ListNewByCategory

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dồn điền, đổi thửa trên địa bàn tỉnh

(15/11/2022)
Thực hiện thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TU ngày 22/12/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dồn điền, đổi thửa trên địa bàn tỉnh, 5 năm qua, nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với công tác dồn điền, đổi thửa đã có chuyển biến tích cực. Sản xuất trồng trọt của tỉnh có bước phát triển khá; năng suất, chất lượng nông sản của tỉnh không ngừng tăng.

Phát triển mô hình trồng rau an toàn giúp người dân nâng cao thu nhập

(10/11/2022)
Đến nay, với sự vào cuộc đồng bộ của cấp ủy, chính quyền, sự đồng thuận của người dân, xã Độc Lập đã hoàn thành 13/19 tiêu chí nông thôn mới. Nhờ phát triển mô hình rau an toàn, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Độc Lập (xã Độc Lập, TP.Hoà Bình, tỉnh Hòa Bình) đã tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho bà con nhân dân trên địa bàn xã. Từ đó, giúp hoàn thành tiêu chí thu nhập, đưa xã Độc Lập hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Hiện, xã Độc lập đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp để đạt các tiêu chí còn lại, phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới đúng kế hoạch đã đề ra.

Cho phép sử dụng tên địa danh “Lâm Sơn” và phê duyệt bản đồ để đăng ký nhãn hiệu tập thể mật ong Lâm Sơn

(10/11/2022)
Để phê duyệt bản đồ địa lý khoanh vùng sản phẩm sản phẩm Mật ong mang nhãn hiệu tập thể. Ngày 04/11/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Công văn số 1925/UBND-KTN về cho phép Hợp tác xã ong mật Lâm Sơn (Địa chỉ tại: Xóm Kẽm, xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình) sử dụng tên địa danh “Lâm Sơn” để đăng ký nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm Mật ong sản xuất và kinh doanh trên địa bàn xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình.

Tân Lạc: Tập trung cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm

(04/11/2022)
Thực hiện kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp năm 2022, huyện Tân Lạc đã triển khai đồng bộ các chính sách như hỗ trợ liên kết tiêu thụ một số sản phẩm cây ăn quả, cây dược liệu, cây rau; hỗ trợ phân bón cải tạo đất chuyên trồng lúa nước; hỗ trợ giống vật nuôi… Tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn phát triển cơ bản ổn định và có bước tăng trưởng khá; các mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa tiếp tục duy trì hiệu quả, từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, các hình thức tổ chức sản xuất được hoàn thiện và nâng cao.

Kim Bôi phát động chiến dịch toàn dân tham gia làm thủy lợi tháng 11/2022

(04/11/2022)
Chiến dịch toàn dân làm thủy lợi huyện Kim Bôi tháng 11/2021 đã cho những kết quả tích cực với khối lượng đào, đắp trên 42.000 m3; khối lượng đá xây, đá xếp trên 6.000m3; phát dọn trên 282 nghìn m2 diện tích, các chỉ tiêu đều vượt kế hoạch đề ra. Chiến dịch đã huy động được 51.080 công với giá trị thực hiện trên 3,5 tỷ đồng.

Công bố Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Thú y thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

(04/11/2022)
Ngày 28/10/2022, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 2479/QĐ-UBND về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Thú y thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Hòa Bình: Hướng tới chăn nuôi hiện đại bền vững, nông thôn

(04/11/2022)
Đầu tư chăn nuôi đại gia súc theo quy mô công nghiệp khép kín đang được tỉnh Hòa Bình xác định là một trong những giải pháp quan trọng nhằm tăng thu nhập của nông dân, thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Phát triển đa dạng ngành nghề, hợp tác xã góp phần đổi thay bộ mặt nông thôn mới ở địa phương

(04/11/2022)
Tỉnh Hòa Bình đặt mục tiêu đến năm 2025 có 65% số xã đạt Chuẩn nông thôn mới (tương đương khoảng 84/129 xã), 40% đạt Chuẩn nông thôn mới (CNTM) nâng cao, 10% xã đạt CNTM kiểu mẫu. Xác định phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân là mục tiêu cốt lõi trong xây dựng NTM. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền ở các xã trên địa bàn tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo, vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế hộ gắn với kinh tế hợp tác, xây dựng nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, xóa đói, giảm nghèo.

Giữ vững thương hiệu Cam Cao Phong

(03/11/2022)
Huyện Cao Phong đã chính thức bắt đầu vào vụ thu hoạch cam, niên vụ 2022-2023. Năm nay, thời tiết, khí hậu thổ nhưỡng và trình độ thâm canh của người dân tiếp tục khẳng định chất lượng cam Cao Phong.

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tạo ra giá trị mới cho nông sản

(03/11/2022)
Thực hiện Quyết định số 3030/QĐ-UBND ngày 23/12/2013, về việc phê duyệt dự án Quy hoạch tổng thể vùng và khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Hòa Bình đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 vào quy hoạch chung của tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2050; đến nay, toàn tỉnh có hơn 4.000 ha cây trồng đủ điều kiện chứng nhận an toàn thực phẩm, đạt tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Trong đó có 3.373 ha cây ăn quả có múi, 561 ha rau an toàn các loại và 152 ha cây trồng khác.

Xã Vạn Mai: Phát triển nuôi cá dầm xanh trở thành sản phẩm thế mạnh của địa phương

(02/11/2022)
Xã Vạn Mai, huyện Mai Châu nằm ven con suối Sia quanh năm nước chảy hiền hòa. Dòng suối trong vắt, mát lành được người dân dẫn về ao nuôi cá, đặc biệt là nuôi cá dầm xanh. Đây là loại cá đặc sản của vùng đất Mai Châu bởi mùi vị thơm ngon, độc đáo, hương vị hấp dẫn dù chế biến bất cứ món gì, được nhiều nhà hàng niêm yết trên thực đơn, tư thương săn đón. Nhiều năm nay, người dân xã Vạn Mai duy trì, mở rộng diện tích ao cá, từng bước nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho người dân, phát triển trở thành sản phẩm thế mạnh của địa phương.

Thực hiện quy trình cấp, quản lý mã số vùng trồng

(01/11/2022)
Thực hiện Quyết định số 2433/QĐ-UBND ngày 26/10/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình Về việc giao nhiệm vụ cấp, quản lý mã số vùng trồng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, ngày 31/10/2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Công văn số 3225/SNN-TTBVTV về việc hướng dẫn việc thực hiện cấp, quản lý mã số vùng trồng lĩnh vực trồng trọt.

Triển khai Chương trình Quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững giai đoạn 2022-2025, định hướng 2030 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

(27/10/2022)
Thực hiện Quyết định số 1090/QĐ-TTg ngày 19/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững giai đoạn 2022-2025, định hướng 2030. Ngày 26/10/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Công văn số 1860/UBND-KTN về việc triển khai thực hiện Chương trình Quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững giai đoạn 2022-2025, định hướng 2030 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Xây dựng thương hiệu cá sông Đà

(26/10/2022)
Với lợi thế tiềm năng sẵn có, Hòa Bình đã và đang xây dựng cá sông Đà theo chuỗi giá trị, nhằm tạo sự phát triển bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản đem lại nguồn thu nhập cao.

Xã Độc Lập phấn đấu trở thành xã nông thôn mới năm 2023

(26/10/2022)
Hiện tại, xã Độc Lập, thành phố Hoà Bình đã hoàn thành 13/19 tiêu chí nông thôn mới, xã cũng đã và đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp để đạt các tiêu chí còn lại, phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới đúng kế hoạch đã đề ra.

Tân Lạc: Ưu tiên lựa chọn cơ cấu giống cây trồng thích hợp với từng vùng sinh thái cho năng suất, chất lượng cao

(25/10/2022)
Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, vụ Mùa - Hè Thu năm 2022 thời tiết khá thuận lợi, nguồn nước cơ bản đảm bảo cho sản xuất, nông dân tranh thủ điều kiện thuận lợi gieo cấy nhanh, tập trung, đảm bảo khung thời vụ. Sâu bệnh hại trên lúa và trên cây trồng cạn thấp hơn so với cùng kỳ. Nhìn chung, so với cùng thời điểm mọi năm, năm nay giá nông sản trên thị trường có xu hướng tăng cao hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân tăng thu nhập.

Hoà Bình: Đẩy mạnh phát triển nhiều loại hình sản phẩm nông sản chất lượng cao, tìm kiếm thị trường xuất khẩu và nâng cao thu nhập cho người dân

(24/10/2022)
Mía Tân Lạc, nhãn Kim Bôi, chè sông Bôi... là những sản phẩm đã làm rạng danh đất Mường (Hòa Bình). Đây là những mặt hàng nông nghiệp đầu tiên của tỉnh Hòa Bình được xuất khẩu thành công sang Châu Âu. Để có thêm nhiều đặc sản được các nước trên thế giới đón nhận, tỉnh Hòa Bình cần có sự đầu tư và tầm nhìn dài hạn nhằm đánh thức tiềm năng về nông nghiệp. Việc xúc tiến đưa sản phẩm nông nghiệp ở Hòa Bình xuất khẩu đang được lãnh đạo tỉnh và các cơ quan chức năng đặc biệt quan tâm.

Tập trung hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu ngành Nông nghiệp được giao trong năm 2022

(21/10/2022)
Theo báo cáo của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 10 tháng năm 2022, thời tiết tương đối thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển cũng như việc thu hoạch các loại cây trồng; tình hình sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh được duy trì phát triển.

Lạc Thủy tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng cho giá trị kinh tế cao

(19/10/2022)
Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thủy, vụ mùa - Hè thu 2022 tổng diện tích gieo trồng các loại cây hàng năm 4.255,3 ha đạt 102,1% kế hoạch bằng 105,1% so cùng kỳ, tổng diện tích cây ăn quả hiện có 1.444,02 ha;...Thực hiện dồn điền đổi thửa gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển từ đất trồng ngô, trồng màu sang trồng cây lâu năm. Tổng diện tích dồn điền, đổi thửa đến nay 560,2 ha, bằng 54,9% so kế hoạch đến năm 2025, một số địa phương làm tốt công tác dồn điền, đổi thửa tạo tiền đề phát triển sản xuất hàng hóa.

Mai Châu chủ trương phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

(18/10/2022)
Những năm qua huyện Mai Châu đã áp dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Huyện xác định phát triển lĩnh vực nông nghiệp, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gắn với xây dựng nông thôn mới, góp phần vào sự phát triển chung của kinh tế xã hội của địa phương; Phát triển dựa trên sự phù hợp của địa phương theo từng giai đoạn, khai thác được tiềm năng, lợi thế để phát triển nông nghiệp bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường.

Phát triển nền nông nghiệp theo yêu cầu xanh, sạch, bền vững là mục tiêu hướng đến của ngành nông nghiệp của tỉnh

(18/10/2022)
Hòa Bình nằm tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội và nằm trong quy hoạch vùng Thủ đô, sở hữu môi trường sạch, trong lành; cảnh quan thiên nhiên hữu tình; nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc; điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu, tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, đa dạng; đất đai có độ màu mỡ cao. Vì thế, tỉnh Hòa Bình có tiềm năng, lợi thế để thu hút đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, dịch vụ và du lịch.

Lạc Thủy phê duyệt Đề án phát triển cây lấy măng trên địa bàn huyện giai đoạn 2022 – 2025

(13/10/2022)
Huyện Lạc Thủy là huyện miền núi thấp của tỉnh Hòa Bình, với tổng diện tích tự nhiên trên 31 nghìn ha, trong đó tích đất nông nghiệp trên 22 nghìn ha, chiếm 70% diện tích đất tự nhiên (Đất sản xuất nông nghiệp trên 7,1 nghìn ha; đất lâm nghiệp trên 14,5 nghìn ha; đất nuôi trồng thủy sản 320 ha; đất nông nghiệp khác 169 ha). Huyện có thế mạnh về phát triển lâm nghiệp với lợi thế về đất đai, giao thông đường bộ, đường thủy thuận lợi cho vận chuyển lưu thông hàng hóa. Diện tích trồng rừng hàng năm từ 850 - 900 ha theo hướng thâm canh, trong đó trồng rừng gỗ lớn chiếm 54% diện tích, giá trị và chất lượng của rừng từng bước được nâng cao, kinh tế rừng từng bước được nâng cao. Theo phân tích, huyện có đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu và nguồn nước phù hợp với việc phát triển cây măng.

Kết quả sản xuất Nông, Lâm nghiệp, Thủy sản vụ Mùa năm 2022

(12/10/2022)
Trong vụ Hè Thu, vụ Mùa năm 2022, thời tiết diễn biến tương đối thuận lợi, thành phố Hòa Bình đã tăng cường phối hợp với các sở, ngành thực hiện đúng kế hoạch sản xuất trên địa bàn, đảm bảo diện tích cung cấp nước, rà soát để xây dựng phương án chống hạn, tích nước, sử dụng nước của các hồ chứa hợp lý.

Triển khai thực hiện tốt Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Hoà Bình

(12/10/2022)
Thời gian qua, tỉnh đã triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đảm bảo đúng tiến độ thời gian và hiệu quả. Xác định Chương trình OCOP là Chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị, gắn phát triển nông thôn với đô thị, góp phần thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Xây dựng các cấp Hội nông dân vững mạnh

(11/10/2022)
Từ đầu năm đến nay, phong trào thi đua xây dựng tổ chức Hội vững mạnh được các cấp Hội Nông dân trong tỉnh tập trung chỉ đao, phát triển sâu rộng, tạo nền tảng vững chắc để xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.

Nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường nông thôn, góp phần kiểm soát ô nhiễm không khí

(10/10/2022)
Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 18/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, thời gian qua, ngành Nông nghiệp &PTNT đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm hưởng ứng, triển khai hành động để tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn tỉnh.

Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh

(09/10/2022)
9 tháng đầu năm 2022, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức tác động trực tiếp đến tình hình sản xuất, đời sống của nông dân. Nhưng các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh đã tập trung tuyên truyền, vận động nông dân đoàn kết, hăng hái thi đua vượt qua khó khăn, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động, tạo ra nhiều nguồn lực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Hiển thị 521 - 560 of 2.285 kết quả.