ListNewByCategory

Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng (GRDP) ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 4,5%.

(06/02/2023)
Nhằm tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nền nông nghiệp có giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững trên cơ sở thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, góp phần đẩy nhanh phát triển nền kinh tế của tỉnh, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái, ngành Nông nghiệp và PTNT xây dựng kế hoạch kế hoạch chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển ngành Nông nghiệp và PTNT năm 2023, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng (GRDP) ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 4,5%.

Thực hiện đồng bộ những biện pháp kỹ thuật nhằm phòng trừ một số sâu bệnh hại nguy hiểm trên cây ăn quả có múi

(06/02/2023)
Cây ăn quả có múi là nhóm cây trồng nhiễm nhiều đối tượng sinh vật hại nguy hiểm. Theo dõi sản xuất những năm gần đây cho thấy, nếu người sản xuất đã chú ý phòng trừ những đối tượng như rầy chổng cánh, sâu vẽ bùa, bệnh vàng lá thối rễ... khá hiệu quả. Tuy nhiên còn những đối tượng rất nguy hiểm mà người sản xuất chưa biết cách phòng trừ hay phòng trừ kém hiệu quả, gây ảnh hưởng nặng nề tới năng suất, chất lượng, mẫu mã sản phẩm, đó là: (1) Nhóm nấm bệnh gây thối cuống, thối hoa làm rụng hoa, rụng quả non hàng loạt; (2) Nhóm nhện nhỏ, đặc biệt nhện rám vàng; (3) Bọ trĩ gây hại giai đoạn nụ hoa, quả non; (4) Bệnh chảy gôm do nấm Phytophthora.

Tiếp tục thực hiện cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo từng lĩnh vực

(03/02/2023)
Thực hiện Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Hòa Bình đã triển khai nhiều nhóm giải pháp nhằm hoàn chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với lợi thế cạnh tranh thị trường, thực hiện các chính sách đối với nông dân, doanh nghiệp, đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất...nhằm cụ thể hóa các nội dung quyết định, qua đó các Sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Ủy ban nhân đan các huyện thành phố căn cứ nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch đã triển khai thực hiện thông qua các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án...cụ thể của từng đơn vị.

Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật khuyến cáo nhà vườn lựa chọn, sử dụng giống cây Cam có tên trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất

(03/02/2023)
Diện tích cây ăn quả có múi tại Hòa Bình, hiện có là 9.687ha, trong đó riêng cây cam 4.800ha, sản lượng đạt 85.000 tấn, thu nhập bình quân từ 350 đến 400 triệu đồng/ha. Ông Nguyễn Hồng Yến - Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hòa Bình cho biết: "Hiện nay trên địa bàn tỉnh có tình trạng trồng cam ngoài quy hoạch, hầu hết do người dân từ nơi khác tự mua đất rồi đầu tư trồng cam. Khó nhất trong quản lý chất lượng cây giống hiện nay là các hộ dân tự chiết ghép, bán, cho nhau.

Triển khai các giải pháp phát triển kinh tế tập thể

(03/02/2023)
Đến 31/12/2022 toàn tỉnh có 491 hợp tác xã (HTX), 4 Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) và 209 tổ hợp tác (THT). Trong năm thành lập mới 58 HTX,16 THT, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Các tổ chức kinh tế tập thể thu hút 17,08 nghìn thành viên và 31,4 nghìn người lao động tham gian. Tổng lợi nhuận của các tổ chức kinh tế tập thể đạt 129,8 tỷ đồng, chiếm 0,24% trong tổng giá trị tăng thêm và bằng 0,22% GRDP toàn tỉnh.

Phát động phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” năm 2023

(03/02/2023)
Ngày 01/02/2023, Hội Nông dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 397-KH/HNDT Phát động phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” năm 2023. Thời gian phát động đăng ký sản xuất kinh doanh giỏi quý I/2023; tổ chức hội nghị biểu dương nông dân xuất sắc cấp tỉnh quý IV/2023.

Đẩy mạnh thực hiện chi trả chính sách an sinh xã hội không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh

(03/02/2023)
Toàn tỉnh hiện có 34.999 đối tượng đang hưởng chính sách bảo trợ xã hội, chiếm khoảng 3,7 % tổng dân số toàn tỉnh. Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng Bảo trợ xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh đã triển khai thực hiện Đề án chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng thông qua hệ thống Bưu điện, Bưu cục trên địa bàn tỉnh. Tính đến hết tháng 12/2022 đang thực hiện chi trả trợ cấp cho 34.779 đối tượng bảo trợ xã hội thông qua hệ thống Bưu điện, gồm: Trợ cấp cho người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người đơn thân nuôi con, đối tượng nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng…Tổng kinh phí chi trả trợ cấp năm 2022 là trên 200.000 triệu đồng, mọi chế độ được chi trả đảm bảo nhanh gọn, kịp thời.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh

(03/02/2023)
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 293 hợp tác xã (HTX) hoạt động lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có 95 HTX trồng trọt, 39 HTX chăn nuôi, 9 HTX lâm nghiệp, 3 HTX thuỷ sản, 3 HTX nước sạch nông thôn, 144 HTX tổng hợp. Dịch vụ HTX cung ứng chủ yếu là vật tư đầu vào cho sản xuất như giống, phân bón, thức ăn, thuốc bảo vệ thực vật, tưới tiêu...; năng lực hỗ trợ ứng dụng khoa học, công nghệ cao, bao tiêu, chế biến sản phẩm cho thành viên còn hạn chế. Chưa có nhiều mô hình liên kết chặt chẽ theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Hiển thị 9 - 16 of 4.525 kết quả.