ListNewByCategory

Hội thảo dạy thử nghiệm sách giáo khoa theo mô hình trường học mới.

(18/02/2011)
Trong 2 ngày 16 và 17/2, tại trường tiểu học Kim Đồng (TPHB) Bộ GD&ĐT tổ chức Hội thảo dạy thử nghiệm sách giáo khoa theo mô hình trường học mới. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển chủ trì Hội thảo. Tham dự hội thảo có nhóm tác giả, các nhà nghiên cứu, quản lý sách giáo khoa, lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT thành phố và các giáo viên trường Tiểu học Kim Đồng.

Giao lưu giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi lần thứ nhất năm 2011

(17/02/2011)
Trong 2 ngày 15 và 16/2, tại trường tiểu học xã Yên Lạc, huyện Yên Thủy, Sở GD&ĐT đã tổ chức giao lưu trao đổi, học tập kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp giỏi trong phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 2010 – 2011. Tham gia giao lưu có 157 giáo viên chủ nhiệm (GVCN) xuất sắc đến từ các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT, PTDTNT và trung tâm GDTX 11 huyện, thành phố.

Mai Châu: Nhiều khó khăn trong tạo việc làm cho thanh niên nông thôn

(16/02/2011)
Huyện Mai Châu hiện có khoảng 5,2 vạn dân số Với dân số toàn huyện khoảng 52.000 khẩu, trong đ ó, độ tuổi từ 1 - 15 tuổi chiếm 34%, độ tuổi từ 16 - 58 tuổi chiếm gần 50%, dân tộc Thái chiếm 65%, dân tộc Kinh chiếm 15%; Mỗi năm có khoảng 1600 lao động thanh niên tìm việc làm mới hoặc tìm việc làm tại chỗ.

Bước trưởng thành của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh ta

(14/02/2011)
Đến bất cứ ngôi trường nào trên địa bàn tỉnh ta, dù là ở xã Hang Kia-Pà Cò (Mai Châu), Quý Hoà (Lạc Sơn), Cao Răm (Lương Sơn), Đồng Nghê (Đà Bắc) hay các trường thuận lợi ở thị trấn Mường Khến (Tân Lạc), xã Yên Lạc (Yên Thuỷ) đều thấy bước trưởng thành vượt bậc của đội ngũ nhà giáo. Chính đội ngũ này đã và đang đóng góp có hiệu quả cho sự nghiệp “trồng người” tỉnh ta.

Trường tiểu học Kim Bôi: Điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt học tốt

(08/02/2011)
Gần 25% học sinh trong gia đình thuộc diện hộ nghèo, 16 em tàn tật và mồ côi, nhiều em phải vượt 4 - 5 km đến trường, ngày học hai ca trong những phòng học đã xuống cấp nghiêm trọng... Vượt qua tất cả những khó khăn đó, tập thể thầy và trò trường TH Kim Bôi (Kim Bôi) vẫn thi đua dạy tốt học tốt, trở thành một điểm sáng trong phong trào hiếu học.

Gieo chữ trên đỉnh gió ngàn

(08/02/2011)
Ở độ cao 1.800 m so với mặt nước biển, Pù Bin là một trong 7 xã nghèo nhất của huyện Mai Châu, Hòa Bình với con đường độc đạo được mệnh danh “đường không mộ”.

Cô giáo tận tâm với nghề

(08/02/2011)
Hơn 20 năm gắn bó với nghề giáo, cũng là thời gian cô giáo Ngô Thị Minh Nguyệt, giáo viên bộ môn Văn, trường THCS Hữu Nghị hết lòng với mỗi học sinh, với từng bài giảng. Không chỉ làm tốt công tác chuyên môn, những năm qua, cô Nguyệt luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ đựơc giao với tinh thần trách nhiệm cao. Là một trong số những tấm gương tiêu biểu trong phong trào “Giỏi việc nước- đảm việc nhà” của ngành Giáo dục TP Hòa Bình.

Niềm vui trong những ngôi trường mới

(28/01/2011)
“Sang năm học mới, trường THPT Yên Hòa (Đà Bắc) sẽ có trường mới với 10 phòng học, 12 phòng công vụ cho giáo viên. Tình trạng đi học nhờ từ hơn 10 năm nay chấm dứt. Có trường mới là động lực lớn để thầy, trò nhà trường phấn đấu nâng cao chất lượng dạy và học” – Thầy Hiệu trưởng Bùi Minh Đức đã chia sẻ đầy xúc động về ngôi trường đang xây dựng.

Trường tiểu học TT Chi Nê: “Dẫn” đầu khối giáo dục tiểu học của tỉnh

(27/01/2011)
Với tổng diện tích rộng trên 6.000 m2, trường tiểu học TT Chi Nê (Lạc Thuỷ) có khuôn viên rộng rãi, sạch đẹp, lớp học khang trang và các phòng chức năng được đầu tư trang thiết bị hiện đại... Cô giáo Nguyễn Thị Tư, Hiệu trưởng nhà trường phấn khởi chia sẻ: Năm học 2009 – 2010, trường vinh dự đón hiệu trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và tiếp tục phấn đấu đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 trong thời gian tới.

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

(24/01/2011)
Thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 9/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tập trung chỉ đạo, phối hợp tuyên truyền lồng ghép thông qua các phương tiện: Đăng tải trên tài liệu “Thông tin sinh hoạt chi bộ” phát hành 4.500 cuốn/tháng phục vụ sinh hoạt Đảng ở cơ sở và tuyên truyền thông qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của Đảng.

Rét đậm, rét hại - quan trọng nhất là sức khỏe của học sinh

(21/01/2011)
Nếu ở TPHB, không thể cảm nhận đủ cái rét cắt da, cắt thịt tại các xã vùng cao của huyện Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc, Lạc Sơn (trong ngày 11/1). Đợt rét khắc nghiệt đã diễn ra từ đầu tháng 1 đến nay vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc... Mỗi tối, mỗi sáng nghe bản tin thời tiết, các bậc phụ huynh học sinh lại lo lắng cho ngày đến trường của con, em mình

Tình hình triển khai thực hiện dự án xây dựng Trung tâm văn hoá thanh thiếu niên tỉnh Hoà Bình

(21/01/2011)
Thực hiện Quyết định số 3142/QĐ-UBND, ngày 31/12/2008 của UBND tỉnh Hoà Bình về việc phê duyệt dự án “Xây dựng Trung tâm văn hoá thanh thiếu niên” do tổ chức Good Neighbours International (GNI)- Hàn Quốc tài trợ. Năm qua, Tỉnh Đoàn Hoà Bình đã phối hợp chặt chẽ với tổ chức GNI tích cực triển khai các nội dung của dự án.

Đẩy mạnh cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”

(18/01/2011)
Thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ về “Chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục”, 4 năm qua ngành Giáo dục & Đào tạo tỉnh ta đã nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh; sự phối hợp của các cấp, các ngành và ủng hộ nhiệt tình của đông đảo cán bộ, giáo viên, học sinh-sinh viên và nhân dân các dân tộc. Nhờ vậy cuộc vận động đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần lập lại kỷ cương trường lớp, đánh giá đúng và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục.

Toàn tỉnh có 112 trường đạt chuẩn Quốc gia

(17/01/2011)
Trong những năm qua, công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia ở tỉnh ta bước đầu đạt được nhiều kết quả khả quan, tạo điều kiện cơ bản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh có 112 trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT đạt chuẩn Quốc gia. Các trường đạt chuẩn Quốc gia đã góp phần rất quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của tỉnh.

Quan tâm thực hiện phổ cập giáo dục mầm non

(14/01/2011)

Hiện nay, toàn tỉnh có 216 trường mầm non, có 48.438 trẻ đến trường, lớp mầm non năm học 2009-2010, tăng 2.972 trẻ so với năm học trước. Tỷ lệ trẻ mẫu giáo 5 tuổi học trường công lập đạt 99,9%; trẻ khuyết tật hòa nhập đạt 78,8%. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em cũng ngày càng được nâng lên. Toàn tỉnh có 32.032 trẻ được nuôi dưỡng tại trường đạt tỷ lệ 66%; tỷ lệ suy dinh dưỡng tuổi nhà trẻ giảm còn 8,24%, tuổi mẫu giáo giảm 8,27%. Có 34 trường mầm non thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới, đạt tỷ lệ 15,7%. Số trường được đầu tư thiết bị công nghệ thông tin: 183 trường, đạt 84,7%, trong đó có 140 trường kết nối Internet.

Chuyển biến trong chất lượng giáo dục của một trường vùng cao huyện Đà Bắc

(07/01/2011)
Từ trung tâm huyện, để lên đến trường tiểu học Tân Pheo A (xã Tân Pheo- Đà Bắc) mất gần 2h đồng hồ. Cũng giống như nhiều trường vùng cao khác trong huyện, trường tiểu học Tân Pheo A còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học. Cô giáo Bùi Thị Chất, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Các phòng chức năng hầu như chưa đáp ứng được yêu cầu như: thực hành tin học, thư viện, hội đồng… Tuy nhiên, được sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, chính quyền, ngành giáo dục, đội ngũ giáo viên luôn yêu nghề, mỗi thầy, cô giáo luôn là tấm gương tự học, trau dồi kiến thức, các em học sinh tích cực trong học tập nên những năm gần đây, chất lượng giáo dục của nhà trường đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Công đoàn trường tiểu học Quý hòa (Lạc Sơn): Chăm lo thiết thực đời sống cán bộ, giáo viên

(04/01/2011)
Cô giáo Trần Thị Bảy, Chủ tịch công đoàn trường tiểu học Quý Hòa (Lạc Sơn) cho biết: Nhà trường đã coi CVĐ “ Kỷ cương - tình thương - trách nhiệm” gắn với chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên. Từ đó, công đoàn nhà trường vận động cán bộ, giáo viên thực hiện nghiêm pháp luật của Nhà nước, chấp hành tốt quy chế của ngành, nội quy, quy chế của nhà trường. Các giáo viên của trường luôn giúp đỡ nhau trong công tác và cuộc sống. Riêng phong trào thi đua “Hai tốt”, ngoài việc tổ chức hội giảng, thăm lớp, dự giờ, Ban giám hiệu nhà trường đặc biệt chú trọng quản lý nề nếp giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh.

Ngành Giáo dục: Quan tâm phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

(31/12/2010)
Thực hiện Chỉ thị số 40/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, 5 năm qua, công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục tỉnh đạt được nhiều kết quả khả quan. Năm học 2010-2011, toàn tỉnh có 721 đơn vị, trường học; 185.965 học sinh, sinh viên, 20.312 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Thời gian qua, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được tiến hành rà soát, từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng bảo đảm đủ số lượng và cân đối về cơ cấu, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đạo đức cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng đề án rõ ràng, chặt chẽ, dân chủ, khách quan trong việc tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ cán bộ giáo viên. Kết quả, đối với trường Cao đẳng sư phạm và giáo dục chuyên nghiệp, giáo viên trên chuẩn đạt từ 34% - 40,5%; giáo dục mầm non tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trở lên chiếm 92%;. giáo dục tiểu học, trình độ trên chuẩn chiếm 44,1% (tăng 26,22%); cấp THCS trên chuẩn đạt 25,7% (tăng 15,86%); giáo dục THPT, trình độ trên chuẩn đạt 3,34%; các trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện, liên xã đạt 35,8%.Trong 16.900 cán bộ quản lý, giáo viên được đánh giá, xếp loại (1693 cán bộ quản lý và 15.206 giáo viên của năm học 2009 - 2010), tỷ lệ cán bộ quản lý được xếp loại xuất sắc, khá chiếm 97,7% (đối với giáo viên chiếm 96,7%).

Trường tiểu học thị trấn Mai Châu (Mai Châu) : Dẫn đầu chất lượng phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt”

(30/12/2010)
Trong những năm qua, được sự quan tâm Huyện uỷ, chính quyền, đặc biệt là của phòng GD-ĐT huyện Mai Châu luôn tạo mọi điều kiện giúp trường tiểu học thị trấn Mai Châu có những bước đi vững chắc, phát triển toàn diện các ngành học, nâng cao chất lượng dạy và học cho các em học sinh.

Công tác giáo dục lý luận chính trị năm 2010

(30/12/2010)
Năm 2010, Trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thành phố đã tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên ở cơ sở; gắn nội dung công tác giáo dục lý luận chính trị ở cơ sở với thảo luận góp ý vào văn kiện phục vụ đại hội Đảng các cấp; góp phần thiết thực vào thực hiện thắng lợi và thành công đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng.

Trường Chính trị tỉnh hoàn thành tốt nhiệm vujnawm 2010

(29/12/2010)
Năm 2010 mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác mở lớp, điều hành giảng dạy. Song với sự đoàn kết nhất trí, nỗ lực phấn đấu khắc phục khó khăn của cán bộ, công chức, viên chức nhà trường đã tiến hành mở và điều hành giảng dạy 43 lớp với tổng số 2.658 học viên. Trong đó hệ đào tạo 18 lớp, đạt 257% so với kế hoạch được giao. Nhà trường đã tổ chức bế giảng 5 lớp hệ đào tạo với 310 học viên, 100% học viên tốt nghiệp, trong đó trên 70% đạt khá, giỏi. Mở mới 25 lớp hệ bồi dưỡng, đạt 95,6% kế hoạch. Ngoài ra, nhà trường còn phối hợp với huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thuỷ mở 6 lớp bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho cán bộ lãnh đạo quản lý cấp xã với 132 học viên, 3 lớp bồi dưỡng cán bộ hành chính văn phòng với 66 học viên, 3 lớp bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp hành chính với 66 học viên, 10 lớp bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho trưởng thôn với 270 học viên thuộc các xã hưởng dự án PS-ARD. Khoa Dân vận của trường tham gia giảng dạy một số chuyên đề cho 49 lớp với 3.430 học viên thuộc chương trình 135 do Ban Dân tộc mở tại các xã vùng 135. Đồng thời, nhà trường tiếp tục quản lý, phục vụ giảng dạy học tập lớp Cao cấp lý luận chính trị- Hành chính khoá VIII với 119 học viên và 2 lớp Đại học Hành chính hệ vừa học vừa làm với 250 học viên của tỉnh mở tại trường.

Hiệu quả của công tác khuyến học tỉnh

(23/12/2010)
Đến nay 100% Hội Khuyến học các Huyện, thành phố đã được kiện toàn và đi vào hoạt động có hiệu quả. Hầu hết các xã, phường, thị trấn, thôn, bản đều có Hội Khuyến học. Với mạng lưới rộng khắp, Hội Khuyến học tỉnh thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích học sinh tài năng; hỗ trợ, động viên học sinh nghèo, giúp đỡ các giáo viên gặp khó khăn; kịp thời động viên giáo viên và học sinh có thành tích cao trong dạy và học...

Trường tiểu học Thị trấn Bo: Lá cờ đầu khối giáo dục Tiểu học của tỉnh

(23/12/2010)
Cô giáo Mai Thị Xoan, hiệu phó trường tiểu học thị trấn Bo (TT Bo – Kim Bôi) phấn khởi cho biết: Những năm gần đây, nhờ thực hiện tốt các CVĐ của Bộ Giáo dục và Đào tạo như: “Hai không”, “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”… và tiếp tục thực hiện chủ đề của năm học là “Đổi mới trong quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” nên nhà trường đã đạt được thành tích nổi bật. Năm học 2009 – 2010, trường vinh dự được UBND tỉnh trao lá cờ đầu của khối giáo dục tiểu học của tỉnh.

Tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TƯ về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

(22/12/2010)
Ngày 21/12, Sở GD&ĐT tỉnh đã tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TƯ ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư TƯ Đảng và Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/1/2005 của Thủ tướng Chính phủ về “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”.

Trên 20 vạn lượt người tham gia hoạt động tại TTHTCĐ

(21/12/2010)
Toàn tỉnh hiện có 210/210 xã, phường, thị trấn xây dựng được trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ), trong đó, 65 TTHTCĐ có trụ sở riêng; 48 TTHTCĐ đã mở tài khoản hoạt động; 103 TTHTCĐ có máy vi tính, phục vụ khai thác tài liệu hoạt động chuyên đề; 96 TTHTCĐ có tủ sách cộng đồng.

Nhìn lại 10 năm xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia

(21/12/2010)
10 năm qua, được sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền các cấp, sự cố gắng nỗ lực của các cấp quản lý giáo dục, của đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên và toàn thể nhân dân các dân tộc trong tỉnh, tỉnh ta đã xây dựng được 112 trường đạt chuẩn quốc gia đạt tỷ lệ 16%, trong đó có 19 trường mầm non đạt tỷ lệ 8,6%; 63 trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia (trong đó 61 trường đạt chuẩn mức độ 1và 2 trường đạt chuẩn mức độ 2) đạt tỷ lệ 29%; 27 trường Trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia đạt tỷ lệ 13%; 3 trường Trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia đạt tỷ lệ 7,9%.

Giáo dục Nật Sơn đang có nhiều bước chuyển mới

(20/12/2010)
Từng là xã 135, xã vùng sâu còn nhiều khó khăn nhưng Nật Sơn (Kim Bôi) đã có những quan tâm đặc biệt đối với sự nghiệp giáo dục. Đặc biệt, các trường trên địa bàn đã thể hiện được nội l ực và tinh thần vượt khó rất đáng ghi nhận…

Nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học

(17/12/2010)
Năm học 2010-2011, tiếp tục thực hiện Cuộc vận động "Hai không", "Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo" gắn với phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", trường THPT Kỳ Sơn đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy-học và đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Thị trấn Bo tập trung chăm lo, giáo dục thế hệ trẻ

(17/12/2010)
Thị trấn Bo (Kim Bôi) có gần 600 trẻ em. Theo ông Phạm Hồng Chuyên, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Bo, trước năm 1990, tình hình ANTT trên địa bàn luôn ổn định. Khi sự giao lưu về kinh tế, văn hoá ngày càng phát triển, trên địa bàn đã xuất hiện một vài đối tượng nghiện ma tuý từ nơi khác dạt về.

Hoạt động giao lưu, kết nghĩa tại 3 trường tiểu học huyện Lạc Sơn.

(17/12/2010)

Nhằm đẩy mạnh phong trào “Xậy dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở các cấp học trong tỉnh. Vừa qua, phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Lạc Sơn đã tổ chức buổi giao lưu kết nghĩa giữa 3 trường ở cả vùng thuận lơi và khó khăn trên địa bàn 3 xã của huyện: Trường Tiểu học Bình Cảng, Trường Tiểu học Vũ Lâm, Trường Tiểu học Ngọc Sơn.

Tân Lạc: Nhiều hoạt động thiết thực vì trẻ em

(16/12/2010)
Ông Phạm Khắc Dũng, Phó phòng LĐ-TB&XH huyện Tân Lạc cho biết: Thời gian đầu, khi bộ phận chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em được sáp nhập vào ngành LĐ-TB&XH đã có sự xáo trộn trong khâu tổ chức, nhiều nơi, đội ngũ cán bộ làm công tác này chủ yếu là kiêm nhiệm, không chuyên sâu và thường xuyên thay đổi nên phần nào đã ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.

Huyện Cao Phong: kiên trì nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo

(15/12/2010)
Trong 5 năm lại đây, chất lượng giáo dục huyện Cao Phong đã có những bước chuyển nhất định. Cùng với thành tựu chung của giáo dục Mường Thàng trong phong trào thi đua “Hai tốt”, thực hiện có hiệu quả các CVĐ, trong đó có CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là sự trưởng thành, lớn lên của đội ngũ nhà giáo.

Thành phố Hoà Bình: Quan tâm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

(10/12/2010)

Trong những năm qua, Phòng Giáo dục-Đào tạo thành phố đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực nhằm thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" gắn với cuộc vận động "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo".

Trao đổi kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục mỹ thuật cấp tiểu học

(08/12/2010)
Sáng 6- 12, Hội thảo quốc gia về giáo dục mỹ thuật cấp tiểu học khai mạc tại Hà Nội. Trong hai ngày 6 và 7- 12, 150 đại biểu đến từ 29 tỉnh, thành phố và một số chuyên gia quốc tế sẽ trao đổi kinh nghiệm trong việc thực hiện các quy trình dạy và học mỹ thuật tương tác và lấy người học làm trung tâm.

Đẩy mạnh công tác dạy nghề cho lao động nông thôn

(08/12/2010)
Tỉnh ta được đánh giá là địa phương triển khai khá tốt các bước tiền đề cho thực hiện QĐ 1956 về dạy nghề cho nông dân. Hiện 11 huyện, TP đều đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án cấp huyện

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự phát triển và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

(06/12/2010)
GD& ĐT là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đây chính là quan điểm xã hội hoá giáo dục, thể hiện trên hai mặt toàn dân học tập và toàn dân chăm lo sự nghiệp giáo dục, toàn dân làm giáo dục và xây dựng một xã hội học tập. Mọi người đều được học tập suốt đời, có sự phối hợp của nhiều ngành, cơ quan, đoàn thể cùng tham gia; tích cực đóng góp trí tuệ và nhân tài, vật lực cho GD&ĐT. Phát triển GD&ĐT phải gắn với nhu cầu phát triển KT-XH của tỉnh, đất nước.

Làm tốt công tác XHH giáo dục

(02/12/2010)
Trong thời gian qua, Trung tâm GDTX huyện Kim Bôi đã mở có bước chuyển mình nhờ làm tốt công tác xã hội hóa GD. Đến nay đã mở được 68 lớp với 2866 học viên, trong đó có hơn 500 học viên là đối tượng người lao động từ 18 tuổi trở lên; mở 35 lớp nghề cho người lao động với 977 học viên, gồm các nghề: Điện dân dụng, chăn nuôi thú y, may công nghiệp, may gia đình, thêu ren..., đã giới thiệu cho 433 học viên có việc làm tại các công ty, liên kết với trường trung cấp nghề Hoà Bình, trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh tạo việc làm ổn đinh cho 173 học viên.

Đoàn TN trường THPT Công Nghiệp - cơ sở đoàn vững mạnh

(01/12/2010)
Đoàn TN Trường THPT Công Nghiệp hiện có trên 1.000 ĐV -TN, trong đó có hơn 400 đoàn viên, sinh hoạt tại 26 chi đoàn học sinh, 1 chi đoàn giáo viên. Cùng với bề dày 40 năm xây dựng và trưởng thành của nhà trường, Đoàn TN đã từng bước khẳng định vị trí trong phong trào dạy và học, là một trong những đơn vị dẫn đầu về phong trào đoàn khối THPT của tỉnh.

Qua 5 năm thực hiện đề án “Xây dựng Xã hội học tập” ở tỉnh ta

(28/11/2010)
Ngày 18-5-2008, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 112/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010”. Đây là Đề án có ý nghĩa quan trọng đối với cả nước nói chung, nhất là đối với những tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn như tỉnh ta. Thực tế cho thấy, Đề án đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho hàng triệu lượt người dân ở mọi lứa tuổi và mọi trình độ được học tập thường xuyên góp phần quan trọng vào việc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn toàn tỉnh.

Trường tiểu học Lê Văn Tám (TPHB): Khẳng định vị thế dẫn đầu khối giáo dục tiểu học của tỉnh

(26/11/2010)
Trường tiểu học Lê Văn Tám (TPHB) được tách ra từ trường PTCS chuyên Phương Lâm từ tháng 8/1994. Trong nhiều năm qua, nhà trường không ngừng phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục. Nhiều năm liền trường vinh dự được tặng danh hiệu “Trường tiên tiến xuất sắc”. Nhà trường luôn dẫn đầu trong các phong trào dạy và học cũng như các phong trào đoàn, đội, văn hóa, văn nghệ.... được các cấp, ngành và Hội cha mẹ học sinh tin tưởng, đồng tình ủng hộ.

TTHTCĐ xã Quý Hoà: Đáp ứng nhu cầu học tập của mọi người dân

(24/11/2010)
Là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Lạc Sơn, trong những năm qua, Cấp uỷ, chính quyền xã Quý Hòa đã có nhiều nỗ lực lãnh đạo phát triển KT -XH, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên và xuất phát điểm về kinh tế thấp nên Quý Hoà vẫn gặp nhiều khó khăn.

Hùng Tiến - nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục

(23/11/2010)
(HBĐT) - Những năm qua, sự nghiệp GD&ĐT của xã Hùng Tiến (huyện Kim Bôi) đã nhận được sự đầu tư, quan tâm đáng kể của các cấp, ngành. Trong đó, điều ghi nhận chính là chăm lo về cơ sở vật chất cho 3 trường mầm non, tiểu học và THCS.

Động lực của phong trào thi đua hai tốt

(23/11/2010)
Công đoàn giáo dục huyện Yên Thủy, hiện có 1.458 đoàn viên, sinh hoạt tại 41 công đoàn cơ sở trường học và cơ quan phòng GD & ĐT. Trong những năm học qua, công đoàn ngành giáo dục đã thường xuyên phối hợp chặt chẽ với chính quyền, làm tốt công tác vận động đoàn viên và lao động phát huy dân chủ, bàn bạc các biện pháp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của ngành.

Trường THPT Công Nghiệp Hòa Bình 40 năm xây dựng và trưởng thành

(22/11/2010)
Trường THPT Công Nghiệp Hoà Bình tiền thân là trường Thanh niên vừa học, vừa làm TXHB được thành lập ngày 27/8/1970. Ngay trong những ngày đầu thành lập tuy chỉ có một lớp 10 với 30 học sinh và 8 giáo viên thỉnh giảng, một dãy nhà lớp học đơn sơ, một xưởng trường nhưng thầy và trò nhà trường đã bắt tay vào thực hiện tốt nhiệm vụ: vừa học tập, vừa lao động sản xuất.

20/11: Mơ áo lành, chăn cũ cho học sinh vùng lũ

(19/11/2010)
Tóc cháy vàng, nước mũi ròng ròng, những đứa trẻ ở huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) phong phanh trong cái rét cứa da thịt của gió đổi mùa. Cái ăn còn không đủ, cha mẹ chúng đành trông đợi những chuyến hàng cứu trợ để con họ có manh áo ấm, dù là cũ.

Hiển thị 1.561 - 1.620 of 1.790 kết quả.