ListNewByCategory

Vụ Đông 2024 toàn tỉnh phấn đấu gieo trồng khoảng 9,07 nghìn ha

(20/09/2024)
Sản xuất và thu hoạch vụ Mùa được thực hiện sớm, tập trung; nền nhiệt độ ấm, tận dụng được diện tích đất lúa mùa sớm, đất bưa bãi cùng với chủ động được nước tưới tạo thuận lợi đẩy mạnh trồng, tăng diện tích các cây trồng vụ đông ưa ấm như ngô, đậu tương. Giá vật tư nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) và giá bán các sản phẩm nông sản vụ Đông tương đối ổn định. Một số sản phẩm được thị trường ưa chuộng như ngô ngọt, ngô nếp, dưa chuột nếp, đậu cove, bắp cải, súp lơ... có hiệu quả cao trong vụ sản xuất. Tình hình sâu bệnh hại được dự tính, dự báo kịp thời và áp dụng các biện pháp phòng, trừ hiệu quả, không có diện tích thiệt hại nặng do sâu bệnh gây ra.

Tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản 9 tháng đầu năm 2024

(16/09/2024)
9 tháng đầu năm 2024, nhìn chung tình hình phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định. Các địa phương tích cực, chủ động trong chỉ đạo, tổ chức sản xuất mùa vụ; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên các loại cây trồng, tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi và thủy sản nuôi, công tác phòng chống cháy rừng. Tốc độ tăng trưởng GRDP ngành nông, lâm, thủy sản ước đạt 4,21%, dự báo đến cuối năm đạt kế hoạch đề ra. Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh hiện nay là 95,8%, dự báo đến cuối năm đạt kế hoạch đề ra. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 51,61%, vượt kế hoạch đề ra.

Khẩn trương khôi phục sản xuất sau cơn bão số 3

(13/09/2024)
Trong tháng 9 do ảnh hưởng của cơn bão số 3, trên địa bàn tỉnh đã có mưa lớn kèm theo gió lốc kéo dài từ 19h00 ngày 06/9 đến 10/9/2024, trên địa bàn tỉnh đã có một số diện tích hao màu bị ảnh hưởng: Tổng diện tích bị thiệt hại là 6.728,6 ha lúa, hoa màu, cây ăn quả, cây hàng năm và lâu năm.

Tập trung phát triển cây dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao trên địa bàn tỉnh

(11/09/2024)
Trong những năm qua, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư nuôi trồng, chế biến dược liệu. Các dự án, chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã giúp đẩy mạnh và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào canh tác, sơ chế, chế biến cây dược liệu. Đại đa số cây dược liệu thích hợp với điều kiện khí hậu nhiều vùng khác nhau của tỉnh Hòa Bình, nhiều chủng loại cây dược liệu đã gắn bó với người dân từ nhiều năm nay, do vậy đây là cây trồng quen thuộc với nhiều kinh nghiệm chăm sóc và thu hái sản phẩm nên quá trình mở rộng và phát triển cây dược liệu tại các vùng quy hoạch có nhiều thuận lợi.

Phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

(09/09/2024)
Qua 03 năm triển khai thực hiện Đề án số 03-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các cấp ủy, chính quyền đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, nhận thức và đồng thuận của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về chủ trương, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới được nâng lên.

Hiển thị 1 - 8 of 2.278 kết quả.