ListNewByCategory

Thẩm định Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Đà Bắc đến năm 2020

(16/09/2011)
Ngày 15/9, tại UBND huyện Đà Bắc, Hội đồng thẩm định Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh đã tổ chức hội nghị thẩm định Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Đà Bắc đến năm 2020. Dự và chủ trì hội nghị có đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định và các thành viên Hội đồng thẩm định tỉnh, huyện.

TP Hòa Bình: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đô thị

(15/09/2011)
Thị xã Hòa Bình nhỏ bé năm xưa sau 5 năm được nâng cấp lên thành phố đã khoác trên mình một vóc dáng mới, diện mạo mới nhờ đẩy nhanh tiến độ quy hoạch, kiến trúc, mở mang, chỉnh trang đô thị. Các khu đô thị mới từng bước hình thành với cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương đối hiện đại.

Kinh nghiệm xây dựng vùng an toàn dịch ở xã Dũng Phong

(13/09/2011)
Vào dịp cuối năm ngoái, trong khi cả huyện Cao Phong gồng mình chống chọi với dịch LMLM thì Dũng Phong là một trong hai xã của huyện không có con trâu, bò nào mắc bệnh. Đây là thành công lớn trong xây dựng vùng an toàn dịch bệnh của huyện Cao Phong.

Hiệu quả công trình cấp nước sinh hoạt tại xã Ngọc Mỹ

(12/09/2011)
Sau gần 1 năm khẩn trương thi công, vừa qua, công trình cấp nước sinh hoạt tại xã Ngọc Mỹ (Tân Lạc) với tổng mức đầu tư trên 10 tỷ đồng đã hoàn thành và chính thức được đưa vào sử dụng. Công trình đã cung cấp nước hợp vệ sinh cho 17 xóm với 1.142 hộ, 4.480 khẩu của xã Ngọc Mỹ.

Lạc Thủy: Tăng cường khảo nghiệm giống lúa mới

(09/09/2011)
Huyện Lạc Thủy có diện tích đất nông nghiệp 5.281,63 ha, trong đó đất trồng cây hàng năm 3.614,39 ha; tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt trên 8.000 ha, trong đó diện tích gieo cấy lúa từ 3.000 - 3.200 ha/năm. Lúa là cây trồng mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp của huyện.

Đẩy nhanh tiến độ trồng rừng năm 2011

(08/09/2011)
Theo đánh giá của Chi cục Lâm nghiệp (Sở NN&PTNT), những năm gần đây, lợi ích kinh tế lâm nghiệp ngày càng được khẳng định đã làm chuyển biến nhận thức của người dân, là động lực khích lệ các hộ đầu tư SX. Bên cạnh đó, các công ty lâm nghiệp sau khi chuyển đổi mô hình, cơ chế hoạt động đều phát huy tính chủ động cao trong triển khai trồng rừng bằng nguồn vốn tự có và vốn vay.

Thành phố Hòa Bình: tập trung xử lý sâu cuốn lá nhỏ trên lúa mùa

(06/09/2011)
Theo Trạm BVTV thành phố Hòa Bình, hiện nay, trên lúa mùa xuất hiện sâu cuốn lá nhỏ gây hại với mật độ sâu non lứa 4 trung bình từ 5 - 10 con/m2, cục bộ có nơi tới 15 - 20 con/m2. Sâu non cuốn lá nhỏ lứa 5 nở rộ và gây hại từ cuối tháng 8 và đầu tháng 9. Nếu không có biện pháp chủ động phòng trừ kịp thời sâu cuốn lá nhỏ sẽ bùng phát và gây hại mạnh trên các trà lúa mùa.

Xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững

(05/09/2011)
Đó là khẳng định của ông Hoàng Văn Tứ, Giám đốc Sở NN&PTNT khi trao đổi về kế hoạch hoạt động của ngành trong giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020. Theo đó, ngành NN&PTNT quyết tâm khai thác tốt tiềm năng, tạo sức bật cho sự phát triển của ngành trong giai đoạn mới, đóng góp tích cực hơn vào sự phát triển KT-XH của tỉnh.

Mường Chiềng khắc phục khó khăn để xây dựng NTM

(29/08/2011)
Mường Chiềng là xã nằm phía tây bắc của huyện Đà Bắc gồm 9 xóm với 648 hộ dân. Xã có địa hình đồi núi cao bị chia cắt mạnh bởi khe đồi, khe suối, xen kẽ là các thung lũng sâu, vì thế, giao thông và giao thương rất hạn chế. Cùng với hạ tầng KT-XH khó khăn về nhiều mặt, điều kiện phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất của xã Mường Chiềng được xem là rào cản lớn với quá trình xây dựng NTM. Hiện, nông nghiệp chiếm trên 70% cơ cấu kinh tế chung nhưng trên địa bàn xã Mường Chiềng chưa có hình thức kinh tế trang trại, sản xuất nông nghiệp nơi đây mới chỉ manh mún ở quy mô kinh tế hộ nhỏ, lẻ. Đến cuối năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo của xã là 54,53% (theo chuẩn mới), thu nhập bình quân khoảng 7 triệu đồng/ người/năm. Khó khăn khiến quá trình xây dựng NTM của xã phải chịu áp lực lớn về cả thời gian lẫn chất lượng thực hiện.

Lương Sơn: Chủ động phòng trừ sâu bệnh hại trên lúa mùa

(24/08/2011)
Theo đánh giá của Phòng NN&PTNT huyện Lương Sơn, vụ mùa 2011, huyện có kế hoạch gieo cấy 2.750 ha lúa mùa. Mặc dù bước vào gieo cấy vụ mùa có muộn hơn so với mọi năm nhưng do có sự chỉ đạo quyết liệt của UBND huyện nên hầu hết diện tích lúa mùa trong kế hoạch của huyện đều kết thúc cấy trước 20/7 đảm bảo khung thời vụ tốt nhất.

Các lò gạch thủ công tiếp tục gây ô nhiễm môi trường ở xã Kim Tiến

(23/08/2011)
Kim Tiến (Kim Bôi) có diện tích tự nhiên khoảng 1.576 ha nhưng có đến 9 lò gạch thủ công hoạt động. Nhiều năm qua, các cơ sở sản xuất gạch thủ công tạo ra những vùng đất lổm nhổm hố sâu, gây ô nhiễm nặng nề cho sản xuất và đời sống người dân khu vực lân cận. Mặc dù theo Quyết định 115/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì đến 31/12/2010 tất cả các lò gạch thủ công phải đóng cửa nhưng đến nay các lò gạch này vẫn hoạt động.

Hoàn thành công trình bể chứa 12.000 m3 nước ở xã vùng cao Hang Kia

(23/08/2011)
Nằm trên độ cao trên 1000 mét so với mực nước biển, nhiều núi đá vôi, không có mạch nước ngầm nên xã vùng cao Hang Kia, huyện Mai Châu khan hiếm nước trầm trọng. Vào mùa khô hàng năm từ tháng 11 đến tháng 5, hơn 557 hộ người Mông với 3077 khẩu ở 5 thôn phải đi xa hàng chục cây số để lấy nước sinh hoạt. Nhiều gia đình phải mua nước từ Tân Sơn chở vào với giá cao trên 300.000 đồng/m3 nước.

Lợi ích thiết thực từ chương trình nước sạch

(18/08/2011)
Trong 5 năm qua (2006-2011) nhờ nguồn vốn ưu đãi từ NHCSXH, người dân đã xây dựng được hơn 25.000 công trình nước sạch và vệ sinh phục vụ sinh hoạt gia đình. Chương trình cho vay NS&VSMT mang lại nhiều lợi ích thiết thực về môi trường, sức khoẻ, kinh tế và chất lượng cuộc sống.

Hiệu quả từ việc nghiên cứu, ứng dụng các đề tài KH-CN trong đời sống xã hội của tỉnh

(17/08/2011)
Năm 2006, Liên hiệp các Hội KH-KT tỉnh triển khai Dự án “Tác động các biện pháp khoa học để tạo trầm trên cây dó bầu” với diện tích 15 ha tại xã Thượng Tiến, huyện Kim Bôi. Đến nay, toàn bộ diện tích trồng cây dó bầu đang phát triển tốt và chuẩn bị tiến hành việc cấy ghép trầm vào thân cây.

Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri TP Hòa Bình

(16/08/2011)
Cử tri thành phố Hòa Bình: Đề nghị các cơ quan chức năng của tỉnh có giải pháp để khắc phục triệt để tình trạng khói bụi, ô nhiễm môi trường của Công ty CP xi măng sông Đà đã ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của nhân dân khu vực lân cận nhiều năm nay.

Chuyện nghe kể ở khu rừng thiêng Cỏ Rặng

(15/08/2011)
Nhiều năm nay, vô số chuyện kỳ quái đã xảy ra quanh khu rừng thiêng ở xóm Khan Thượng, xã Ba Khan, Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Nhiều người lỡ xâm phạm của cải trong rừng bị mắc chứng bệnh khó hiểu, nhẹ thì mê sảng, mất trí, nặng thì mất cả tính mạng.

Xảy ra 17 vụ cháy trong 10 năm

(05/08/2011)

Ngày 3/8, UBND huyện Lương Sơn tổ chức tổng kết 10 năm triển khai thực hiện Luật Phòng cháy, chữa cháy (2001-2011).

Dự án "Trồng rừng ngập mặn và giảm thiểu rủi ro thảm họa" bắt đầu triển khai tại huyện Tân Lạc.

(05/08/2011)

Dự án do Hội Chữ thập đỏ Nhật Bản và Hiệp Hội Chữ thập đỏ Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế tài trợ được thực hiện tại 10 tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình,Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Vĩnh Phúc và Hòa Bình, với tổng kinh phí khoảng 2.380.000 CHF (tương đương gần 57 tỷ đồng) trong 4 năm (2011 -2015). Một trong nội dung của dự án là sẽ tiến hành trồng rừng ngập mặn, trồng tre, phi lao chắn sóng; thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro dựa vào cộng đồng.

Còn 85 xóm, bản chưa có điện

(03/08/2011)
Mới đây, ngành Công Thương tỉnh đã tiến hành thống kê rà soát hiện trạng sử dụng điện lưới trên địa bàn. Theo đó, toàn tỉnh có tổng số 199.712 hộ dân, trong đó số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia là 193.560 hộ, chiếm 96,9%. 100% xã, phường, thị trấn của tỉnh đã có điện lưới quốc gia, tuy nhiên hệ thống lưới điện ở một số xã khu vực nông thôn mới chỉ được đầu tư đến trung tâm xã và khu vực có dân cư sống tập trung.

Xã Quy Mỹ làm tốt công tác quản lý, vận hành, khai thác, bảo vệ công trình cấp nước sinh hoạt tập trung

(02/08/2011)

Xã Quy Mỹ (Tân Lạc) có trên 450 hộ, hơn 1.800 nhân khẩu, thu nhập và đời sống của người dân chủ yếu từ sản xuất nông - lâm nghiệp và chăn nuôi. Từ năm 2008 trở về trước, để có nguồn nước phục vụ cho đời sống sinh hoạt hàng ngày của dân cư trên địa bàn phải lấy nước từ khe đồi, khe suối và giếng đào vừa tốn công sức, vừa không đảm bảo vệ sinh.

Ngọn lửa xanh từ lòng đất

(01/08/2011)
Anh Đồng Văn Thái ở xóm Trung Thành A, xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) tâm đắc: Các anh cứ nghĩ tới cảnh nông thôn, đi làm đồng về, nắng nóng mệt mỏi phải vào bếp nhóm lửa để nấu nước, cơm, canh... Còn trường hợp ngược lại, vào bếp, bật gas lên cứ thế mà nấu nướng, còn gì hơn nào! Mấy năm nay, nhờ dự án khí sinh học mà mọi việc của gia đình anh nhàn hơn...

Kim Bôi trồng mới hơn 700 ha rừng theo dự án phát triển lâm nghiệp

(01/08/2011)

Dự án phát triển lâm nghiệp tại Hòa Bình và Sơn La (KFW) triển khai tại huyện Kim Bôi, giai đoạn 2009 – 2014 có 7 xã tham gia gồm Tú Sơn, Kim Truy, Vĩnh Tiến, Hợp Đồng, Đông Bắc, Kim Tiến, Cuối Hạ và Khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến. Đến nay, toàn huyện đã thực hiện trồng mới 706,6 ha rừng, riêng niên vụ trồng rừng năm 2011 đã trồng mới 422,6 ha.

Xã Trung Minh chủ động phòng ngừa các nguy cơ trong mùa mưa bão

(01/08/2011)
Là xã nằm ở hạ lưu thuỷ điện Hoà Bình với 4,5 km đường sông chạy dọc địa bàn, hơn 800 hộ dân sống ven sông Đà nên xã Trung Minh (TPHB) luôn đặc biệt chú trọng quan tâm đến công tác phòng, chống lũ bão, giảm nhẹ thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Đây cũng còn được coi là nhiệm vụ thường xuyên hàng năm của lực lượng dân quân xã.

Tập huấn và chuyển giao mô hình chế biến thức ăn cho trâu, bò tại xã Nam Thượng

(28/07/2011)
Ngày 27/7, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Hoà Bình tổ chức tập huấn và chuyển giao đề tài ứng dụng tiến bộ và chuyển giao công nghệ dự trữ và chế biến thức ăn cho trâu, bò bằng phương pháp công nghiệp. Đến dự có đại diện Viện Chăn nuôi, Phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi, UBND xã Nam Thượng và 15 hộ dân xóm Bình Tân, xã Nam Thượng.

Tập huấn công nghệ dự trữ và chế biến thức ăn cho trâu, bò

(27/07/2011)
Ngày 26/7, tại xã Hào Lý (Đà Bắc), Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Hòa Bình đã tổ chức tập huấn đề tài ứng dụng tiến bộ và chuyển giao công nghệ dự trữ và chế biến thức ăn cho trâu, bò bằng phương pháp công nghiệp cho lãnh đạo Đảng ủy, UBND, đoàn thể xã và 15 hộ dân xóm Quyết Chiến, xã Hào Lý.

Khai thác than ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường nước và không khí

(26/07/2011)

Hiện nay, tại xóm Đồi thuộc xã Lỗ Sơn huyện Tân Lạc đang tồn tại một cơ sở khai thác than với diện tích khá rộng. Cơ sở này hoạt động đã được 7 năm, chủ yếu cung cấp cho nhu cầu sử dụng trong huyện Tân Lạc. Diện tích được cho phép khai thác của cơ sở này theo như nhân viên nơi đây cho biết bao gồm khoảng 31 ha bao gồm cả đất đồi trồng rừng và khu vực khai thác than (hơn 1 ha).

Mối nguy từ “thủy điện mi-ni” ở thôn Lộng

(26/07/2011)
Thôn Lộng là vùng xa nhất của xã Thanh Nông, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. Cả thôn có 50 hộ với 255 nhân khẩu sống chủ yếu bằng nghề phát nương, làm rẫy. Nằm trong một thung lũng bao quanh bởi những quả núi cao chót vót nên mùa đông chỉ khoảng 16 -17 giờ là cả thôn tối om, đặc điểm nhận biết giữa nhà này với nhà kia là ánh sáng của những ngọn đèn dầu le lói hắt qua ô cửa. Điều mà người dân thôn Lộng luôn "ngán ngẩm" tình trạng thiếu điện, thiếu nước giữa cái nắng nóng như thiêu đốt của mùa hè.

Hiệu quả lớp học hiện trường FFS đối với nông dân

(26/07/2011)
Phương pháp lớp học hiện trường (FFS) được bắt đầu thực hiện tại tỉnh ta từ năm 2005 trong khuôn khổ hoạt động của Dự án hỗ trợ và phổ cập nông - lâm nghiệp vùng cao (ETSP). Sau 2 năm áp dụng thử nghiệm tại huyện Lạc Sơn và Tân Lạc, FFS được đánh giá là phương pháp khuyến nông phù hợp, các điểm áp dụng phương pháp này đã cho kết quả tốt, khả năng lan rộng cao. Năm 2007, FFS tiếp tục được mở rộng trong toàn hệ thống khuyến nông của tỉnh, 10/11 trạm khuyến nông của huyện, thành phố đã áp dụng FFS trong các chương trình khuyến nông.

Phát hiện một số loài cây dùng làm thuốc trừ sâu sinh học ở tỉnh Hòa Bình

(26/07/2011)
Có một nhóm cây mà tương lai sẽ đóng vai trò quan trọng đối với nền nông nghiệp sạch, đó là những loài cây có thể chiết xuất được chất Rotenon dùng làm thuốc diệt trừ sâu bệnh hại đối với cây trồng. Rotenon được đánh giá là hoạt chất chính để diệt ngoại ký sinh trùng của gia súc, diệt sâu hại mùa màng nhất là cây rau màu. Rotenon có chủ yếu ở trong rễ, lá, vỏ cây, hạt và củ một số loài thuộc họ đậu.

Nâng cao ý thức về bảo hộ lao động khi sử dụng thuốc BVTV

(22/07/2011)
Tuy chưa có con số thống kê cụ thể các trường hợp bị ngộ độc thuốc BVTV trên toàn tỉnh nhưng chỉ riêng từ đầu năm đến nay, đã có hàng chục ca mắc, rải rác trên địa bàn các huyện như Đà Bắc, Tân Lạc, Cao Phong… Các ca ngộ độc thường ở mức độ nhẹ, phổ biến nhất là do hít phải hoặc bị dính vào da trong quá trình phun thuốc BVTV. Đây là hậu quả của việc chủ quan, bất cẩn của không ít nông dân thiếu ý thức trang bị đồ bảo hộ lao động khi phun, xịt thuốc BVTV, làm ảnh hưởng sức khỏe bản thân, môi trường và cộng đồng.

Tập trung diệt trừ ốc bươu vàng trong cao điểm gieo cấy lúa mùa

(20/07/2011)
Đó là khuyến cáo của Sở NN&PTNT vừa được gửi tới UBND các huyện, thành phố. Theo đó, nhằm kịp thời ngăn chặn sự gây hại của ốc bươu vàng trên diện tích lúa mùa sắp tới, Sở NN&PTNT đề nghị UBND các huyện, thành phố cần khẩn trương phát động chiến dịch toàn dân tham gia diệt trừ ốc bươu vàng. Cao điểm của chiến dịch tốt nhất gắn liền với các giai đoạn làm đất và gieo cấy lúa mùa hiện nay

Hiền Lương: Nhân dân đồng lòng xây dựng nông thôn mới

(19/07/2011)
Xã Hiền Lương (Đà Bắc) là xã điểm xây dựng NTM của tỉnh nhưng mới chỉ đạt 6/19 tiêu chí. Với mục tiêu đến năm 2015 cơ bản đạt tiêu chí trở thành xã NTM và hoàn thành các tiêu chí vào năm 2020. Tuy khó khăn về điều kiện tự nhiên, KT-XH nhưng Hiền Lương đang được sự ủng hộ của các cấp chính quyền và sự đồng lòng của nhân dân trong xây dựng NTM.

Triển vọng cho giống ngô lai mới

(18/07/2011)
Vụ xuân năm nay, hầu hết trên địa bàn toàn tỉnh thời tiết diễn ra khá phức tạp. Đầu vụ thời tiết rét kéo dài, gần cuối vụ vài nơi xảy ra tố lốc làm đổ cây, nền nhiệt độ cao ảnh hưởng đến quá trình phun râu của ngô. Đây là những khó khăn chung cho việc trồng ngô trên toàn tỉnh.

Đẩy mạnh công tác an toàn vệ sinh lao động- phòng chống cháy nổ trong các doanh nghiệp

(15/07/2011)
6 tháng đầu năm các ngành chức năng của tỉnh đã tổ chức được 31 cuộc kiểm tra ATVSLĐ-PCCN tại 135 doanh nghiệp có nhiều nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cháy nổ, kịp thời xử lý 5 doanh nghiệp có sai phạm. Thực hiện 44 cuộc thanh kiểm tra liên ngành về ATVSLĐ tại 218 doanh nghiệp, phát hiện và xử lý sai phạm đối với 10 doanh nghiệp. Tiến hành thanh kiểm tra 26 cuộc tại 102 doanh nghiệp, phát hiện và xử lý sai phạm 5 doanh nghiệp.

Gian nan lưới điện nông thôn

(14/07/2011)

Hệ thống lưới điện nông thôn của các địa phương trong tỉnh được xây dựng từ những năm 1990, hiện nay đã xuống cấp nghiêm trọng, gây nên những tổn thất về điện năng. Đồng thời, giá điện ngày càng cao, ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống người dân. Tình trạng này cũng đang diễn ra ở xã Hợp Thinh, huyện Kỳ Sơn, nơi mà hệ thống lưới điện vẫn đang là vấn đề nhức nhối cần giải quyết... Khi mà giá điện ngày càng leo thang, hệ thống lưới điện tổn thất nhiều, chất lượng cuộc sống không đảm bảo thì thiệt thòi lại thuộc về những người dân nơi đây.

Hiển thị 1.161 - 1.200 of 1.501 kết quả.