ListNewByCategory

Hòa Bình: Phấn đấu tới hết năm 2024 có 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

(04/10/2024)
Trong 9 tháng đầu năm 2024, cấp ủy, chính quyền, Ban Chỉ đạo các cấp trong tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới một cách toàn diện, đồng bộ, hợp lý, tạo hiệu quả trong đầu tư, nhất là đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, trường, công trình văn hóa…bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc; có 02 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (xã Tân Vinh, huyện Lương Sơn; xã Hoà Bình, thành phố Hoà Bình). Kết quả xây dựng nông thôn mới đến nay, tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 85,7% kế hoạch Trung ương giao giai đoạn 2021-2025 và đạt 68,8% kế hoạch của tỉnh đề ra.

Hoạt động Ngân hàng nhà nước tỉnh 9 tháng đầu năm

(02/10/2024)
9 tháng đầu năm, Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh đã kịp thời triển khai các chủ trương, chính sách trọng tâm của Đảng, Nhà nước và của Ngành đến các Ngân hàng và tổ chức tín dụng trên địa bàn. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng an toàn; đồng thời đa dạng hóa hình thức, biện pháp tiếp cận nắm bắt nhu cầu vay và cung ứng vốn kịp thời để phát triển sản xuất, kinh doanh.

Quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi triển khai các dự án ngoài ngân sách Nhà nước

(01/10/2024)
Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã thu hút được 87 dự án sử dụng vốn đầu tư ngoài ngân sách Nhà nước. Trong đó có 85 dự án trong nước và 2 dự án đầu tư nước ngoài. Các dự án trong nước có số vốn thực hiện gần 2.600 tỷ đồng, giảm 40,12% so với năm 2023. 2 dự án FDI có thực hiện đầu tư với tổng số vốn là 4,64 triệu USD, tăng 3,51 lần so với cùng kỳ năm trước. Nguồn vốn đầu tư xây lắp ước đạt trên 2.400 tỷ đồng, chi phí mua sắm máy móc thiết bị là trên 28 tỷ đồng và chi phí khác là 109 tỷ đồng.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu, cụm công nghiệp

(19/09/2024)
Theo phương án phát triển các Cụm công nghiệp (CCN) tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, toàn tỉnh được quy hoạch 38 CCN. Trong giai đoạn 2017-2023, có 9 CCN được thành lập với tổng diện tích khoảng 542 ha. Đến nay, có 7 CCN đã đi vào hoạt động, thu hút được 41 dự án thứ cấp; tỷ lệ lấp đầy bình quân các CCN có dự án thứ cấp đạt 41,93%. Mặc dù được xác định là hạt nhân kinh tế quan trọng nhưng thực tế xuất hiện nhiều khó khăn khiến hoạt động của các CCN còn hạn chế, đặc biệt là tiến độ đầu tư các hạng mục hạ tầng.

Tập trung quyết liệt chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

(19/09/2024)
Kế hoạch vốn đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1603/QĐ-TTg ngày 11/12/2023 với tổng số vốn là 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng, trong đó, nguồn thu từ sử dụng đất tăng 233,264 tỷ đồng, vốn đầu tư khác tăng 100 tỷ đồng.

Đôn đốc thực hiện đảm bảo tiến độ thu nộp ngân sách nhà nước

(10/09/2024)
Ngày 10/9, Sở Tài chính ban hành Công văn số 3025/SCT-QLG&CS gửi các Sở, ban, ngành, Đoàn thể; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố về việc thực hiện Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại Thông báo số 7609/TB-VPUBND Thông báo Kết luận tại cuộc họp BCĐ thu ngân sách.

Tình hình triển khai thực hiện các dự án đầu tư trọng điểm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình tháng 8 năm 2024

(29/08/2024)
Năm 2024, tỉnh Hòa Bình đang triển khai 14 dự án đầu tư trọng điểm. Trong đó có 6 dự án giao thông, thủy lợi và 8 dự án ngoài ngân sách. Các dự án giao thông, thủy lợi triển khai thực hiện cơ bản đảm bảo kế hoạch đề ra. Hiện chủ đầu tư tập trung đẩy nhanh triển khai các hạng mục, đảm bảo tiến độ thi công.

Hiệu quả vốn chính sách tại huyện vùng cao Đà Bắc

(28/08/2024)
Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội (CSXH), huyện vùng cao Đà Bắc đang từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững, trở thành “điểm sáng” nổi bật khi nhìn lại 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng CSXH.

Rà soát điều chỉnh nguồn vốn các danh mục công trình, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, kế hoạch năm 2024

(28/08/2024)
Ngày 23/8, Ban Dân tộc ban hành Công văn số 1654/BDT-CSDT gửi Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Y Tế; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố đề nghị rà soát điều chỉnh nguồn vốn các danh mục công trình, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, kế hoạch năm 2024 (bao gồm kế hoạch năm 2022 và năm 2023 được chuyển nguồn sang thực hiện năm 2024).

Tháng 8: Thành lập mới 05 hợp tác xã

(23/08/2024)
Theo báo cáo của Liên minh HTX tỉnh, trong tháng 8 (tính từ 16/7/2024 đến 15/8/2024) trên địa bàn tỉnh có 05 HTX thành lập mới, gồm: HTX Đà Bắc GREEN - huyện Đà Bắc; HTX Tấn Tươi - huyện Cao Phong; HTX nông nghiệp khoai lang Phú Cường - huyện Tân Lạc; HTX Giang Nông Lâm, HTX du lịch cộng đồng Miền Đồi - huyện Lạc Sơn; có 01 HTX giải thể, 01 HTX ngừng hoạt động, không có THT giải thể, ngừng hoạt động.

Tăng cường các giải pháp thu ngân sách nhà nước

(23/08/2024)
Ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-UBND về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2024. Theo đó, chỉ đạo tổ chức, điều hành dự toán NSNN năm 2024 linh hoạt, chủ động, chặt chẽ, đảm bảo đúng dự toán được giao. Xác định đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, UBND tỉnh chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế; thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo, điều hành, quản lý thu ngân sách. Đồng thời, chỉ đạo ngành Thuế chủ trì việc rà soát, xác định những nguồn thu còn tiềm năng, các lĩnh vực, loại thuế còn thất thu để kịp thời có giải pháp về chính sách và quản lý thu hiệu quả.

Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm ước đạt 1.478,337 triệu USD

(22/08/2024)
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có 66 doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu. Trong đó, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chia thành 05 nhóm hàng: Nhóm hàng linh kiện điện tử (17 doanh nghiệp), nhóm dệt may (21 doanh nghiệp), nhóm hàng kim loại (02 doanh nghiệp), nhóm hàng nông sản (09 doanh nghiệp) và nhóm hàng hóa khác (17 doanh nghiệp). Bên cạnh các sản phẩm truyền thống như linh kiện điện tử, dệt may các doanh nghiệp tỉnh đã mở rộng xuất khẩu thành công các mặt hàng nông sản đặc trưng thế mạnh của tỉnh sang các thị trường khó tính như: Cam Cao Phong sang thị trường Vương quốc Anh; Mía và bưởi Diễn, bưởi đỏ sang Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, EU; Cháo sen Bát Bảo Minh Trung sang Nhật Bản, Cộng hòa Séc; Nhãn Sơn Thủy sang EU; Măng sang Đài Loan (Trung Quốc).

9 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 8% so với cùng kỳ

(21/08/2024)
Bước sang Quý III/2024, tình hình sản xuất công nghiệp có mức tăng trưởng tích cực. Đặc biệt là ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí ước tăng 2,7%. Các nguồn thủy điện hoạt động hết công suất do tình hình thủy văn đã được cải thiện so với đầu năm. Các ngành khai khoáng, chế biến chế tạo có mức tăng trưởng cao lần lượt là 25% và 15%.

Triển khai 83 dự án hỗ trợ sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp

(20/08/2024)
Theo báo cáo của UBND tỉnh, thực hiện Tiểu dự án 1 – Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2023, trên địa bàn tỉnh đã và đang triển khai thực hiện 83 dự án về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong đó, Sở NN&PTNT thực hiện 05 dự án; huyện Mai Châu 12 dự án; Đà Bắc 18 dự án; Lạc Sơn 25 dự án; Yên Thủy 2 dự án; Kim Bôi 7 dự án; Lạc Thủy 3 dự án; Tân Lạc 3 dự án; Cao Phong 3 dự án; TP Hòa Bình 5 dự án.

Hoạt động Công Thương tiếp tục xu hướng tích cực trong tháng 8

(19/08/2024)
Trong tháng 8/2024, hoạt động Công Thương trên địa bàn tỉnh duy trì ổn định. Sản xuất công nghiệp tiếp tục có xu hướng tích cực so với tháng trước; hàng hóa đa dạng, phong phú, đảm bảo về chất lượng với giá cả hợp lý đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của Nhân dân. Kết quả cụ thể:

Phấn đấu đến hết năm 2025 toàn tỉnh có 763 tổ chức kinh tế tập thể

(14/08/2024)
Xác định tiếp tục Phát triển kinh tế tập thể năng động, hiệu quả, bền vững tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh thông qua các mô hình hợp tác, liên kết trên cơ sở tôn trọng bản chất, giá trị và nguyên tắc của kinh tế tập thể, thu hút ngày càng nhiều đối tượng tham gia góp phần nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của các thành viên, hộ gia đình, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Tỉnh Hòa Bình đặt mục tiêu đến hết năm 2025, toàn tỉnh có 763 tổ chức kinh tế tập thể trong đó có 579 Hợp tác xã (HTX) và 184 tổ hợp tác (THT); Số lượng thành viên HTX, THT đạt 14.744 thành viên, trong đó số thành viên trong HTX là 11.499 thành viên trong THT là 3.245 thành viên.

Các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể phát huy được hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực

(13/08/2024)
Từ đầu năm đến nay, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tiếp tục triển khai nhiều cơ chế, chính sách pháp luật để phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã. Qua đó tạo môi trường cạnh tranh thuận lợi để các tổ chức kinh tế tập thể mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng tới sự phát triển bền vững.

Phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

(13/08/2024)
Ngày 30/7/2021, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hòa Bình ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU về lãnh đạo phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU được tổ chức quán triệt, triển khai nghiêm túc và thu được nhiều kết quả.

Hiển thị 61 - 80 of 917 kết quả.