ListNewByCategory

Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh tháng 9

(27/09/2022)
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, tháng 9, tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn diễn ra ổn định, hàng hóa lưu thông đáp ứng yêu cầu sản xuất phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của nhân dân. Công tác quản lý, điều hành đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn giá được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo kịp thời và hiệu quả.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời kiến nghị cử tri trước Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV

(27/09/2022)
Cử tri kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ sớm giao kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2030. Đồng thời sớm thông báo nguồn vốn của Chương trình kế hoạch năm 2022 (bao gồm cả vốn năm 2021) để tỉnh triển khai thực hiện nhằm giải quyết khó khăn cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất”.

Phấn đấu đến ngày 31/01/2023 giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2022

(27/09/2022)
Theo báo cáo của UBND tỉnh, tính đến hết ngày 10/9/2022, tổng số kế hoạch vốn của tỉnh đã giải ngân là 1.827,7 tỷ đồng, đạt 46% so với số kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao và đạt 38% so với số kế hoạch Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao chi tiết đến các dự án; tuy đạt trên mức trung bình của cả nước nhưng không đạt yêu cầu đã đề ra; nguyên nhân chủ yếu do các Chủ đầu tư chưa tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng, triển khai thi công xây dựng, giải ngân của dự án.

Bộ Tài chính trả lời kiến nghị cử tri sau Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV

(27/09/2022)
Cử tri kiến nghị: “Hiện nay, giá xăng dầu liên tục tăng cao đã tạo ra áp lực rất lớn đối với nền kinh tế và đời sống của người dân, lo ngại về nguy cơ lạm phát cũng tăng cao. Do đó, cử tri đề nghị Chính phủ cần tăng cường các giải pháp hữu hiệu nhằm kiềm chế tốt lạm phát, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch, nhất là bình ổn giá xăng dầu và có giải pháp để đảm bảo nguồn cung xăng dầu từ sản xuất trong nước, tăng dự trữ xăng dầu nhập khẩu để điều tiết khi cần thiết”.

Phấn đấu để các xã vùng cao huyện Tân Lạc đạt tiêu chuẩn khu du lịch cấp tỉnh vào năm 2030

(27/09/2022)
Tân Lạc có vị trí địa lý thuận lợi, tiếp giáp với các khu vực có du lịch phát triển của tỉnh như Mai Châu, Cao Phong, hồ Hòa Bình; gần với các địa phương có du lịch phát triển trong khu vực như Vân Hồ, Mộc Châu (Sơn La), khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (Thanh Hóa). Tân Lạc có tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú: tài nguyên du lịch tự nhiên gắn với cảnh quan núi rừng Tây Bắc hùng vỹ, với đầy đủ các giá trị tài nguyên sông, suối, hồ, hang động, thác nước, núi, rừng, đèo,...; tài nguyên du lịch văn hóa đặc sắc gắn với văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mường (chiếm 85% dân số huyện). Các xã vùng cao huyện Tân Lạc gồm Vân Sơn, Quyết Chiến và Ngổ Luông, cách trung tâm huyện khoảng 20 km về phía Tây, có diện tích tự nhiên 12.038 ha, dân số 8.700 người. Nơi đây sở hữu nguồn tài nguyên đa dạng, tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa đặc sắc, phong phú, hội tụ đầy đủ các điều kiện để phát triển du lịch.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy làm việc với Hội Nông dân tỉnh

(27/09/2022)
Chiều 26/9, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã có buổi làm việc với Hội Nông dân tỉnh về tình hình thực hiện nhiệm vụ 9 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2022; các nhiệm vụ được Thường trực Tỉnh ủy giao; những đề xuất, kiến nghị. Tham gia buổi làm việc có đồng chí Bùi Tiến Lực, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch UB MTTQ Việt Nam tỉnh, lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy.

Hiển thị 609 - 616 of 4.575 kết quả.