

Huyện Lạc Thủy đẩy nhanh tiến độ sản xuất vụ mùa

(16/07/2020)
Sau khi kết thúc vụ chiêm xuân với nhiều chỉ tiêu hoàn thành đạt và vượt kế hoạch đề ra, huyện Lạc Thủy đã chỉ đạo các địa phương tập trung mọi điều kiện để sản xuất vụ mùa đảm bảo theo đúng khung lịch thời vụ tốt nhất.

6 tháng đầu năm 2020 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ước đạt 4,17 nghìn tỷ đồng; vượt 3,95% so cùng kỳ

(16/07/2020)
Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 6 tháng đầu năm, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh theo giá so sánh ước đạt 4,17 nghìn tỷ đồng; vượt 3,95% so cùng kỳ, đạt 40,82% kế hoạch; ước cả năm 10,2 nghìn tỷ vượt 5,7% so cùng kỳ, chiếm 83,2% cơ cấu ngành nông, lâm thủy sản.

Tập trung sản xuất vụ Mùa, vụ Hè thu năm 2020

(15/07/2020)
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu vụ tới nay, thời tiết khá thuận lợi cho gieo cấy lúa Mùa, thu hoạch cây màu vụ Xuân và trồng màu vụ Hè thu; tiến độ gieo cấy lúa mùa nhanh, tập trung; tính đến ngày 03/7/2020, toàn tỉnh đã gieo cấy được trên 12.000/21.800 ha, đạt khoảng 60% kế hoạch. Hiện lúa trà sớm đã bén rễ, hồi xanh, đẻ nhánh, trà chính vụ cấy đã hồi xanh; số diện tích còn lại đang tiếp tục cấy, dự kiến đến 15/7 toàn tỉnh cơ bản hoàn thành kế hoạch gieo cấy lúa mùa. cây ngô hè thu trà sớm giai đoạn từ 3 -5 lá, chính vụ tiếp tục gieo hạt; cây rau mầu khác giai đoạn cây con - phát triển thân lá. Dự báo vụ Mùa 2020 thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường, để chủ động chăm sóc lúa và cây màu, đồng thời hạn chế thấp nhất của thời tiết và dịch hại trên cây trồng, đảm bảo thắng lợi kế hoạch sản xuất, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hòa Bình đề nghị các địa phương trong tỉnh, các cơ quan chuyên môn thuộc Sở tập trung chỉ đạo tốt một số giải pháp sau:

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 04 về cải tạo vườn tạp

(30/06/2020)
Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 26/4/2016 của BTV Tỉnh ủy Hòa Bình về cải tạo vườn tạp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2016 – 2020, đã đạt được những được những kết quả tích cực. Trong đó thành quả nổi bật là nhận thức của người dân về kinh tế hộ, xóa bỏ vườn tạp được nâng cao. Nhờ đó giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân trên một đơn vị diện tích tăng khá cao; xuất hiện nhiều loại hình tổ chức sản xuất kinh tế tập thể, kinh tế trang trại, tổ hợp tác và doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp.

Tăng cường quản lý nuôi cá lồng bè trên sông và hồ chứa vào mùa mưa lũ

(17/06/2020)
Theo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi cá lồng bè trên sông, hồ chứa đầu tháng 5/2020 cho thấy, các chỉ số môi trường đều nằm trong ngưỡng cho phép, tuy nhiên ở một số vùng nuôi xuất hiện vi khuẩn Strepcoccus tổng số trong mẫu nước với mật độ 6,7 x 10 1CFU/ml, kết hợp với mưa lũ đầu mùa gây bất lợi cho thủy sản nuôi lồng bè trên sông,hồ chứa. Để hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người nuôi thủy sản lồng, bè, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương tăng cường quản lý nuôi cá lồng, bè trên sông, hồ chứa khi mùa mưa lũ đến.

Triển khai giải pháp nhằm nâng cao năng suất vụ Hè thu năm 2020

(15/06/2020)
Đến nay, sản xuất Đông xuân cơ bản đã hoàn thành, mọi chỉ tiêu thực hiện đều đạt và vượt kế hoạch được giao. Nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả, nâng cao năng suất vụ Hè thu, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với UBND huyện, thành phố triển khai đồng bộ các giải pháp, nhiệm vụ để đạt được những mục tiêu đề ra.

Hiển thị 901 - 960 of 2.297 kết quả.