ListNewByCategory

Thoả thuận hợp tác triển khai phần mềm quản lý nhà trường

(28/12/2011)
Ngày 27/12, Sở Giáo dục và Đào tạo cùng Chi nhánh Viettel Hòa Bình tổ chức lễ ký thoả thuận hợp tác triển khai phần mềm quản lý nhà trường. Đây là phần mềm quản lý trường học SMAS 2.0 thuộc chương trình giáo dục giai đoạn 2 của Tập đoàn Viễn thông quân đội.

Nghiệm thu đề tài đánh giá hiện trạng xói mòn bề mặt gây suy giảm chất lượng đất và đề xuất giải pháp khắc phục

(28/12/2011)
Ngày 27/12, Sở KH-KT Trung tâm Địa môi trường và tổ chức lãnh thổ thuộc KH-KT phối hợp với Liên hiệp các Hội KH-KT Việt Nam tổ chức nghiệm thu Đề tài đánh giá hiện trạng xói mòn bề mặt đất, gây suy giảm chất lượng đất trên một số loại hình đất canh tác đặc trưng tại tỉnh Hoà Bình; đề xuất nhưng giải pháp khắc phục. Đề tài do kỹ sư Nguyễn Bá Nhuận thuộc Trung tâm Địa môi trường và tổ chức lãnh thổ thực hiện.

Đảm bảo nước tưới vụ chiêm - xuân 2011-2012

(28/12/2011)
Theo kế hoạch, tổng diện tích gieo trồng vụ chiêm - xuân 2012 trên toàn tỉnh là 78.520 ha. Trong đó, cây lương thực có hạt khoảng 37.300 ha, các cây màu khoảng 16.980 ha, cây công nghiệp ngắn ngày 12.600 ha, còn lại là diện tích cây thực phẩm, cây thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả và chè.

Bê tông hóa đường giao thông nông thôn ở Xã Mãn Đức

(26/12/2011)

Xác định đẩy mạnh phong trào làm đường giao thông nông thôn là góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp. Nhân dân xã Mãn Đức, huyện Tân Lạc đã tích cực hưởng ứng và tham gia "Xây dựng bê tông hóa đường giao thông nông thôn". Với địa hình vùng thấp, có trục đường quốc lộ 12B đi qua, bên cạnh đó trên địa bàn xã hệ thống giao thông nông thôn gồm 01 trục đường liên xã nối liền từ thị trấn nơi trung tâm huyện lị đi qua địa phận xã 7km, qua địa phận xã Tử Nê đến các xã vùng sâu của huyện như Lỗ Sơn, Gia Mỗ...

36 dự án an toàn hồ chứa ở Hoà Bình thi công chậm tiến độ

(23/12/2011)
-Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình vừa kết thúc đợt kiểm tra tiến độ thi công 36 dự án an toàn hồ chứa trên địa bàn. Kết quả, 36 dự án hồ chứa triển khai thi công đều bị chậm so với hợp đồng thi công xây lắp (kể cả công trình được chỉ định thầu và công trình phải đấu thầu).

Khi khoa học công nghệ đến với người dân

(23/12/2011)
Những năm qua, hoạt động ứng dụng, chuyển giao KHCN tỉnh ta có nhiều khởi sắc và được coi là khâu đột phá, góp phần đưa nông nghiệp, nông thôn phát triển. Năm 2011 ghi nhận 2 đề tài, dự án được triển khai, thực hiện và 8 mô hình được Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN chuyển giao. Qua đó góp phần cải thiện đời sống, định hướng hướng phát triển kinh tế bền vững cho người dân.

Xây dựng, nâng cấp, cải tạo các tuyến đường trọng điểm

(21/12/2011)
Theo ông Ngô Ngọc Đức, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Hòa Bình, thời gian qua trên địa bàn đã triển khai xây dựng dự án đường cao tốc Hòa Lạc-thành phố Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp các tuyến đường trọng điểm như quốc lộ 12B, 21. Tất cả các công trình được khởi công xây dựng từ tháng 10-2010 nhưng đến nay đều chậm tiến độ so với kế hoạch để ra.

Lạc Sỹ phát huy hiệu quả các công trình Dự án giảm nghèo

(20/12/2011)
So với trước kia, đời sống của xã nghèo Lạc Sỹ (Yên Thủy) đã đổi thay nhiều. Theo ông Bùi Đức Miên, Phó Chủ tịch UBND xã Lạc Sỹ, nhờ những chương trình hỗ trợ dân sinh thiết thực của Dự án Giảm nghèo mà người dân được hưởng lợi ngày càng nhiều. Nếu giai đoạn 1, dự án tập trung đầu tư xây dựng các công trình trường học, đường ống dẫn nước sạch, cầu thì ở giai đoạn 2 này, dự án dành ưu tiên cho các công trình mương bai nhỏ lẻ phục vụ sản xuất, đường dân sinh.

Triển khai Thông tư số 12/2011 về quản lý chất thải nguy hại

(16/12/2011)
Ngày 15/12, Sở TN-MT đã tổ chức Hội nghị triển khai Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ TN-MT về quản lý chất thải nguy hại. Tham dự hội nghị có hơn 100 đại biểu đại diện cho các sở, ban, ngành, đoàn thể và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Giới thiệu mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất ván ghép thanh bằng tre tại xã Chiềng Châu

(16/12/2011)

Vừa qua tại xã Chiềng Châu (Mai Châu), Trung tâm Khuyến công & TVPT Công nghiệp tỉnh phối hợp với Công ty TNHH MTV Hồng Thắng tổ chức hội thảo giới thiệu và nhân rộng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất ván ghép thanh bằng tre. Tham dự có đại diện Sở Công thương, UBND huyện Mai Châu, xã vùng dự án, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hội doanh nghiệp trẻ tỉnh, một số doanh nghiệp kinh doanh và chế biến gỗ, tre, luồng trong tỉnh, các đối tác kinh tế của Công ty TNHH MTV Hồng Thắng.

Đã có bản đồ phân vùng lũ quét

(16/12/2011)

Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường đã tổ chức tập huấn sử dụng và chuyển giao bản đồ phân vùng lũ quét cho cán bộ làm công tác phòng chống lụt bão, khí tượng thủy văn của Hòa Bình và 13 tỉnh thành miền núi phía Bắc.

Người dân xã Bao La được hưởng lợi từ dự án giảm nghèo

(14/12/2011)
Trong những năm qua, nhờ đầu tư của Đảng, Nhà nước, đời sống của người dân xã Bao La (Mai Châu) đang từng bước thay đổi. Mới đây, điểm nhấn đối với xã Bao La chính là 2 dự án đầu tư nước sinh hoạt và cứng hoá đường giao thông đã nằm trong dự án giảm nghèo giai đoạn 2 với tổng mức đầu tư gần 300 triệu đồng vừa mới được hoàn thành, tạo điều kiện thuận lợi nâng cao đời sống sinh hoạt của người dân.

83,5% người dân được dùng nứơc sinh hoạt hợp vệ sinh

(12/12/2011)
Theo thống kê của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, năm 2011, tỷ lệ hộ dân nông thôn của tỉnh Hòa Bình được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 83,5%. Xét theo bộ chỉ số của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thì tỷ lệ này đạt 75,17%. Tỷ lệ hộ có nhà vệ sinh hợp vệ sinh đạt 36,88%, tỷ lệ số chuồng trại hợp vệ sinh đạt 31,7%.

Thượng Tiến - Kim Bôi, làm giàu rừng bằng cây Xạ Đen

(09/12/2011)
Cây xạ đen là một loại cây lâm sản ngoài gỗ mọc tự nhiên trong các khu rừng các tỉnh miền múi phía Bắc nước ta, phù hợp với nhiều loại đất và cũng phù hợp với điều kiện canh tác của người dân miền núi. Đây là một loại cây dược liệu đa tác dụng và rất có giá trị về mặt kinh tế và xạ đen có thể trồng tận dụng các khoảng đất trống dưới tán rừng tự nhiên, giúp duy trì và bảo tồn nguồn gen qúy làm tăng tính đa dạng sinh học cũng như làm giàu thêm vốn cây rừng của các khu rừng tự nhiên và như vậy có thể đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế của các địa phương.

Lực lượng kiểm lâm huyện Kỳ Sơn đẩy mạnh phong trào “5 không”

(09/12/2011)
Không để xảy ra cháy rừng; không để xảy ra các điểm nóng về khai thác rừng, phá rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trái phép; không có tụ điểm lớn về cất giấu, tàng trữ, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép; không có cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỷ luật; không để Chi cục nhắc nhở là phong trào lớn đang được dấy lên trong lực lượng cán bộ kiểm lâm huyện Kỳ Sơn giúp nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) mùa khô 2011 – 2012.

Chợ Lạc Lương chưa phát huy hiệu quả

(08/12/2011)
Theo ông Bùi Văn Phầy, Chủ tịch UBND xã Lạc Lương (Yên Thủy), chợ Lạc Lương được đầu tư xây dựng năm 2004 với tổng giá trị trên 300 triệu đồng từ nguồn vốn của dự án giảm nghèo. Được xây dựng trên diện tích 1.200 m2 tại xóm Yên Mu, trung tâm xã Lạc Lương với 17 gian kiốt cột bê tông, kèo sắt, nền láng bê tông, mái lợp bằng tôn cùng hệ thống tường rào và công trình vệ sinh kiên cố.

Hàng trăm hộ dân đang bị nhà máy “đầu độc”

(06/12/2011)
Từ mấy năm nay, hàng trăm hộ dân ở khu Mới xóm Chù Bụa xã Mỹ Hòa, xóm Lầm 2 và phố Lồ xã Phong Phú huyện Tân Lạc đang phải chịu cảnh ăn, ngủ cùng nguồn nước và không khí ô nhiễm do nước thải của Nhà máy tinh bột sắn Phú Mỹ Hòa Bình. Mặc dù biết việc hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường nặng nhưng lãnh đạo Nhà máy cũng chỉ xử lý nửa vời, phớt lờ lợi ích của nhân dân. Bức xúc trước tình trạng này, trong hai ngày 5 và 6-12 hàng trăm hộ dân trên địa bàn đã kéo đến bao vây Nhà máy yêu cầu có giải pháp xử lý triệt để.

Lượng chất thải rắn thu gom, xử lý được 70%

(01/12/2011)
Theo kết quả kiểm tra của Tổng cục Môi trường, Hòa Bình là địa phương chưa có tốc độ phát triển công nghiệp, dịch vụ nên lượng chất thải phát sinh ít. Hiện thu gom, xử lý được 70% lượng chất thải này.

Cần giải quyết kịp thời, thỏa đáng những tồn tại, vướng mắc từ dự án đường Dân Hạ - Độc Lập

(29/11/2011)
Báo Hòa Bình nhận được đơn của các ông: Nguyễn Văn Động, trú tại số nhà 39, tổ 24, phường Đồng Tiến; Dương Mạnh Cường, trú tại tổ 1, xã Trung Minh (TPHB) kiến nghị trong quá trình thi công dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường Dân Hạ - Độc Lập (Kỳ Sơn), nhà thầu là liên danh Công ty CP xây dựng Phương Đông và Công ty CP xây dựng công trình giao thông Hà Nội đã làm đất, đá sạt lở và sử dụng máy ủi, máy xúc phá hỏng nhiều cây cối trên diện tích đất rừng hai hộ trồng keo để phủ xanh đất trống, đồi trọc, phát triển kinh tế rừng. Sự việc xảy ra từ tháng 8/2011 nhưng chưa được chủ đầu tư, nhà thầu giải quyết đền bù kịp thời, dứt điểm và thỏa đáng.

Lương Sơn: tăng cường quản lý lĩnh vực khai thác khoáng sản

(29/11/2011)
Huyện Lương Sơn được Tỉnh ủy xác định là vùng động lực kinh tế của tỉnh Hòa Bình với nhiều lợi thế cho phát triển KTXH. Lĩnh vực khai thác khoáng sản lâu nay vẫn là một thế mạnh của huyện, song đây cũng là một lĩnh vực khá nhạy cảm có thể xuất hiện những sai phạm. Để khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên này, huyện Lương Sơn đang tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này.

Khai thác vàng sát thủ đô

(28/11/2011)
Giữa trưa, những máy xúc, đào đãi vàng hoạt động nhộn nhịp, xé nát những thửa ruộng ven con suối giáp ranh giữa Hà Nội và Hòa Bình. Từ ngày xuất hiện nhóm khai thác vàng trái phép, môi trường nơi đây bị hủy hoại.

Trao giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể rượu cần đặc sản tỉnh Hoà Bình

(24/11/2011)
Ngày 23/11, Sở KH-CN tỉnh tổ chức lễ trao giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể rượu cần đặc sản tỉnh Hoà Bình và tập huấn “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các đặc sản của địa phương”. Đến dự có đại diện các sở, ban, ngành, văn phòng UBND các huyện, thành phố, đại diện các hội, hiệp hội trên địa bàn tỉnh.

Nhiều hoạt động bảo vệ môi trường ở Liên đội trường THCS Bình Thanh

(23/11/2011)
Cô giáo Nguyễn Thị Minh Thảo, Tổng phụ trách liên đội trường THCS Bình Thanh (Cao Phong) cho biết: Hưởng ứng chiến dịch “Làm sạch thế giới” năm 2011 với chủ đề “Nơi sinh sống của chúng ta, hành tinh của chúng ta, trách nhiệm của chúng ta” của Bộ Tài nguyên và Môi trường, liên đội trường THCS Bình Thanh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực giúp học sinh nâng cao nhận thức về giữ gìn, bảo vệ môi trường xung quanh, từ đó có những hành động cụ thể vệ sinh môi trường xung quanh, khu vực sinh sống của gia đình.

Còn 25 xóm chưa có điện lưới quốc gia

(22/11/2011)
Theo Ban Dân tộc, tỉnh ta hiện có 314 thôn, bản thuộc diện đặc biệt khó khăn. Trong đó có 36 thôn, bản chưa được đầu tư hạ tầng cơ sở, tỷ lệ hộ nghèo cao (bình quân 60%, có xóm 100% hộ nghèo).

Phát huy hiệu quả mô hình “5 không, 3 sạch” ở huyện Lương Sơn

(21/11/2011)
Chị Nguyễn Thị Duyên, Chủ tịch Hội LHPN Lương Sơn cho biết: Thực hiện xây dựng mô hình “5 không, 3 sạch” do T.ư Hội LHPN Việt Nam phát động (tháng 9/2009), Hội LHPN huyện xây dựng kế hoạch cụ thể, tuyên truyền triển khai sâu rộng các nội dung, tiêu chí mô hình “Gia đình 5 không, 3 sạch” đến 100% cán bộ, hội viên phụ nữ. Năm 2009, huyện chọn 2 xã Nhuận Trạch và Hòa Sơn làm điểm.

Dự án PSARD – giải pháp nâng cao chất lượng các dịch vụ bảo vệ thực vật

(18/11/2011)
Chương trình cải thiện cung cấp dịch vụ công trong NN&PTNT (gọi tắt là dự án PSARD) tại tỉnh ta do Cơ quan Hợp tác và phát triển Thụy Sỹ tài trợ và Sở NN&PTNT làm chủ chương trình. Trong khuôn khổ hoạt động của dự án giai đoạn 2011 - 2015, Chi cục BVTV được giao điều phối nội dung xây dựng hệ thống các tổ dịch vụ BVTV trên địa bàn 11 huyện, thành phố.

Chỉ 30% các mỏ đá khai thác theo đúng thiết kế

(17/11/2011)
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình, hiện nay trên địa bàn có 86 mỏ đá đã được cấp phép khai thác làm vật liệu xây dựng, trong đó 47 mỏ đang có hoạt động khai thác chế biến. Tuy nhiên, qua kiểm tra các mỏ đang hoạt động trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay, thì tỷ lệ các mỏ khai thác theo đúng thiết kế chỉ chiếm 30%, gây nguy cơ mất an toàn lao động.

Rừng cao su ở Cao Phong chết do sương muối

(10/11/2011)
Theo lời chỉ dẫn của người dân xóm Bưng, xã Thu Phong (Cao Phong) vượt qua con đường mòn quanh co, chúng tôi mới đến được khu đồi Nguyệt. Đây là điểm trồng 10 ha cây cao su của Hội Kỹ thuật lâm nghiệp tỉnh. Đứng dưới chân đồi nhìn lên cả một màu xanh mướt của mía, sắn và cỏ dại. Loanh quanh ở khu đồi một lúc, tôi gặp chị Bùi Thị Mai đang thả trâu dưới chân đồi. Vạch những khóm mía, bụi sắn, chúng tôi mới tìm được những gốc cây cao su to bằng cổ tay còn sót lại. Cây nào cũng khô cong, bị chặt gần sát gốc. Có những cây to bằng cái phích cũng bị chém ngang thân, ai nhìn thấy cũng phải xuýt xoa vì tiếc. Thỉnh thoảng còn gốc cây cao su nảy mầm trở lại. Chị Mai thở dài bảo: Năm đó, bên dự án đưa cây cao su về, cả xóm đều có việc từ trồng, làm cỏ, bón phân cho cây. Cũng theo chị Mai, đất ở đây tốt lắm. Cây cao su lớn nhanh như thổi. Chỉ sau 3 năm, thân cây đã cao mấy mét, có những cây cao tới 5 m. Nhìn rừng cao su xanh tốt khép tán, người dân ai cũng mừng vì đến lúc thu hoạch.

Hiển thị 1.081 - 1.120 of 1.503 kết quả.