ListNewByCategory

Người bảo tồn và truyền dạy chữ Nôm - Dao

(05/04/2018)
Dân tộc Dao có tiếng nói, chữ viết riêng, tuy nhiên chữ viết đang bị mai một. Để bảo tồn và phát triển tri thức bản địa của dân tộc, ông Lý Văn Hềnh, xã Cao Sơn (Đà Bắc), người am hiểu ngôn ngữ, chữ viết và còn lưu giữ nhiều sách Dao cổ đã mở các lớp học miễn phí truyền dạy cho bà con biết đọc, viết chữ Nôm - Dao cổ với mong muốn bảo tồn và gìn giữ văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Xã Nà Mèo vượt khó làm khuyến học

(02/04/2018)
Là xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện vùng cao Mai Châu nhưng Nà Mèo có đến 337/351 hộ có hội viên khuyến học. Năm 2017 xã có 127 hộ đạt danh hiệu "gia đình học tập”, 174 hộ tham gia phong trào "Nuôi lợn nhựa tiết kiệm khuyến học”. Đặc biệt, từ nguồn quỹ do hội viên đóng góp, huy động từ các tổ chức, cá nhân hảo tâm, đầu mỗi năm học xã có hàng trăm suất quà, học bổng để kịp thời hỗ trợ, động viên học sinh, giáo viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

“30 phút vàng” - mô hình giáo dục đoàn viên, thanh niên hiệu quả

(22/03/2018)
"Một thành tích đáng ghi nhận của tuổi trẻ toàn tỉnh trong nhiệm kỳ 2012- 2017 đó là đã xây dựng và nhân rộng được nhiều mô hình giáo dục thanh, thiếu niên hiệu quả, sáng tạo. Đáng chú ý đó là mô hình "30 phút vàng” của trường PTDTNT THPT tỉnh. Thông qua "30 phút vàng”, không chỉ giúp Đảng ủy, Ban giám hiệu (BGH), BCH Đoàn trường nắm bắt, phản ánh tình hình tư tưởng mà còn góp phần định hướng dư luận trong thanh, thiếu niên” - anh Bạch Thanh Chương, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh Đoàn cho biết.

Xây dựng trường học với phương châm “học sinh là trung tâm”

(22/03/2018)
Sạch sẽ, hiện đại, đạt chuẩn, đó là cảm nhận đầu tiên của chúng tôi khi bước vào các lớp học của trường phổ thông thực hành chất lượng cao Nguyễn Tất Thành. Đến thăm lớp 1A1, trước mắt chúng tôi là hệ thống máy tính nối mạng internet, máy chiếu, bảng phụ, điều hòa 2 chiều; cô và trò đang sôi nổi trong giờ học tiếng Việt nhờ có hình ảnh minh họa sinh động. Không khí lớp học sôi nổi, cởi mở; các em học sinh chủ động, tự tin, hứng thú với giờ học.

Lịch thi THPT quốc gia năm 2018.

(20/03/2018)
Ngày 15/3/2018 mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Công văn số 991/BGDĐT-QLCL về việc hướng dẫn thực hiện Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2018.

Hòa Bình: Tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

(28/12/2017)
Sau 15 năm thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW, ngày 28/8/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”; dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, công tác sưu tầm, biên soạn lịch sử đảng và giáo dục truyền thống cách mạng trong toàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, phát triển cả bề rộng và chiều sâu.

Trường THPT Lạc Sơn: Quan tâm đào tạo học sinh dân tộc thiểu số vùng khó khăn

(21/12/2017)

 Đưa chúng tôi đi thăm phòng học tiếng Anh, phòng tin học với các trang thiết bị hiện đại, đồng chí Đinh Thị Thanh Tươi, Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng THPT Lạc Sơn phấn khởi cho biết: Tuy còn nhiều khó khăn nhưng những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, ngành giáo dục và nhân dân trên địa bàn huyện đã quan tâm, chung tay xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật chất cho nhà trường. Trường hiện có 24 phòng học, 11 phòng làm việc; hệ thống phòng tin học, phòng học tiếng Anh, phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm… được trang bị tương đối đầy đủ, đáp ứng yêu cầu dạy và học. Trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia vào tháng 12/2016.

Phấn đấu đưa sự nghiệp GD&ĐT phát triển lên tầm cao mới

(21/12/2017)
Liên tục 8 năm, từ năm học 2008-2009 đến nay, ngành GD&ĐT tỉnh ta được Bộ GD&ĐT tặng Cờ thi đua xuất sắc, tiêu biểu. Năm 2012, ngành GD&ĐT Hòa Bình được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhì. Đây là phần thưởng xứng đáng của Đảng và Nhà nước đối với GD&ĐT tỉnh Hòa Bình, khẳng định vị trí của GD&ĐT Hòa Bình so với GD&ĐT cả nước. Nhân kỷ niệm 35 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/10/2017), PV Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Bùi Trọng Đắc, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở GD&ĐT.

Xã Yên Trị - điển hình công tác khuyến học ở Yên Thủy

(21/12/2017)
Sau hai năm (2015 - 2017), Hội khuyến học xã Yên Trị (Yên Thủy) chính thức đi vào hoạt động, đến nay đã có trên 1.400 hội viên sinh hoạt ở 14 chi họ và 4 ban khuyến học cơ quan, trường học, 6 ban khuyến học dòng họ. Hội đã thu hút các ngành, đoàn thể và mọi gia đình quan tâm, chăm lo công tác khuyến học.

Nặng lòng với “con chữ" vùng cao

(21/12/2017)
Trường cách nhà 70 km, cả tháng mới về thăm nhà được 1 lần, đã từng bị tai nạn vì đường đến trường quá hiểm trở, đồng lương giáo viên ít ỏi không đủ chi tiêu nhưng cô vẫn chắt chiu mua cho học sinh từ cuốn vở, đôi dép… Trong lớp học lều bạt được dựng lên giữa rừng sau đợt mưa lũ lịch sử vừa qua, tôi đã được cô giáo Xa Thị Thu (giáo viên trường tiểu học Đồng Ruộng, chi xóm Nhạp, xã Đồng Ruộng, huyện Đà Bắc) trải lòng về sự nghiệp "gieo chữ” nơi vùng cao đầy khó khăn và ân tình như thế.

Giáo dục huyện Tân Lạc - 60 năm vượt khó và phát triển

(21/12/2017)
- Cách đây 60 năm, khi huyện Tân Lạc mới được thành lập, đa số người dân chưa biết chữ; đội ngũ cán bộ từ huyện đến xã có rất ít người học đến lớp 4, còn lại hầu hết ở trình độ người biết đọc, biết viết. Giai đoạn này, toàn huyện có 6 trường với 16 lớp học, gần 500 học sinh và trên 20 giáo viên. Nhiều phong trào thi đua "Dạy tốt – học tốt” đã được phát động và diễn ra sôi nổi, liên tục như: "Tích cực thi đua dạy tốt, học tốt, đuổi kịp và vượt Bắc Lý”, "Thi đua học tập và tiến kịp xã Thu Phong”... đã từng bước đưa Tân Lạc trở thành điểm sáng của ngành giáo dục tỉnh Hòa Bình và các tỉnh miền núi phía Bắc. Minh chứng rõ nét đó là năm 1985, xã Ngổ Luông được phong tặng danh hiệu "Anh hùng lao động ngành giáo dục”.

“30 phút vàng” - mô hình giáo dục đoàn viên, thanh niên hiệu quả

(21/12/2017)
"Một thành tích đáng ghi nhận của tuổi trẻ toàn tỉnh trong nhiệm kỳ 2012- 2017 đó là đã xây dựng và nhân rộng được nhiều mô hình giáo dục thanh, thiếu niên hiệu quả, sáng tạo. Đáng chú ý đó là mô hình "30 phút vàng” của trường PTDTNT THPT tỉnh. Thông qua "30 phút vàng”, không chỉ giúp Đảng ủy, Ban giám hiệu (BGH), BCH Đoàn trường nắm bắt, phản ánh tình hình tư tưởng mà còn góp phần định hướng dư luận trong thanh, thiếu niên” - anh Bạch Thanh Chương, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh Đoàn cho biết.

Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Hội Khuyến học

(19/12/2017)
Ngày 19/12, Hội Khuyến học tỉnh Hòa Bình đã tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Hội Khuyến học tỉnh Hòa Bình và sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 10 của UBND tỉnh về “Tiếp tục đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”. Dự lễ kỷ niệm có đồng chí Phạm Thị Hòe, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam; Nhà giáo ưu tú Trần Luyến, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Sơn La, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam. Về phía tỉnh ta có đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Hòa Bình - 20 năm xây dựng và phát triển

(14/12/2017)
LTS: Năm 1997, Trung tâm Giáo dục thường xuyên (GDTX) tỉnh Hòa Bình được thành lập, khi đó chỉ có 16 cán bộ, giáo viên, nhân viên; cơ sở vật chất bó hẹp trong khuôn viên hơn 1.700 m2, gồm 7 phòng học, làm việc, thực hành. Vượt lên nhiều khó khăn, được sự quan tâm của UBND tỉnh, Sở GD&ĐT, Trung tâm GDTX tỉnh ngày càng phát triển và lớn mạnh với đội ngũ cán bộ, giáo viên hiện nay có 45 đồng chí (100% trình độ đạt chuẩn, 5 đồng chí trình độ thạc sỹ, 3 đồng chí đang học thạc sỹ). Cơ sở vật chất của Trung tâm được đầu tư xây dựng khang trang trên tổng diện tích gần 5.000 m2, bước đầu đáp ứng tốt việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà trường. Nhân dịp Trung tâm GDTX tỉnh kỷ niệm 20 năm thành lập, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Lê Nam Thanh, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Trung tâm.

Hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc

(14/12/2017)
Xuất phát từ nhu cầu thực tế nhiều cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang công tác tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhưng không biết nói tiếng dân tộc, chưa hiểu rõ bản sắc văn hóa của đồng bào Thái, Mông, Mường... ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công việc nên từ năm 2010, Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh (TTGDTX) chính thức mở lớp đào tạo tiếng Thái và tiếng Mông. Sau 7 năm, TTGDTTX tỉnh mở được 19 khóa đào tạo khoảng 1.243 học viên, góp phần quan trọng giúp cán bộ các ngành hoàn thành tốt nhiệm vụ tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hiển thị 841 - 860 of 1.787 kết quả.