ListNewByCategory

Còn 85 xóm, bản chưa có điện

(03/08/2011)
Mới đây, ngành Công Thương tỉnh đã tiến hành thống kê rà soát hiện trạng sử dụng điện lưới trên địa bàn. Theo đó, toàn tỉnh có tổng số 199.712 hộ dân, trong đó số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia là 193.560 hộ, chiếm 96,9%. 100% xã, phường, thị trấn của tỉnh đã có điện lưới quốc gia, tuy nhiên hệ thống lưới điện ở một số xã khu vực nông thôn mới chỉ được đầu tư đến trung tâm xã và khu vực có dân cư sống tập trung.

Xã Quy Mỹ làm tốt công tác quản lý, vận hành, khai thác, bảo vệ công trình cấp nước sinh hoạt tập trung

(02/08/2011)

Xã Quy Mỹ (Tân Lạc) có trên 450 hộ, hơn 1.800 nhân khẩu, thu nhập và đời sống của người dân chủ yếu từ sản xuất nông - lâm nghiệp và chăn nuôi. Từ năm 2008 trở về trước, để có nguồn nước phục vụ cho đời sống sinh hoạt hàng ngày của dân cư trên địa bàn phải lấy nước từ khe đồi, khe suối và giếng đào vừa tốn công sức, vừa không đảm bảo vệ sinh.

Ngọn lửa xanh từ lòng đất

(01/08/2011)
Anh Đồng Văn Thái ở xóm Trung Thành A, xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) tâm đắc: Các anh cứ nghĩ tới cảnh nông thôn, đi làm đồng về, nắng nóng mệt mỏi phải vào bếp nhóm lửa để nấu nước, cơm, canh... Còn trường hợp ngược lại, vào bếp, bật gas lên cứ thế mà nấu nướng, còn gì hơn nào! Mấy năm nay, nhờ dự án khí sinh học mà mọi việc của gia đình anh nhàn hơn...

Kim Bôi trồng mới hơn 700 ha rừng theo dự án phát triển lâm nghiệp

(01/08/2011)

Dự án phát triển lâm nghiệp tại Hòa Bình và Sơn La (KFW) triển khai tại huyện Kim Bôi, giai đoạn 2009 – 2014 có 7 xã tham gia gồm Tú Sơn, Kim Truy, Vĩnh Tiến, Hợp Đồng, Đông Bắc, Kim Tiến, Cuối Hạ và Khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến. Đến nay, toàn huyện đã thực hiện trồng mới 706,6 ha rừng, riêng niên vụ trồng rừng năm 2011 đã trồng mới 422,6 ha.

Xã Trung Minh chủ động phòng ngừa các nguy cơ trong mùa mưa bão

(01/08/2011)
Là xã nằm ở hạ lưu thuỷ điện Hoà Bình với 4,5 km đường sông chạy dọc địa bàn, hơn 800 hộ dân sống ven sông Đà nên xã Trung Minh (TPHB) luôn đặc biệt chú trọng quan tâm đến công tác phòng, chống lũ bão, giảm nhẹ thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Đây cũng còn được coi là nhiệm vụ thường xuyên hàng năm của lực lượng dân quân xã.

Tập huấn và chuyển giao mô hình chế biến thức ăn cho trâu, bò tại xã Nam Thượng

(28/07/2011)
Ngày 27/7, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Hoà Bình tổ chức tập huấn và chuyển giao đề tài ứng dụng tiến bộ và chuyển giao công nghệ dự trữ và chế biến thức ăn cho trâu, bò bằng phương pháp công nghiệp. Đến dự có đại diện Viện Chăn nuôi, Phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi, UBND xã Nam Thượng và 15 hộ dân xóm Bình Tân, xã Nam Thượng.

Tập huấn công nghệ dự trữ và chế biến thức ăn cho trâu, bò

(27/07/2011)
Ngày 26/7, tại xã Hào Lý (Đà Bắc), Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Hòa Bình đã tổ chức tập huấn đề tài ứng dụng tiến bộ và chuyển giao công nghệ dự trữ và chế biến thức ăn cho trâu, bò bằng phương pháp công nghiệp cho lãnh đạo Đảng ủy, UBND, đoàn thể xã và 15 hộ dân xóm Quyết Chiến, xã Hào Lý.

Khai thác than ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường nước và không khí

(26/07/2011)

Hiện nay, tại xóm Đồi thuộc xã Lỗ Sơn huyện Tân Lạc đang tồn tại một cơ sở khai thác than với diện tích khá rộng. Cơ sở này hoạt động đã được 7 năm, chủ yếu cung cấp cho nhu cầu sử dụng trong huyện Tân Lạc. Diện tích được cho phép khai thác của cơ sở này theo như nhân viên nơi đây cho biết bao gồm khoảng 31 ha bao gồm cả đất đồi trồng rừng và khu vực khai thác than (hơn 1 ha).

Mối nguy từ “thủy điện mi-ni” ở thôn Lộng

(26/07/2011)
Thôn Lộng là vùng xa nhất của xã Thanh Nông, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. Cả thôn có 50 hộ với 255 nhân khẩu sống chủ yếu bằng nghề phát nương, làm rẫy. Nằm trong một thung lũng bao quanh bởi những quả núi cao chót vót nên mùa đông chỉ khoảng 16 -17 giờ là cả thôn tối om, đặc điểm nhận biết giữa nhà này với nhà kia là ánh sáng của những ngọn đèn dầu le lói hắt qua ô cửa. Điều mà người dân thôn Lộng luôn "ngán ngẩm" tình trạng thiếu điện, thiếu nước giữa cái nắng nóng như thiêu đốt của mùa hè.

Hiệu quả lớp học hiện trường FFS đối với nông dân

(26/07/2011)
Phương pháp lớp học hiện trường (FFS) được bắt đầu thực hiện tại tỉnh ta từ năm 2005 trong khuôn khổ hoạt động của Dự án hỗ trợ và phổ cập nông - lâm nghiệp vùng cao (ETSP). Sau 2 năm áp dụng thử nghiệm tại huyện Lạc Sơn và Tân Lạc, FFS được đánh giá là phương pháp khuyến nông phù hợp, các điểm áp dụng phương pháp này đã cho kết quả tốt, khả năng lan rộng cao. Năm 2007, FFS tiếp tục được mở rộng trong toàn hệ thống khuyến nông của tỉnh, 10/11 trạm khuyến nông của huyện, thành phố đã áp dụng FFS trong các chương trình khuyến nông.

Phát hiện một số loài cây dùng làm thuốc trừ sâu sinh học ở tỉnh Hòa Bình

(26/07/2011)
Có một nhóm cây mà tương lai sẽ đóng vai trò quan trọng đối với nền nông nghiệp sạch, đó là những loài cây có thể chiết xuất được chất Rotenon dùng làm thuốc diệt trừ sâu bệnh hại đối với cây trồng. Rotenon được đánh giá là hoạt chất chính để diệt ngoại ký sinh trùng của gia súc, diệt sâu hại mùa màng nhất là cây rau màu. Rotenon có chủ yếu ở trong rễ, lá, vỏ cây, hạt và củ một số loài thuộc họ đậu.

Nâng cao ý thức về bảo hộ lao động khi sử dụng thuốc BVTV

(22/07/2011)
Tuy chưa có con số thống kê cụ thể các trường hợp bị ngộ độc thuốc BVTV trên toàn tỉnh nhưng chỉ riêng từ đầu năm đến nay, đã có hàng chục ca mắc, rải rác trên địa bàn các huyện như Đà Bắc, Tân Lạc, Cao Phong… Các ca ngộ độc thường ở mức độ nhẹ, phổ biến nhất là do hít phải hoặc bị dính vào da trong quá trình phun thuốc BVTV. Đây là hậu quả của việc chủ quan, bất cẩn của không ít nông dân thiếu ý thức trang bị đồ bảo hộ lao động khi phun, xịt thuốc BVTV, làm ảnh hưởng sức khỏe bản thân, môi trường và cộng đồng.

Tập trung diệt trừ ốc bươu vàng trong cao điểm gieo cấy lúa mùa

(20/07/2011)
Đó là khuyến cáo của Sở NN&PTNT vừa được gửi tới UBND các huyện, thành phố. Theo đó, nhằm kịp thời ngăn chặn sự gây hại của ốc bươu vàng trên diện tích lúa mùa sắp tới, Sở NN&PTNT đề nghị UBND các huyện, thành phố cần khẩn trương phát động chiến dịch toàn dân tham gia diệt trừ ốc bươu vàng. Cao điểm của chiến dịch tốt nhất gắn liền với các giai đoạn làm đất và gieo cấy lúa mùa hiện nay

Hiền Lương: Nhân dân đồng lòng xây dựng nông thôn mới

(19/07/2011)
Xã Hiền Lương (Đà Bắc) là xã điểm xây dựng NTM của tỉnh nhưng mới chỉ đạt 6/19 tiêu chí. Với mục tiêu đến năm 2015 cơ bản đạt tiêu chí trở thành xã NTM và hoàn thành các tiêu chí vào năm 2020. Tuy khó khăn về điều kiện tự nhiên, KT-XH nhưng Hiền Lương đang được sự ủng hộ của các cấp chính quyền và sự đồng lòng của nhân dân trong xây dựng NTM.

Triển vọng cho giống ngô lai mới

(18/07/2011)
Vụ xuân năm nay, hầu hết trên địa bàn toàn tỉnh thời tiết diễn ra khá phức tạp. Đầu vụ thời tiết rét kéo dài, gần cuối vụ vài nơi xảy ra tố lốc làm đổ cây, nền nhiệt độ cao ảnh hưởng đến quá trình phun râu của ngô. Đây là những khó khăn chung cho việc trồng ngô trên toàn tỉnh.

Đẩy mạnh công tác an toàn vệ sinh lao động- phòng chống cháy nổ trong các doanh nghiệp

(15/07/2011)
6 tháng đầu năm các ngành chức năng của tỉnh đã tổ chức được 31 cuộc kiểm tra ATVSLĐ-PCCN tại 135 doanh nghiệp có nhiều nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cháy nổ, kịp thời xử lý 5 doanh nghiệp có sai phạm. Thực hiện 44 cuộc thanh kiểm tra liên ngành về ATVSLĐ tại 218 doanh nghiệp, phát hiện và xử lý sai phạm đối với 10 doanh nghiệp. Tiến hành thanh kiểm tra 26 cuộc tại 102 doanh nghiệp, phát hiện và xử lý sai phạm 5 doanh nghiệp.

Gian nan lưới điện nông thôn

(14/07/2011)

Hệ thống lưới điện nông thôn của các địa phương trong tỉnh được xây dựng từ những năm 1990, hiện nay đã xuống cấp nghiêm trọng, gây nên những tổn thất về điện năng. Đồng thời, giá điện ngày càng cao, ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống người dân. Tình trạng này cũng đang diễn ra ở xã Hợp Thinh, huyện Kỳ Sơn, nơi mà hệ thống lưới điện vẫn đang là vấn đề nhức nhối cần giải quyết... Khi mà giá điện ngày càng leo thang, hệ thống lưới điện tổn thất nhiều, chất lượng cuộc sống không đảm bảo thì thiệt thòi lại thuộc về những người dân nơi đây.

Mơ một cây cầu “bay” qua mùa lũ

(12/07/2011)
Bao đời nay, hàng trăm người dân ở xã Hưng Thi (Lạc Thủy) bị ngăn cách với bên ngoài bởi dòng sông, khiến việc đi lại, giao thương buôn bán, việc học của đám trẻ nơi đây hết sức khó khăn. Mùa lũ lên, dòng sông Bôi cuồn cuộn nhấn chìm cây cầu nhỏ, xóm nhỏ như bị cô lập hoàn toàn. Người dân vẫn hàng ngày ái ngại nhìn cây cầu, không biết khi nào nước rút, mới qua sông được.

Hiển thị 1.181 - 1.200 of 1.500 kết quả.