ListNewByCategory

Cấp thiết phòng trừ bệnh lùn sọc đen

(09/04/2018)
Tỉnh ta đang cùng với cả nước khởi động sản xuất vụ chiêm - xuân. ở vụ mùa hè - thu trước, bệnh lùn sọc đen đã xuất hiện và gây hại khá mạnh cho diện tích lúa trên địa bàn. Nguy cơ bùng phát bệnh là thực trạng đáng lo ngại ở vụ xuân, tức vụ kế tiếp nếu chủ quan, lơ là trong việc phòng trừ. PV Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN & PTNT về thực trạng, nguy cơ, đồng thời đưa ra những khuyến cáo ở vụ này.

Huyện Cao Phong tìm hướng tiêu thụ mía tím

(05/04/2018)
Từ lâu, cây mía được đánh giá là cây trồng chủ lực đem lại thu nhập khá cho người dân Cao Phong. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây tiêu thụ mía tím chậm, giá sụt giảm đã ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân. Có lẽ cũng như nhiều loại nông sản khác do trước đây mía tím được giá nên người dân mở rộng diện tích, dẫn đến thực trạng trên. Bài toán mất mùa được giá hay được mùa mất giá đối với cây mía chưa tìm được lời giải thỏa đáng.

Mùa hoa bưởi ở Tử Nê

(05/04/2018)
Tết năm nay nắng ấm nên nếu nhà vườn nào xử lý sớm thì đúng dịp Tết cây bưởi đã bung nở hoa, đậu quả, đến nay, quả đã to bằng ngón chân cái. Tuy nhiên, nhiều vườn chờ thu quả xong trước Tết mới xử lý vườn nên bây giờ cây bưởi mới bắt đầu bật nụ. Hoa nở tầm hết tháng 3. Vậy nên những ngày này đến Tử Nê (Tân Lạc), ngay trong vườn nhà, ra ngoài cánh đồng hay ngược lên đồi, đâu đâu cũng thoang thoảng thơm mùi hoa bưởi.

Huyện Lạc Thủy chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa

(05/04/2018)
Giai đoạn 2011- 2015, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp huyện Lạc Thủy đạt 9,7%, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm 35,5% đã góp phần phát triển KT-XH của huyện. Để tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, huyện tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ KH-KT nhằm nâng cao giá trị sản xuất, giảm tỷ lệ hộ nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái.

Cựu chiến binh xã Đông Phong giúp nhau xóa đói, giảm nghèo

(03/04/2018)
Hội CCB xã Đông Phong (Cao Phong) có 223 hội viên, sinh hoạt tại 6 chi hội. Tận dụng tiềm năng, lợi thế sẵn có, 98% hội viên CCB lựa chọn trồng cây ăn quả có múi là mô hình kinh tế mũi nhọn để phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Theo thống kê năm 2017, thu nhập bình quân đầu người đạt 25 triệu đồng/hội viên/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,2%.

Nhân rộng mô hình nuôi cá trong lồng bè đảm bảo an toàn thực phẩm

(03/04/2018)

Hòa Bình là 1 trong 7 tỉnh miền núi phía Bắc cùng thực hiện dự án "Xây dựng mô hình nuôi cá tầm, cá lăng, cá diêu hồng trong lồng bè đảm bảo ATTP tại một số tỉnh miền núi phía Bắc” giai đoạn 2017 - 2019 do Bộ NN&PTNT phê duyệt, Trung tâm Khuyến nông quốc gia chủ trì thực hiện. Dự án nhằm phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng trên sông, hồ chứa tại các tỉnh thực hiện. Chính vì thế, đối với tỉnh ta - địa phương được đánh giá có nhiều lợi thế để phát triển nghề nuôi cá lồng trên sông, quá trình triển khai dự án đã mang lại những bài học kinh nghiệm sâu sắc để trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục nhân rộng các mô hình nuôi cá trong lồng bè đảm bảo ATTP.

Xã Cao Răm chuyển dịch cơ cấu cây trồng hiệu quả

(03/04/2018)
Những năm gần đây, Đảng bộ, chính quyền xã Cao Răm (Lương Sơn) đã chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, cải tạo vườn tạp, khai thác tiềm năng đất rừng của địa phương. Nhờ đó thu nhập bình quân ngày một tăng, các mô hình kinh tế có hiệu quả được nhân rộng.

Triển vọng từ giống lúa thuần Kim cương 111

(03/04/2018)
Vụ mùa năm 2017, Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản phối hợp với Công ty Cổ phần Giống cây trồng T.ư thực hiện mô hình trình diễn giống lúa thuần Kim Cương 111 với quy mô 5 ha tại xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi. Đây được đánh giá là giống lúa thuần có năng suất cao, phù hợp với địa phương và được nhân rộng trong các vụ tiếp theo.

Nông dân huyện Tân Lạc tập trung sản xuất vụ xuân

(03/04/2018)
Những ngày này, nông dân huyện Tân Lạc tập trung chăm sóc lúa mới cấy, làm đất trồng màu, nạo vét, tu sửa hệ thống kênh mương... nhằm đảm bảo sản xuất vụ chiêm xuân 2018 theo đúng kế hoạch, đạt được năng suất cao.

Tập trung chăm sóc lúa và cây màu vụ xuân

(03/04/2018)
Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã hoàn thành kế hoạch gieo cấy lúa vụ xuân 2018 với tổng diện tích trên 15.380 ha (vượt kế hoạch 2,57%). Tuy nhiên, diện tích gieo trồng một số loại cây màu như ngô, sắn, rau đậu... còn hạn chế, đòi hỏi từ nay đến cuối tháng 3/2018 cần đẩy nhanh tiến độ mới có thể hoàn thành kế hoạch trong khung thời vụ.

Xã Định Cư phát huy hiệu quả vốn ưu đãi

(02/04/2018)
Định Cư là xã thuộc khu vực 135 của huyện Lạc Sơn, thu nhập chính của bà con dựa vào sản xuất nông nghiệp, không có ngành nghề phụ nên đời sống còn nhiều khó khăn. Hết năm 2017, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt trên 17 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo còn 33,36%, hộ cận nghèo 21,65%. Xã có 15 xóm, gần 5.000 nhân khẩu, chủ yếu là dân tộc Mường. Do đó, nguồn vốn chính sách đến tay bà con có thể coi là "đòn bẩy” xóa đói - giảm nghèo cho mảnh đất còn nhiều khó khăn này. Vốn của NHCSXH có tác động rất lớn đến phát triển KT-XH của xã, đặc biệt là đối với những hộ nghèo và cận nghèo.

Quản lý và phát triển bền vững “Ngân hàng bê giống”

(23/03/2018)
Đó là yêu cầu đặt ra đối với Chương trình cho vay bê cái giống sinh sản do Quỹ Thiện Tâm - Tập đoàn Vingroup hỗ trợ, được thực hiện trên địa bàn tỉnh từ năm 2017 đến nay và đang cho những kết quả đáng ghi nhận. Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, hai địa phương tham gia là Kim Bôi và Lạc Sơn cần thực hiện tốt Quy chế quản lý và phát triển "Ngân hàng bê giống” từ nguồn hỗ trợ cho vay của chương trình, từ đó đảm bảo nguồn giống tốt để từng bước nhân rộng ra các địa phương khác.

Người dân xã Kim Truy khóc dở, mếu dở với… con giống hỗ trợ

(23/03/2018)
Với mục tiêu giúp hộ nghèo ổn định cuộc sống, ngày 7/8/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 102 về việc hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn. Chính sách này do Ban Dân tộc trực tiếp phối hợp với các ngành, địa phương triển khai thực hiện. Tuy nhiên, trái với mục tiêu ban đầu, tại một số xã vùng khó khăn của huyện Kim Bôi, với việc triển khai hỗ trợ muộn, hỗ trợ không phù hợp đã khiến nhiều hộ dân dở khóc, dở cười với con giống hỗ trợ của Nhà nước.

Huyện Cao Phong tìm hướng tiêu thụ mía tím

(23/03/2018)
Từ lâu, cây mía được đánh giá là cây trồng chủ lực đem lại thu nhập khá cho người dân Cao Phong. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây tiêu thụ mía tím chậm, giá sụt giảm đã ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân. Có lẽ cũng như nhiều loại nông sản khác do trước đây mía tím được giá nên người dân mở rộng diện tích, dẫn đến thực trạng trên. Bài toán mất mùa được giá hay được mùa mất giá đối với cây mía chưa tìm được lời giải thỏa đáng.

Thành công từ mạo hiểm, kiên trì với cây cam

(22/03/2018)

"Mình mà không mạo hiểm, kiên trì bám trụ với cây cam thì chắc cuộc sống của gia đình giờ vẫn khó khăn lắm” - vừa chỉ tay ra vườn cam, ông Trần Văn Nghị, trú tại Đội 3, khu Nam Thượng, thị trấn Thanh Hà (Lạc Thủy) chia sẻ. Sau 10 năm không ít lần gặp khó khăn, thất bại, vườn cam đã đem lại cho gia đình ông thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.

Xây dựng hợp tác xã kiểu mới gắn với phát triển chuỗi giá trị

(22/03/2018)
Sản xuất theo chuỗi giá trị hàng hóa đang là yêu cầu cấp bách đối với các HTX nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, để làm được điều này đòi hỏi không chỉ nỗ lực của riêng HTX mà cần nhiều yếu tố hỗ trợ. Theo bộ tiêu chí xã NTM quy định tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất phải đảm bảo 2 nội dung là xã có HTX hoạt động theo đúng quy định của Luật HTX và xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững.

Xuất khẩu lao động khó đạt chỉ tiêu, kế hoạch đề ra

(22/03/2018)
Năm 2017, tỉnh ta đặt ra kế hoạch xuất khẩu lao động (XKLĐ) 500 người. Tuy nhiên, theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH, cả năm, toàn tỉnh ước xuất khẩu khoảng 420 lao động. Trong đó, ngoài các thị trường truyền thống, các thị trường cho thu nhập cao như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan đã tạo điều kiện thuận lợi hơn trong công tác thu hút người lao động tham gia. Cùng với đó là chính sách khuyến khích XKLĐ. Tuy nhiên, XKLĐ của tỉnh khó đạt được chỉ tiêu, kế hoạch đề ra

Thúc đẩy hoạt động sản xuất nông nghiệp

(22/03/2018)
Năm 2017, trạm KN-KL huyện Tân Lạc đã triển khai những hoạt động khuyến nông quan trọng hỗ trợ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, trọng tâm là bồi dưỡng, tập huấn, tuyên truyền, trình diễn và nhân rộng các mô hình.

Xã Bình Sơn nỗ lực nâng cao tiêu chí thu nhập

(22/03/2018)
Sau 7 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến nay, xã Bình Sơn (Kim Bôi) hoàn thành được 11/19 tiêu chí. Thu nhập bình quân đạt 13 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chiếm đến 40%. Cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong xã đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao thu nhập, thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.

Xã Phú Thành phát triển kinh tế trang trại

(22/03/2018)
Trong những năm qua, các mô hình kinh tế trang trại tổng hợp ở xã Phú Thành (Lạc Thủy) đã hình thành, phát triển và không ngừng mở rộng. Sự phát triển của kinh tế trang trại góp phần giúp người dân phát huy lợi thế, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường.

Tích cực tham gia góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương

(20/03/2018)
Rời quân ngũ về với đời thường, vượt qua hoàn cảnh khó khăn, nhiều hội viên CCB thành phố Hoà Bình đã nêu cao ý chí, tinh thần tự lực, tự cường, vươn lên làm giàu chính đáng, tạo việc làm với mức thu nhập ổn định cho nhiều lao động; vận động, huy động nguồn lực giúp đỡ các hội viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên thoát nghèo.

Khởi nghiệp từ kinh doanh thực phẩm sạch

(20/03/2018)

 

Đang công tác ở Hội Nông dân tỉnh, công việc tưởng cứ thế tiếp diễn êm đềm, anh Trần Văn Tường bất ngờ chuyển sang ngã rẽ khác: Tự đứng ra mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch.

Mỗi tấc đất đang trở thành những tấc “vàng”

(20/03/2018)
Cuối tháng 11/2017, đất và người Mường Bi chộn rộn trong niềm vui trước sự kiện công bố, đón nhận văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể "Bưởi đó Tân Lạc”. Đây là điểm nhấn quan trọng trong lộ trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp mà huyện Tân Lạc đang theo đuổi với tâm thế và tư duy mới.

Hiệu quả mô hình nuôi ong mật ở xã Lâm Sơn

(19/03/2018)
Trong những năm qua, mô hình nuôi ong lấy mật ở xã Lâm Sơn (Lương Sơn) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Được thiên nhiên ưu đãi về điều kiện tự nhiên, khí hậu trong lành, thảm thực vật phong phú, nghề nuôi ong ngày càng phát triển, sản phẩm mật ong xã Lâm Sơn được ưa chuộng, từ đó trở thành nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình.

Khai thác tiềm năng phát triển du lịch

(19/03/2018)
Huyện Tân Lạc được biết đến là vùng đất cổ Mường Bi, "cái nôi” của nền Văn hoá Hoà Bình nổi tiếng. Mảnh đất giàu bản sắc văn hóa dân tộc, nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, đa dạng tạo nên những điểm nhấn thu hút du khách gần, xa đến với vùng đất cổ, mang lại diện mạo mới cho du lịch của huyện.

Hạn chế thấp nhất thiệt hại về gia súc trong rét đậm, rét hại

(19/03/2018)
Tỉnh ta đang trải qua đợt rét đậm, rét hại đáng kể nhất kể từ đầu vụ thu – đông. Theo dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn trung ương trong những ngày tới, khí hậu miền Bắc sẽ còn tiếp tục có các đợt rét tăng cường. Người chăn nuôi trong tỉnh cần tích cực chuẩn bị lượng thức ăn dự trữ, duy trì che chắn chuồng trại và giữ ấm cho đàn gia súc để hạn chế mức độ thiệt hại.

Dấu ấn Nghị quyết tam nông ở huyện Lạc Sơn

(19/03/2018)
Ngay sau khi BCH T.ư Đảng (khóa X) ban hành Nghị quyết số 26-NQ/T.ư về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Huyện ủy, UBND huyện, các ban, ngành, đoàn thể huyện Lạc Sơn đã đề ra chương trình hành động triển khai nghị quyết. Nghị quyết tam nông đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, có sức lan tỏa. Sau gần 10 năm nền kinh tế Lạc Sơn đã có những con số ấn tượng ở mọi lĩnh vực. Đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể.

Hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn

(19/03/2018)
Đến thời điểm này, toàn tỉnh có 39 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, 140 cán bộ quản lý dạy nghề, 407 giáo viên và người dạy nghề. Trong giai đoạn 2010-2017 có 10 nghề nông nghiệp, 20 nghề phi nông nghiệp đã được phê duyệt định mức hỗ trợ chi phí đào tạo.

CCB xã Phú Vinh vượt khó, làm giàu

(21/12/2017)
Trong những năm qua, Hội CCB xã Phú Vinh (Tân Lạc) luôn phát huy bản chất truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ”, tích cực sáng tạo, đẩy mạnh các phong trào thi đua, gương mẫu, đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, vươn lên xóa đói, giảm nghèo, nhờ đó nhiều hội viên thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.

Phát triển thương hiệu ngành ong gắn với an toàn thực phẩm

(21/12/2017)
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển, mỗi năm, ngành ong của tỉnh với sản lượng hàng nghìn tấn đã đóng góp đáng kể cho sản xuất nông nghiệp, mang lại thu nhập và giải quyết việc làm tại chỗ cho hàng nghìn hộ dân. Tới đây, khi mật ong Hòa Bình được cấp nhãn hiệu chứng nhận, lợi thế sản phẩm này sẽ còn được nâng tầm.

Xã Mỵ Hòa - đất cam đang hồi sinh mạnh mẽ

(21/12/2017)
Trong 5 năm lại đây, xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đặc biệt trồng cây có múi. Đến nay, cây có múi đang vươn lên mạnh mẽ, bước đầu hiệu quả đem lại rất khả quan, trở thành niềm hy vọng đổi đời của bà con nơi đây.

Cam Cao Phong niên vụ 2017 - 2018 – sản lượng tăng, giá ổn định

(21/12/2017)
Những ngày giữa tháng 11, Quốc lộ 6 đoạn qua thị trấn Cao Phong (Cao Phong) và các xã lân cận như khoác lên mình tấm áo mới. Hai bên đường có vài trăm điểm bán cam, quýt Cao Phong. Trên các triền đồi, cam Canh, Xã Đoài, quýt… sai trĩu cành, vàng óng. Hình thức khách hàng đến tận vườn trải nghiệm và mua cam cũng đang được nhiều nhà vườn thực hiện.

Giữ gìn thương hiệu Cam Cao Phong

(21/12/2017)
Năm 2017, cam Cao Phong được mùa và tiếp tục có những bước đi vững chắc, khẳng định thương hiệu trên thị trường. Cao Phong đang khai thác hiệu quả lợi thế tự nhiên về thổ nhưỡng, khí hậu, và nguồn lực khoa học kỹ thuật lao động, thực hiện sản xuất cam theo các tiêu chuẩn an toàn, phát triển vùng cam hàng hóa, mang cuộc sống ấm no, giàu có cho người nông dân.

Xã Phú Thành phát triển kinh tế trang trại

(21/12/2017)
Trong những năm qua, các mô hình kinh tế trang trại tổng hợp ở xã Phú Thành (Lạc Thủy) đã hình thành, phát triển và không ngừng mở rộng. Sự phát triển của kinh tế trang trại góp phần giúp người dân phát huy lợi thế, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường.

Nông dân huyện Kim Bôi vượt khó sản xuất vụ đông

(21/12/2017)
Xóm Bờ, xã Trung Bì (Kim Bôi) có bãi bồi rộng chạy dọc theo con suối luôn dồi dào nước. Khu đất màu mỡ này chưa bao giờ bị bỏ trống trong bất cứ vụ đông nào. Năm nay cũng thế. Mặc dù vào trung tuần tháng 10 vừa qua, mưa lũ lịch sử làm nước suối dâng cao, vùi lấp làm hư hại toàn bộ diện tích ngô đông trồng trước đó hơn chục ngày khiến nông dân chỉ còn lựa chọn duy nhất sau khi nước rút: làm lại đất để trồng loạt cây mới trên nền đất cũ, quyết tâm không để đất trống trong sản xuất vụ đông.

Hiển thị 841 - 880 of 919 kết quả.