ListNewByCategory

Sở Tài nguyên và Môi trường trả lời kiến nghị cử tri từ trước Kỳ họp thứ 3 đến trước Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV

(17/11/2022)
Cử tri kiến nghị (trước Kỳ họp thứ Tư): 1. Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng sớm giải quyết dứt điểm việc tranh chấp đất giữa công ty D&G với đất của Nhân dân xóm Bay, xóm Trung Tằm và xóm Sổ. 2. Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm, chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành rà soát, sắp xếp, điều chỉnh lại diện tích đất đã giao cho Lâm trường Tu Lý quản lý, sử dụng nhưng hiệu quả thấp để bàn giao lại cho địa phương quản lý, sử dụng nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 3. Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ quy định của pháp luật hiện hành chỉ đạo các địa phương trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có phương án chuyển mục đích sử dụng một phần đất rừng sản xuất sang đất ở, nhất là đối với các xã vùng hồ sông Đà, khó khăn về đất ở để tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế, ổn định đời sống. 4. Hiện nay, số lượng mỏ khoáng sản được cấp phép trên địa bàn huyện rất lớn, tác động không nhỏ đến môi trường sống, an ninh, trật tự của địa phương. Đặc biệt là địa bàn 02 xã Liên Sơn và Cao Dương với 34 mỏ khoáng sản được cấp phép. Cử tri đề nghị trong thời gian tới tỉnh không xem xét cấp phép mới các mỏ khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn huyện. Đồng thời, xem xét chấm dứt hoạt động, thu hồi đối với các mỏ không triển khai hoặc triển khai không hiệu quả, chây ỳ thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc có nhiều sai phạm trong quá trình hoạt động. 5. Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ngành liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động khoáng sản, kịp thời chấn chỉnh việc thực hiện của các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực khoáng sản, bảo vệ môi trường và các lĩnh vực khác có liên quan; rà soát, điều chỉnh giấy phép của các mỏ có khoảng cách với khu dân cư không đảm bảo theo quy định.

Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời kiến nghị cử tri từ trước Kỳ họp thứ 3 đến trước Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV

(17/11/2022)
1. Cử tri kiến nghị: 1.1“Cử tri tiếp tục đề nghị sớm trình sửa đổi Luật Đất đai để khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật hiện hành. Trong đó, đề nghị chuyển Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai về cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện quản lý để thuận lợi hơn trong quá trình triển khai thực hiện các thủ tục về đất đai” (sau Kỳ họp thứ 3). 1.2. “Hiện nay, giá đất thị trường tự do chênh lệch quá lớn so với giá đất cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, thậm chí có nơi giả thị trường chênh lệch tới 10 đến 20 lần. Vì vậy, rất khó khăn cho người dân có nhu cầu thực sự để mua đất xây nhà, cũng như khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, nhất là đối với các dự án dịch vụ thương mại có thỏa thuận với người dân. Để giá đất sát với giá thị trường, tạo thuận lợi cho người dân và công tác giải phóng mặt bằng, tránh đối đầu lợi ích giữa các bên, hằng năm đề nghị cho phép Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh điều chỉnh giả đất 1 lần/năm” (sau Kỳ họp thứ 3).

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh tiếp công dân định kỳ tháng 11/2022

(16/11/2022)
Ngày 15/11, tại Trụ sở tiếp Công dân tỉnh, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì buổi tiếp công dân định kỳ tháng 11/2022. Tham gia buổi tiếp có các đồng chí trong Hội đồng tư vấn tiếp công dân tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND huyện Lương Sơn, thành phố Hòa Bình.

Tăng cường vai trò của phụ nữ trong bảo vệ môi trường sống vì sức khỏe cộng đồng

(14/11/2022)
Dự án “Tăng cường vai trò của phụ nữ trong bảo vệ môi trường sống, vì sức khỏe cộng đồng” (gọi tắt Dự án JIFF) được triển khai tại tỉnh Hoà Bình do Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh và Ban Điều hành Dự án thực hiện tại 04 xã, 22 xóm của 02 huyện Mai Châu và Tân Lạc với mục tiêu nâng cao ý thức, vai trò của phụ nữ đối với việc bảo vệ môi trường tại cộng đồng, nhằm thay đổi thói quen trong sinh hoạt, cách ứng xử của phụ nữ đối với môi trường để bảo vệ môi trường sống vì sức khỏe cộng đồng.

Những kết quả quan trọng khi duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: 2015 trên địa bàn tỉnh

(11/11/2022)
Được sự quan tâm chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, công tác xây dựng, áp dụng, duy trì Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 của cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Việc áp dụng các quy trình đã mang lại hiệu quả thiết thực, phù hợp với xu thế xây dựng nền hành chính hiện đại theo hướng công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính của Chính phủ và của tỉnh.

Công nhận xã đạt vệ sinh toàn xã, xã đạt vệ sinh toàn xã bền vững

(11/11/2022)
Ngày 03/11/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 2587/QĐ-UBND về công nhận danh sách xã đạt vệ sinh toàn xã; xã đạt vệ sinh toàn xã bền vững năm 2021 của Chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả tại tỉnh Hòa Bình.

Truyền thông về ứng phó với biến đổi khí hậu thực hiện cam kết mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050

(08/11/2022)
Biến đổi khí hậu đang là vấn đế toàn cầu, có ảnh hưởng sâu sắc tới nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tại Hội nghị Thượng đỉnh khí hậu COP26 diễn ra ở Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham gia Tuyên bố Glasgow, trong đó có cam kết Việt Nam sẽ đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Công tác quản lý tài nguyên và môi trường trên địa bàn thành phố Hòa Bình

(07/11/2022)
Thành phố Hòa Bình là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Hòa Bình. Trong thời gian qua, bám sát chỉ đạo của UBND tỉnh, UBND thành phố đã tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, phát huy tối đa các nguồn lực phấn đấu hoàn thành thực hiện các chỉ tiêu được giao năm 2022. Đã huy động tốt nguồn lực tài chính về đất đai để đầu tư; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai được quan tâm giải quyết. Công tác giải phóng mặt bằng đã tập trung vào một số dự án trọng điểm; công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt tỷ lệ cao.

Thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh

(04/11/2022)
Thời gian qua, các cấp, các ngành trong tỉnh đã tập trung thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, nhất là ứng dụng công nghệ cao. Qua đó, nâng cao đã năng suất chất lượng; bảo vệ, phát triển tài sản trí tuệ và năng lực hấp thụ công nghiệp của doanh nghiệp.

Công bố Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Thú y thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

(04/11/2022)
Ngày 28/10/2022, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 2479/QĐ-UBND về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Thú y thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh

(04/11/2022)
Ngày 3/11/2022, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 39/2022/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình ban hành kèm theo Quyết định số 51/2019/QĐ-UBND ngày 18/12/2019 của UBND tỉnh.

Tuyên truyền giới thiệu cuộc thi làm video “1 phút xanh: Giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu”

(02/11/2022)
Nhằm góp phần tuyên truyền, giáo dục trẻ em, thanh thiếu niên nâng cao nhận thức trong công tác phòng, chống thiên tai đồng thời tạo điều kiện cho trẻ em có cơ hội phát huy tính sáng tạo, bày tỏ suy nghĩ, ước mơ của mình về phòng, chống thiên tai và biến đổi khí hậu, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai - Tổng cục Phòng, chống thiên tai phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam tổ chức cuộc thi làm video ngắn “1 phút xanh: Giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu”.

Những kết quả bước đầu trong phát triển công nghệ thông tin, xây dựng Chính quyền điện tử

(01/11/2022)
Những năm qua, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh luôn quan tâm, coi trọng phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính quyền điện tử. Đến nay, cơ quan Nhà nước đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ doanh nghiệp và người dân, các hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng, hệ thống thông tin một cửa điện tử được kết nối thông suốt cả 3 cấp. Qua đó đã nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm của đội ngũ công chức; nâng cao chất lượng nhân lực về công nghệ thông tin của tỉnh.

Chú trọng bảo vệ môi trường nông thôn

(01/11/2022)
Trong những năm qua, công tác bảo vệ môi trường ở khu vực nông thôn, làng nghề đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm, chỉ đạo. Trong đó trọng điểm là các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp, khu vực chăn nuôi tập trung. Quá trình triển khai thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại khu vực nông thôn, làng nghề đã đạt được những kết quả tích cực.

Đảm bảo an ninh nguồn nước và an toàn hồ, đập

(21/10/2022)
Hòa Bình nằm trên lưu vực của 3 hệ thống sông lớn gồm: Sông Đà, sông Mã, sông Đáy bao gồm 400 sông suối nhỏ, trong đó có khoảng 50% sông suối. Các sông lớn có lưu lượng dòng chảy khá gồm: Sông Đà, sông Bôi, sông Bùi, sông Bưởi, sông Lạng, Sông Mã.

Tiếp tục nâng cao ý thức của người dân trong thu gom, xử lý rác thải

(21/10/2022)
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, qua thực tế tìm hiểu, nhất là ở những xã trong diện phấn đấu về đích dễ nhận thấy tiêu chí về môi trường là một trong những tiêu chí khó đạt nhất. Đến hết năm 2021, toàn tỉnh Hòa Bình có 83/129 xã đạt tiêu chí về môi trường. Mặt khác, có những xã đã đạt tiêu chí này nhưng để giữ vững và nâng cao chất lượng cũng lắm gian nan.

Phát triển nền nông nghiệp theo yêu cầu xanh, sạch, bền vững là mục tiêu hướng đến của ngành nông nghiệp của tỉnh

(18/10/2022)
Hòa Bình nằm tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội và nằm trong quy hoạch vùng Thủ đô, sở hữu môi trường sạch, trong lành; cảnh quan thiên nhiên hữu tình; nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc; điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu, tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, đa dạng; đất đai có độ màu mỡ cao. Vì thế, tỉnh Hòa Bình có tiềm năng, lợi thế để thu hút đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, dịch vụ và du lịch.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền Ngày quốc tế phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai năm 2022 “Cảnh báo sớm và hành động sớm”

(13/10/2022)
Ngày 13/10 hàng năm được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc quyết định là “Ngày quốc tế phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai” như một phương thức thúc đẩy văn hóa toàn cầu về phòng, chống thiên tai, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng lấy ngày này để làm Ngày ASEAN về Quản lý thiên tai.

Triển khai Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng nhân tạo và tái chế phế liệu tại Thôn Đồng Phú, xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy

(13/10/2022)
UBND tỉnh vừa chấp thuận Công ty Cổ phần PRS Hòa Bình là Nhà đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng nhân tạo và tái chế phế liệu tại Thôn Đồng Phú, xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình, theo Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư số 87/QĐ-UBND, cấp lần đầu ngày 11/10/2022.

Huyện Lương Sơn tăng cường công tác quản lý đất đai, tài nguyên, môi trường

(11/10/2022)
Thời gian qua, huyện Lương Sơn đã tăng cường chỉ đạo các ngành liên quan, các xã, thị trấn làm tốt công tác quản lý Nhà nước về đất đai, tài nguyên khoáng sản, môi trường. Nhờ đó, đất đai trên địa bàn được quản lý chặt chẽ theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt; vi phạm trong quản lý, sử dụng đất, khai thác tài nguyên khoáng sản, môi trường ngày càng giảm.

Nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường nông thôn, góp phần kiểm soát ô nhiễm không khí

(10/10/2022)
Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 18/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, thời gian qua, ngành Nông nghiệp &PTNT đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm hưởng ứng, triển khai hành động để tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn tỉnh.

Người dân chủ động xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm

(05/10/2022)
Thực hiện cải thiện môi trường sống của người dân, các cấp, các ngành đã quan tâm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân không chăn nuôi gia súc dưới gầm sàn nhà ở; chủ động xây dựng chuồng trại chăn nuôi một cách hợp lý, khoa học. Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có 114,55 nghìn con con trâu; 87,598 nghìn con bò; 468,998 nghìn con lợn; 51,7 nghìn con dê và hơn 8 triệu con.

Nâng cao tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch

(05/10/2022)
Những năm gần đây Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Hòa Bình đã và đang được triển khai hiệu quả, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần nâng cao chất lượng sống cho Nhân dân, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Hiển thị 241 - 280 of 1.503 kết quả.