ListNewByCategory

Bộ Tài chính lấy ý kiến đóng góp Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

(01/03/2023)
Ngày 28/02, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị trực tuyến lấy ý kiến về các quy định liên quan đến vấn đề tài chính đất đai trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và các vấn đề khác có liên quan đến phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính. Đồng chí Nguyễn Đức Chi, Thứ trưởng Bộ Tài chính chủ trì hội nghị. Dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh, có đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành; lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Hoà Bình và huyện Lương Sơn.

Mai Châu: Tích cực triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và thu hút đầu tư

(27/02/2023)
Năm 2022, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân huyện và UBND huyện Mai Châu đã tập trung chỉ đạo đồng bộ các giải pháp, sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền, sự phối hợp hiệu quả của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục được phát triển ổn định.

Kim Bôi phấn đấu năm 2023 bình quân tiêu chí nông thôn mới của huyện đạt 14,0 tiêu chí/xã

(24/02/2023)
Tính đến hết năm 2022, theo bộ tiêu chí quốc gia về NTM giai đoạn 2021 – 2025, bình quân tiêu chí của huyện Kim Bôi đạt 11,1 tiêu chí/xã, có 3 xã đạt từ 15 – 18 tiêu chí gồm các xã về đích giai đoạn 2016 – 2020, 7 xã đạt từ 10 đến 14 tiêu chí và 6 xã đạt từ 5 – 10 tiêu chí. Toàn huyện có 30 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, 17 trang trại chăn nuôi, có 8 sản phẩm được chứng nhận đạt tiêu chuẩn Ocop 3 sao; Duy trì 16 chuỗi liên kết sản xuất. Công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người dân được huyện quan tâm thực hiện tốt. Năm 2022, huyện Kim Bôi đã công nhận 3 khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và 6 vườn mẫu, nâng tổng số khu dân cư nông thôn mới toàn huyện lên 9 và 24 vườn mẫu.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

(24/02/2023)
Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là chính sách an sinh xã hội, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển bền vững đất nước, thể hiện tính ưu việt, bản chất tốt đẹp của chế độ. Trong những năm qua, các cấp ủy đảng, tổ chức đảng, chính quyền và các cơ quan trong tỉnh thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác BHXH, BHYT, BHTN đạt nhiều kết quả tích cực. Việc giải quyết các chế độ và chi trả lương hưu cho người thụ hưởng BHXH, BHYT, BHTN được thực hiện cơ bản đầy đủ, kịp thời. Qua đó, góp phần quan trọng trong việc thực hiện chăm sóc, bảo vệ nâng cao sức khỏe của Nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo trên địa bàn.

Kế hoạch Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 24 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X về phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam

(24/02/2023)
Thực hiện Kế hoạch số 238-KH/BTGTW, ngày 10/12/2022 của Ban Tuyên giáo Trung ương về tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 24- CT/TW, ngày 04/7/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá X về phát triển nền Đông y Việt Nam trong tình hình mới (sau đây viết tắt là Chỉ thị số 24- CT/TW); Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 154-KH/TU, ngày 23/2/2023 yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền tổ chức thực hiện một số nội dung trọng tâm.

Xã Ngọc Mỹ, huyện Tân Lạc đạt chuẩn nông thôn mới

(23/02/2023)
Ngọc Mỹ (Tân Lạc) là xã thuần nông, đời sống của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Bước vào xây dựng nông thôn mới, Đảng ủy, chính quyền và Nhân dân xã đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Năm 2011, xã chỉ đạt 4/19 tiêu chí, cơ sở hạ tầng xuống cấp, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 27,5%, hộ cận nghèo là 31% (theo tiêu chí cũ); thu nhập bình quân đầu người đạt 11,5% triệu đồng/ năm.

Tháng 02 phát hiện, bắt giữ, xử lý 57 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

(23/02/2023)
Tháng 02 thị trường ổn định, hàng hóa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân, không có hiện tượng khan hiếm hàng hóa. Các doanh nghiệp đã chủ động nguồn hàng, cung cấp hàng hóa đảm bảo về chất lượng, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, các doanh nghiệp lớn trên địa bàn chủ động được nguồn vốn, nguồn hàng và tham gia tự bình ổn giá nhằm phục vụ tốt hơn nhu càu tiêu dùng của Nhân dân.

Kim ngạch xuất khẩu tháng 02/2023 ước đạt 120,35 triệu USD

(22/02/2023)
Tháng 02/2023, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tỉnh ước đạt 120,35 triệu USD, tăng 4,66% so với trước, so với cùng kỳ tăng 5,51%, đạt 13,88% kế hoạch năm. Bên cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 94,924 triệu USD, tăng 3,46% so với tháng trước, so với cùng kỳ tăng 8,01%, đạt 17,02% kế hoạch năm.

Kết quả hoạt động của Liên minh Hợp tác xã tỉnh quý I/2023

(22/02/2023)
Quý I, Liên minh Hợp tác xã tỉnh và các thành viên thiết thực thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn, thực hiện vui xuân, đón tết, triển khai sản xuất kinh doanh đầu xuân hiệu quả. Liên minh đã phát huy vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế tập thể, góp phần chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Ngành Tài nguyên và Môi trường: Phấn đấu hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ, mục tiêu năm 2023

(21/02/2023)
Năm 2022, ngành Tài nguyên và môi trường đã trình UBND tỉnh quyết định thu hồi đất để giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, để giải phóng mặt bằng cho 06 tổ chức, diện tích 143.928,0 m2 để thực hiện dự án; thẩm định nhu cầu sử dụng đất, điều kiện giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho 28 tổ chức, diện tích 954.538 m2; cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bổ sung tài sản cho 03 tổ chức, diện tích 232.629,0 m2; trình UBND tỉnh phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB 25 dự án, với tổng số tiền trên 450 tỷ đồng.

Cấp thỏa thuận thi công dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn tránh thành phố Hòa Bình

(16/02/2023)
Sau khi nghiên cứu đề nghị của Ban Quản lý dự án 6 tại văn bản số 191/BQLDA-BDDHQL6 ngày 01/02/2023 về việc cấp thỏa thuận thi công dự án cải tạo, nâng cấp QL.6 đoạn tránh TP. Hòa Bình (Km73+500-Km78+500), tỉnh Hòa Bình, Cục Đường bộ Việt Nam đã có Công văn số 785, ngày 13/2/2023 có một số ý kiến như sau:

Truyền tải điện Hòa Bình và các đơn vị nỗ lực hoàn thành sớm Công trình Sửa chữa thay thế cách điện và phụ kiện đường dây 500kV Sơn La - Hòa Bình

(15/02/2023)
Đường dây (ĐZ) 500kV 580 Sơn La (T500SL) - 574 Hòa Bình (T500HB) thuộc Công trình 500kV Sơn La - Hòa Bình - Nho Quan có chiều dài 206,3km, được đóng điện đưa vào vận hành năm 2010 nhằm giải tỏa công suất cho Nhà máy Thủy điện Sơn La. Đường dây được thiết kế sử dụng cách điện là các chuỗi composite, đây là cách điện theo công nghệ mới. Sau thời gian dài vận hành, với điều kiện địa hình vùng đồi, núi cao, vượt thung lũng sâu, khí hậu khắc nghiệt thay đổi bất thường, sương mù, sương muối, nồm, ẩm, độ chênh nhiệt độ theo mùa lớn tại một số vị trí xuất hiện hiện tượng lão hóa, vỏ cách điện composite có hiện tượng rạn nứt, mủn, thủng lỗ, rách tán và đặc biệt có một số vị trí rêu bám đã làm suy giảm khả năng cách điện của đường dây. Nhằm mục đích nâng cao tính ổn định, an toàn trong vận hành, Công ty truyền tải điện 1 (PTC 1) đã giao nhiệm vụ cho Truyền tải điện Hòa Bình và Truyền tải điện Tây Bắc 2 kiểm tra, tầm soát và thay thế các chuỗi cách điện composite bị hư hỏng bằng các chuỗi cách điện thủy tinh.

Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại xóm Chiến, xã Vân Sơn, huyện Tân Lạc

(15/02/2023)
Điểm du lịch cộng đồng của xóm Chiến cách trung tâm xã Vân Sơn, huyện Tân Lạc gần 4km, có độ cao khoảng 800m so với mực nước biển. Đây là một trong năm xã vùng cao của huyện Tân Lạc, cộng đồng người Mường định cư lâu đời, sống tập trung quanh các ngọn đồi thấp, bốn phía là núi rừng và ruộng đồng bao la, không khí trong lành, thoáng đãng. Nơi đây, từ lâu được mệnh danh là “thung lũng tiên”, “thung lũng trường thọ” bởi nơi đây có rất nhiều cụ già trăm tuổi vẫn minh mẫn, mạnh khỏe, giúp con cháu việc nhà và lên rừng hái củi, tìm lá thuốc... Xa xưa, đất này còn có tên là Mường Chậm, sau này người dân gọi nôm là thung Mây, lũng Mây...

Phát triển du lịch góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Đà Bắc

(15/02/2023)
Năm 2022 là năm có nhiều thay đổi với ngành du lịch do dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát. Du lịch đã được phục hồi, phát triển và đón du khách trong trạng thái “bình thường mới”. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, sự phối kết hợp của các cấp chính quyền, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội từ huyện đến cơ sở, du lịch huyện Đà Bắc đã thu hút được nhiều du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Số lượng khách du lịch và doanh thu từ du lịch đều tăng so với cùng kỳ năm trước.

Hiệu quả triển khai Dự án ESDS tại Bản Sưng, huyện Đà Bắc

(14/02/2023)
Bản Sưng, thuộc xã Cao Sơn huyện Đà Bắc nằm cách Trung tâm huyện 22km. Bản có lịch sử hơn 500 năm và hiện là nơi sinh sống của 349 người dân tộc Dao Tiền. Cách Hà Nội khoảng 100 km, nép mình bên núi Biều, tại đây, người dân sống dưới các căn nhà trệt, mái lợp bằng lá cọ. Đến bản Sưng, khách tham quan được trải nghiệm một cuộc sống nguyên sơ, bản làng xinh đẹp, khám phá hang động, hít hà bầu không khí thanh lành, tránh xa âm thanh náo nhiệt của thành phố.

Tháng 01 phát hiện, bắt giữ, xử lý 66 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

(13/02/2023)
Tháng 01 là thời điểm trùng với tháng Tết Nguyên đán năm Quý Mão, do đó tình hình thị trường trên địa bàn tỉnh thường sôi động hơn các tháng khác trong năm. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, UBND tỉnh, Tổng cục Quản lý thị trường và qua nắm bắt tình hình thị trường, Cục quản lý thị trường tỉnh đã triển khai kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2022; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 và tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường, tình hình kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh, đảm bảo, ổn định thị trường phục vụ nhu cầu Tết cho Nhân dân.

Thành phố Hòa Bình: Tích cực chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ngay từ đầu năm

(10/02/2023)
Năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ thành phố Hòa Bình lần thứ II, nhiệm kỳ 2020-2025 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2023, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các phòng, ban, đơn vị và Ủy ban nhân dân các phường, xã nghiêm túc triển khai tốt kế hoạch chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2023.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm

(10/02/2023)
Phát triển hạ tầng giao thông được tỉnh Hòa Bình xác định mà một trong các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, ngay từ đầu năm 2023, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo đẩy mạnh triển khai các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

Phát triển ngành Dịch vụ phân phối trên địa bàn tỉnh

(10/02/2023)
Hoạt động phân phối trên địa bàn tỉnh, nhất là thị trường bán lẻ đang rất sôi động. Ngành dịch vụ đã mở ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp, hộ cá thể và người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Nắm bắt được xu hướng, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp để thu hút đầu tư vào hệ thống phân phối, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ.

Cao Phong: Phát triển du lịch gắn với những giá trị đặc sắc của văn hóa Mường Thàng

(10/02/2023)
Những năm trở lại đây, huyện Cao Phong dần trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn thu hút nhiều du khách trong và ngoài tỉnh. Đến nay, trên địa bàn huyện có 3 khu di tích cấp quốc gia, 1 di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. Trong bức tranh phát triển du lịch của huyện xuất hiện những điểm nhấn về du lịch tâm linh kết hợp du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa phi vật thể với những giá trị đặc sắc của văn hóa Mường Thàng.

Thành phố Hòa Bình: Phấn đấu giai đoạn 2023 – 2025 xây dựng ít nhất được 01- 02 điểm du lịch nông thôn

(09/02/2023)
Căn cứ Kế hoạch số 234/KH-UBND ngày 07/12/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình triển khai Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 221/KH-UBND ngày 25/01/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Hòa Bình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thành phố Hòa Bình giai đoạn 2021-2025.

Tăng cường bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hoà Bình

(09/02/2023)
Thành phố Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2018. Đến nay, Thành phố Hòa Bình có 6/7 xã đạt chuẩn NTM; còn 1 xã chưa đạt chuẩn NTM là Độc Lập. Toàn thành phố có 3 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; bình quân tiêu chí NTM đạt 18,14 tiêu chí/xã.

Triển khai Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới lĩnh vực công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025

(08/02/2023)
Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan công tác dân tộc và đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án, chính sách thuộc lĩnh vực ngành quản lý để thực hiện có hiệu quả, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH; thực hiện hiệu quả công tác dân tộc, Ban Dân tộc tỉnh ban hành Kế hoạch số 67/KH-BDT, ngày 13/1/2023 về Triển khai Chương trình phát triển du lịch nông thôn.

Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về kinh tế tập thể

(08/02/2023)
Mô hình hợp tác xã kiểu mới ngày càng nhân rộng trên địa bàn tỉnh. Các hợp tác xã đã mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ quản lý. Năm 2022, tổng lợi nhuận các tổ chức kinh tế tập thể đạt 129,8 tỷ đồng. Kết quả trên có sự đóng góp không nhỏ của công tác tuyên truyền, vận động, hỗ trợ cho các hợp tác xã hoạt động.

Huyện Lạc Sơn: Xúc tiến xây dựng thương hiệu cho nông sản

(29/12/2018)
Đã có chứng nhận Nhãn hiệu tập thể cho hạt dổi Lạc Sơn kể từ năm 2015, huyện Lạc Sơn đang hoàn tất các thủ tục và điều kiện để 2 năm (2018 - 2019) sẽ có thêm 2 sản phẩm đặc sản được chứng nhận thương hiệu là gà Lạc Sơn và cây ăn quả có múi.

Huyện Lương Sơn hướng tới phát triển bền vững rau hữu cơ

(29/12/2018)
Trồng rau theo tiêu chuẩn quốc tế, không sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học đang là hướng đi bền vững cho nhiều hộ nông dân ở huyện Lương Sơn, cho thu nhập cao và ổn định hơn. Sau gần chục năm phát triển, nhãn hiệu rau quả hữu cơ Lương Sơn đã thân thuộc với người tiêu dùng Hòa Bình, Hà Nội. Với hơn 22 ha sản xuất, sản lượng hơn 200 tấn rau, quả mỗi năm, Lương Sơn trở thành địa phương có diện tích rau hữu cơ lớn nhất tỉnh.

Xã Lạc Thịnh phát triển mô hình chăn nuôi gà

(29/12/2018)
So với các giống cây nông nghiệp truyền thống, mô hình chăn nuôi gà cho lợi nhuận cao hơn và thu nhập quanh năm. Quá trình sản xuất không phụ thuộc vào thiên nhiên nên tránh được rủi ro nhất định. Chính vì vậy, 5 năm trở lại đây, nhiều hộ tại xã Lạc Thịnh (Yên Thủy) đã mạnh dạn vay vốn đầu tư phát triển và mở rộng mô hình chăn nuôi gà.

Hiệu quả mô hình nuôi dê ở xã Cao Dương

(29/12/2018)
Qua nghiên cứu, tìm hiểu, người dân xã Cao Dương (Lương Sơn) nhận thấy nuôi dê phù hợp với khí hậu, địa hình của xã. Từ đó, mô hình nuôi dê được nhiều người dân trong xã thực hiện và nhân rộng. Chăn nuôi dê đem lại hiệu quả kinh tế ổn định, giúp nhiều hộ vươn lên thoát nghèo.

Xây dựng huyện Lạc Thủy trở thành điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(29/12/2018)
Sở hữu những lợi thế đặc thù cùng tư duy đổi mới và khát vọng phát triển, mục tiêu rõ ràng, huyện Lạc Thủy đang có những bước đi vững chắc khai thác tiềm năng, lợi thế, tạo sự bứt phá vươn lên trong lĩnh vực du lịch dịch vụ, phát triển vùng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, hiện thực hóa tư duy và khát vọng đổi mới, trở thành điểm đến hấp dẫn thân thiện của các nhà đầu tư.

Nhân rộng mô hình vỗ béo bò thịt trong nông hộ

(30/11/2018)
Năm 2018, Trung tâm Khuyến nông tỉnh tiếp tục thực hiện thành công mô hình vỗ béo bò thịt thuộc Dự án "Xây dựng mô hình cải tạo chất lượng đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và vỗ béo bò thịt để đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao tại các vùng chăn nuôi chính”. Cùng với kết quả khả quan của những năm trước, mô hình đang trở thành hướng đi mới tại các địa phương có thế mạnh về chăn nuôi, góp phần tích cực nâng cao hiệu quả chăn nuôi bò trong nông hộ.

Lên vùng cam mới Bình Thanh

(28/11/2018)
Từ TP Hòa Bình chạy xe theo hướng đường Tây Tiến chừng 20 phút sẽ đến xã Bình Thanh - vùng cam mới của huyện Cao Phong. Phát triển cây ăn quả có múi nơi đây được khoảng 10 năm. Ông Bùi Tiến Băn ở xóm Mỗ 2 được xem là người đầu tiên khai phá, thực hiện chuyển đổi sang trồng cam tại vùng này.

Nhân rộng mô hình vỗ béo bò thịt trong nông hộ

(28/11/2018)
Năm 2018, Trung tâm Khuyến nông tỉnh tiếp tục thực hiện thành công mô hình vỗ béo bò thịt thuộc Dự án "Xây dựng mô hình cải tạo chất lượng đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và vỗ béo bò thịt để đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao tại các vùng chăn nuôi chính”. Cùng với kết quả khả quan của những năm trước, mô hình đang trở thành hướng đi mới tại các địa phương có thế mạnh về chăn nuôi, góp phần tích cực nâng cao hiệu quả chăn nuôi bò trong nông hộ.

Hiệu quả mô hình nuôi dê ở xã Cao Dương

(27/11/2018)
Qua nghiên cứu, tìm hiểu, người dân xã Cao Dương (Lương Sơn) nhận thấy nuôi dê phù hợp với khí hậu, địa hình của xã. Từ đó, mô hình nuôi dê được nhiều người dân trong xã thực hiện và nhân rộng. Chăn nuôi dê đem lại hiệu quả kinh tế ổn định, giúp nhiều hộ vươn lên thoát nghèo.

Tân Hương vào vụ bưởi sớm

(27/11/2018)
Tân Hương là xóm trọng điểm trồng bưởi của xã Thanh Hối (Tân Lạc). Nằm trong bối cảnh chung, năm nay, năng suất và sản lượng bưởi kém hơn, người trồng bưởi hy vọng giá sẽ ổn định như năm ngoái và bưởi vẫn được xác định là cây trồng chủ lực, mang lại sự giàu có cho người dân.

Hiển thị 801 - 840 of 945 kết quả.