ListNewByCategory

Vụ Đông 2024 toàn tỉnh phấn đấu gieo trồng khoảng 9,07 nghìn ha

(20/09/2024)
Sản xuất và thu hoạch vụ Mùa được thực hiện sớm, tập trung; nền nhiệt độ ấm, tận dụng được diện tích đất lúa mùa sớm, đất bưa bãi cùng với chủ động được nước tưới tạo thuận lợi đẩy mạnh trồng, tăng diện tích các cây trồng vụ đông ưa ấm như ngô, đậu tương. Giá vật tư nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) và giá bán các sản phẩm nông sản vụ Đông tương đối ổn định. Một số sản phẩm được thị trường ưa chuộng như ngô ngọt, ngô nếp, dưa chuột nếp, đậu cove, bắp cải, súp lơ... có hiệu quả cao trong vụ sản xuất. Tình hình sâu bệnh hại được dự tính, dự báo kịp thời và áp dụng các biện pháp phòng, trừ hiệu quả, không có diện tích thiệt hại nặng do sâu bệnh gây ra.

Tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản 9 tháng đầu năm 2024

(16/09/2024)
9 tháng đầu năm 2024, nhìn chung tình hình phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định. Các địa phương tích cực, chủ động trong chỉ đạo, tổ chức sản xuất mùa vụ; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên các loại cây trồng, tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi và thủy sản nuôi, công tác phòng chống cháy rừng. Tốc độ tăng trưởng GRDP ngành nông, lâm, thủy sản ước đạt 4,21%, dự báo đến cuối năm đạt kế hoạch đề ra. Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh hiện nay là 95,8%, dự báo đến cuối năm đạt kế hoạch đề ra. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 51,61%, vượt kế hoạch đề ra.

Khẩn trương khôi phục sản xuất sau cơn bão số 3

(13/09/2024)
Trong tháng 9 do ảnh hưởng của cơn bão số 3, trên địa bàn tỉnh đã có mưa lớn kèm theo gió lốc kéo dài từ 19h00 ngày 06/9 đến 10/9/2024, trên địa bàn tỉnh đã có một số diện tích hao màu bị ảnh hưởng: Tổng diện tích bị thiệt hại là 6.728,6 ha lúa, hoa màu, cây ăn quả, cây hàng năm và lâu năm.

Tập trung phát triển cây dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao trên địa bàn tỉnh

(11/09/2024)
Trong những năm qua, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư nuôi trồng, chế biến dược liệu. Các dự án, chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã giúp đẩy mạnh và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào canh tác, sơ chế, chế biến cây dược liệu. Đại đa số cây dược liệu thích hợp với điều kiện khí hậu nhiều vùng khác nhau của tỉnh Hòa Bình, nhiều chủng loại cây dược liệu đã gắn bó với người dân từ nhiều năm nay, do vậy đây là cây trồng quen thuộc với nhiều kinh nghiệm chăm sóc và thu hái sản phẩm nên quá trình mở rộng và phát triển cây dược liệu tại các vùng quy hoạch có nhiều thuận lợi.

Phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

(09/09/2024)
Qua 03 năm triển khai thực hiện Đề án số 03-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các cấp ủy, chính quyền đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, nhận thức và đồng thuận của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về chủ trương, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới được nâng lên.

8 tháng năm 2024: Tổng thu nhập từ rừng của các tổ chức, hộ gia đình trên địa bàn toàn tỉnh ước đạt trên 850 tỷ đồng

(22/08/2024)
Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và PTNT), tính đến hết tháng 8, trên địa bàn toàn tỉnh đã sản xuất được trên 19,9 triệu cây giống phục vụ trồng rừng (đạt 125% kế hoạch). Thực hiện kế hoạch năm, tới nay toàn tỉnh đã trồng rừng tập trung 7.929,89 ha/5.550 ha đạt 142% kế hoạch; trồng cây phân tán 763.380 cây/906.200 cây đạt 84% kế hoạch.

Đoàn Công tác của Ban Chỉ đạo 61 tỉnh khảo sát tại huyện Tân Lạc

(22/08/2024)
Ngày 21/8, Đoàn Công tác của Ban Chỉ đạo 61 tỉnh đã tổ chức buổi khảo sát, nắm tình hình việc thực hiện Kết luận số 61-KL/TW của Ban Bí thư, Đề án số 01-ĐA/TU và Chương trình hành động số 25-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới” tại huyện Tân Lạc. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng đoàn; tham gia Đoàn có lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh.

Triển khai 83 dự án hỗ trợ sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp

(20/08/2024)
Theo báo cáo của UBND tỉnh, thực hiện Tiểu dự án 1 – Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2023, trên địa bàn tỉnh đã và đang triển khai thực hiện 83 dự án về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong đó, Sở NN&PTNT thực hiện 05 dự án; huyện Mai Châu 12 dự án; Đà Bắc 18 dự án; Lạc Sơn 25 dự án; Yên Thủy 2 dự án; Kim Bôi 7 dự án; Lạc Thủy 3 dự án; Tân Lạc 3 dự án; Cao Phong 3 dự án; TP Hòa Bình 5 dự án.

Tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2019- 2024

(19/08/2024)
Giai đoạn 2019-2024, Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đem lại những hiệu quả rõ nét mọi mặt đời sống, xã hội của tỉnh Hòa Bình về phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hoá, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững, góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng ngành Nông nghiệp trung bình hàng năm từ 4,5-5%; thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và nông thôn mới cấp thôn, bản. Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, bảo đảm môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hóa truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững.

Tổng diện tích gieo trồng vụ Đông xuân toàn tỉnh là 65.488,9 ha, tăng 5,63 % so với kế hoạch

(16/08/2024)
Năm 2024, sản xuất trồng trọt gặp nhiều khó khăn như: Giá vật tư nông nghiệp tăng cao; ảnh hưởng của không khí lạnh, kèm theo sương muối vào ban đêm và sáng sớm, gây ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng, đặc biệt là các loại rau ăn lá, diện tích mạ và lúa mới cấy. Mưa đá, mưa lớn kéo dài làm cho một số diện tích hoa màu bị ảnh hưởng…Tuy nhiên, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã bám sát đồng ruộng và cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống; chủ động công tác điều tra phát hiện sinh vật hại cây trồng để dự báo sớm, hướng dẫn cơ sở và người nông dân áp dụng biện pháp quản lý phù hợp để đảm bảo diện tích gieo trồng theo Kế hoạch.

Phát hiện và xử lý kịp thời sinh vật gây hại trên các loại cây trồng

(16/08/2024)
Tháng 8, nhiệt độ trung bình toàn tỉnh 28,2 độ C đến 29 độ C; có thời điểm cao nhật là 39,8 độ C. Độ ẩm trung bình 77-88%. Tổng lượng mưa trung bình là 126,14mm; thấp hơn cùng kỳ năm 2023 là 213,6mm. Tổng lượng nắng là 1267,4 giờ, thấp hơn cùng kỳ năm 2023 là 159,6 giờ. Thời tiết nắng nóng, một số kỳ nắng nóng gay gắt xen kỹ mưa dông đã tạo điều kiện thuận lợi cho sinh vật gây hại phát sinh và gia tăng.

Tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tháng 8 năm 2024

(15/08/2024)
Trong tháng 8 năm 2024, nhìn chung tình hình phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định. Các địa phương tích cực, chủ động trong chỉ đạo, tổ chức sản xuất mùa vụ; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên các loại cây trồng, tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi và thủy sản nuôi, công tác phòng chống cháy rừng. Công tác kiểm soát giết mổ động vật, điều tiết nước hợp lý, quản lý chặt chẽ nước các hồ đập, đảm bảo tích đủ nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân được triển khai thực hiện tốt.

Quan tâm đầu tư thực hiện Chương trình du lịch phát triển nông thôn trong xây dựng nông thôn mới

(14/08/2024)
Thời gian qua, Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã được chính quyền các cấp quan tâm đầu tư phát triển tương đối nhanh. Tỉnh đã ban hành nhiều chương trình, dự án, đề án nhằm thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại các khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tập trung khắc phục thiệt hại do mưa lũ, chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với địa phương và cơ cấu mùa vụ

(13/08/2024)
Trong tháng 8, điều kiện thời tiết, khí hậu khá thuận lợi cho việc gieo trồng và chăm sóc các loại cây trồng, nền nhiệt độ trung bình từ 27-350c. Các địa phương tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi tập trung gieo trồng và chăm sóc các loại cây trồng vụ mùa - hè thu. Cây ăn quả có múi phát triển thân lá (vườn kiến thiết), phát triển quả (vườn kinh doanh), sâu bệnh hại ở mức độ trung bình – nhẹ.

Hiển thị 1 - 20 of 2.278 kết quả.